Đêm mưa Huế - nhớ Trịnh Công Sơn

08:59 31/03/2011
Tối ngày 30/3, tại Cung An Định, Huế - quê hương của cố nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn đã diễn ra đêm nhạc 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”.

Trong không gian cổ kính của Cung An Định và trên nền trời đêm Huế đầy mưa, dường như những ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn càng thấm vào lòng người hơn lúc nào hết, bởi gần như những ca khúc này được nhạc sỹ sáng tác tại Huế, viết về những cơn mưa và mảnh đất này.

Ca sỹ Anh Bằng, Đức Tuấn, Lân Nhã
với ca khúc "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui"


Đêm nhạc được dạo đầu bằng clip bài hát “Như một lời chia tay” qua giọng hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn “Những hẹn hò từ nay khép lại/ Thân nhẹ nhàng như mây/ Chút nắng vàng chiều nay cũng vội/ Khép lại từng đêm vui...” và ca khúc "Hạ trắng” do nghệ sỹ saxophone Trần Mạnh Tuấn hòa tấu đã mở đầu đêm nhạc 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn. Chương trình được nối tiếp với các ca khúc “Xin mặt trời ngủ yên”, Người về bỗng nhớ”, Rơi lệ ru người”, Mưa hồng”, “Em đi bỏ mặc con đường”, “Biết đâu nguồn cuội”, “Tình nhớ”, Ru ta ngậm ngùi”, “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”, “Sóng về đâu”, Lời mẹ ru”, “Em hãy ngủ đi”, “Yêu dấu tan theo” qua sự thể hiện của các ca sỹ Cẩm Vân, Anh Bằng, Viết Thanh, Nguyên Thảo, Lân Nhã, Phương Linh, Thu Minh, Đức Tuấn, Mỹ Linh, Uyên Linh...

Nghệ sỹ saxophone Trần Mạnh Tuấn với "Hạ trắng”


Ngoài các ca sỹ chuyên nghiệp, đêm nhạc còn có sự tham gia của một người Mỹ yêu nhạc Trịnh Công Sơn, đó là kyle Aaron, và đặc biệt khán giả được nghe tiếng hát của Tịnh Uyên - người vừa đạt giải nhất cuộc “Giọng hát hay nhạc Trịnh Công Sơn” do Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức từ 26 đến 29/3 vừa qua.

Nhà văn, dịch giả Bửu Ý tâm tình về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn


Trong đêm nhạc, những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn đã được nghe nhà văn, dịch giả Bửu Ý - người bạn thân của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn tâm tình những kỷ niệm, tình yêu của chàng trai họ Trịnh và những mối tình với các cô gái Huế. Thời ấy, ở Huế, trai gái yêu nhau khó thoát ra khỏi vòng lễ giáo của gia đình, chàng trai họ Trịnh cũng vậy, yêu rất nhiều nhưng tình yêu chỉ là “tình yêu hương hoa”. Nhà văn kể chuyện tình yêu của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn thời ấy: “Chuyện tình yêu nhiều lắm là nhìn người yêu qua cầu, đi dưới hàng long não. Đi giữa phố hẹn hò, nói là nói hàng long não, hàng cây muối, hay là hàng phượng bay... nói thì nói vậy thôi, chứ cả đôi mà cùng đi... khó lắm. Cho nên tình yêu của Trịnh Công Sơn... có thể nói là tình yêu hương hoa... Cầm tay là đã rất khó rồi, đừng nghĩ đến chuyện đi xa hơn chuyện cầm tay...”.


Tịnh Uyên - “Giọng hát hay nhạc Trịnh Công Sơn” e ấp "Một chiều kia có người tình trẻ/ Đi lang thang quanh ngôi thành cổ/ Từ bờ môi hát lên nhè nhẹ/ Từ lời ca rớt thành cơn mưa..." trong ca khúc "Níu tay nghìn trùng"


Tại đây, những người yêu nhạc cũng đã được nghe nhà văn Nguyễn Quang Sáng kể về những kỷ niệm với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn trong chuyến đi lưu diễn ở Pháp và ông cũng rất xúc động khi tại quê hương nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã có con đường mang tên nhạc sỹ, ông nói: ”Nay ở Huế đã có con đường mang tên Trịnh Công Sơn. Tôi vừa đi thăm, con đường có những quán cà phê, quán nhậu mang tên những bài hát của Trịnh Công Sơn. Ở con đường Trịnh Công Sơn, cà phê như ngon hơn, rượu như ngon hơn và lãng mạn như tâm hồn Trịnh Công Sơn...”.


Nhà văn Nguyễn Quang Sáng kể những kỷ niệm với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn


Trên nền trời Huế mưa càng lúc càng nặng hạt, nhưng không vì thế mà ngăn nổi những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn. Trong khán trường chật kín chỗ ngồi, phía bên ngoài rất đông khán giả dầm mưa để nghe nhạc Trịnh, và trên sân khấu, các ca sỹ đã hát hết mình để phục vụ khán giả. Đêm nhạc đã khép lại, tất cả mọi người cùng hát vang ca khúc “Nối vòng tay lớn” “Rừng núi dang tay nối lại biển xa/ Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà/ Mặt đất bao la, anh em ta về/ Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng/ Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam...” trong đêm mưa, nhớ nhạc sỹ tài hoa - người con của Huế đã 10 năm đi xa...

Dưới đây là những hình ảnh
đêm nhạc 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn tại Huế


PV













Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều ngày 07/05, tại Art Gallery Café Sông Như số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế, đã khai mạc triển lãm phòng tranh Mộng Du.

  • “ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua),  đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.

  • Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).

  • Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật  chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...

  • Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.

  • Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...

  • Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .

  • Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn  nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.

  • Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.

  • Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.

  • Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.

  • Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.

  • Trong không khí sôi nổi của các hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2009), Trung tâm BTDT CĐ Huế sẽ tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình.

  • Sáng ngày 22-3, nhận lời mời của tạp chí Văn hóa Quân sự (cơ quan thường trú Miền Trung-Tây Nguyên) và  Hội Nhà văn Đà Nẵng, nhóm anh em văn nghệ sỹ Huế trên 20 người gồm các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhạc sỹ và nghệ sỹ trình diễn...  đã đến tham dự chương trình thơ, nhạc, triển lãm ảnh với chủ đề: “Hội ngộ Hải Vân Quan” tại đỉnh đèo Hải Vân.

  • Nhân kỷ niệm 140 năm ngày danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam và khai sinh hiệu ảnh Cảm Hiếu đường, hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam, kỷ niệm 56 năm ngày ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật- Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Phòng Văn hoá Thông tin thành phố Huế tổ chức khai mạc 2 phòng triển lãm ảnh "Gia đình Việt Nam xưa" và triển lãm các  "Tác phẩm được giải thưởng qua thời kỳ trong suốt 30 năm qua".

  • Tập tranh Sông Hương của họa sĩ Gérald Gorridge, giảng viên Đại học Hình ảnh Angouleme, được ra mắt ngày 9/3 tại trụ sở Hội người Việt Nam tại Pháp ở Paris.

  • NGUYỄN KHÁC PHÊ (Đọc “Nửa vòng đất lạ buồn vui xứ người” của Bảo Cường)  Tôi tin là Bảo Cường không tự ái khi bị (hay “được”) gọi là “nghệ sĩ hát rong”.  Vì không dễ có được danh hiệu này. Người nghệ sĩ không hề bị trói buộc, chẳng hề ra giá “cát-sê”, gần gũi với nhiều tầng lớp công chúng ở mọi phương trời mới  được tặng danh hiệu dân dã mà đáng yêu  đó.

  • Sáng ngày 17 - 2 - 2009, Tạp chí Sông Hương phối hợp cùng Hội Nhà văn TT. Huế tổ chức buổi ra mắt tập truyện ngắn đầu tay của tác giả Nguyễn Đặng Mừng: Bóng chiều hôm (Nxb Hội Nhà văn, 2009). Đến dự có đông đảo các nhà văn, dịch giả, những người có uy tín trong hoạt động văn học nghệ thuật như: Trần Thùy Mai, Nguyễn Khắc Thạch, Tô Nhuận Vỹ, Bửu Ý, Thái Kim Lan, Đặng Tiến…