Đệ tử xuất sắc của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

14:40 30/03/2017

Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông là người vạch ra phương hướng và đặt viên đá đầu tiên, nhưng người đứng ra hoàn thành xuất sắc hoài bão ấy chính là Tổ sư Pháp Loa.

Toàn cảnh hội thảo.

Ngày 29/3, tại Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt - chùa Vĩnh Nghiêm (tỉnh Bắc Giang), Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo khoa học: "Đệ nhị Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Pháp Loa với việc kế thừa và phát triển di sản văn hóa Thiền Phái Trúc Lâm" nhân kỷ niệm 687 năm ngày Tổ sư Pháp Loa viên tịch (3/3/1330 – 3/3/2017).

Theo PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Phó chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hội di sản Văn hoá Việt Nam, Hội thảo khoa học: "Đệ nhị Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Pháp Loa với việc kế thừa và phát triển di sản văn hóa Thiền Phái Trúc Lâm" nhằm một lần nữa góp phần khẳng định công lao to lớn của Thiền sư Pháp Loa trong việc xây dựng và phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, làm sáng tỏ hơn nữa các tư liệu, các sự kiện có liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp của Ngài. 

Trình bày tham luận tại Hội thảo, PGS. TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho biết: "Tổ sư Pháp Loa là vị chân tu thấu hiểu lẽ biến dịch của trời đất và bằng quan điểm "nhập thế" tiến bộ của Đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông. Ngài đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa đạo pháp và nhân sinh, góp phần xây dựng và phát triển mô hình Phật giáo Trúc Lâm mang đậm nét bản sắc văn hóa Đại Việt. Đệ nhị Tổ Pháp Loa bắt đầu sự nghiệp với tâm nguyện vô cùng trong sáng là: "Chư Phật và Bồ Tát có những hạnh nguyện nào, tôi xin học và thực hành theo, dù chúng sinh khen hay chê, dù khinh hay trọng, dù bố thí hay cướp đoạt, khi mắt thấy tai nghe cũng đều hỉ xả, khiến cho tất cả cùng bước lên nấc thang giác ngộ". Đây thực sự là hạnh nguyện cao cả của một bậc Đại sư".

GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia khẳng định: "Sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, Pháp Loa chính thức được suy tôn là Tổ thứ 2 Thiền Phái Trúc Lâm, trở thành người lãnh đạo Phật tử trong cả nước. Uy tín của ông với chúng tăng và trong xã hội không ngừng tăng lên. Với tư cách người đứng đầu giáo phái có đầu óc thông tuệ, có kiến thức uyên bác, Pháp Loa đã đảm nhiệm công việc giảng các bộ kinh lớn như: Kim Cương, Lăng Nghiêm; Hoa Nghiêm; Lăng Già; Viên Giác…".

Các tham luận cũng khẳng định, Thiền sư Pháp Loa đã có những cải cách đáng kể về mặt tổ chức, là người đầu tiên tổ chức Giáo hội Phật giáo một cách có hệ thống, lập sổ bộ tăng ni và tự viện trong cả nước, góp phần vào việc phát triển nhanh chóng lượng người xuất gia và quy y học đạo. Tổ sư Pháp Loa cũng rất chú trọng chăm lo việc mở giảng các lớp thuyết Pháp về Phật pháp; chú giải nhiều kinh điển, viết nhiều sách giáo khoa Phật học, đặc biệt là ấn hành Đại Tạng Kinh, một tác phẩm quan trọng của Phật giáo tại Việt Nam.

Ngoài ra, trong thời Tổ sư Pháp Loa lãnh đạo phật tử trong cả nước, phong trào tu học được đẩy mạnh trong các thành phần xã hội, đặc biệt đã thu hút được các tầng lớp quý tộc, nhờ vậy, tiềm lực kinh tế của của các cơ sở giáo hội Trúc Lâm ngày càng lớn mạnh. Bên cạnh đó, nhiều chùa, tháp được xây dựng và trùng tu; đúc hàng nghìn tượng Phật; Thiền sư đã để lại dấu ấn đặc biệt trong việc thành lập các trung tâm, học viện Phật giáo, các cơ sở Phật giáo tiêu biểu của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử… 

Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phân tích: "Công lao nổi bật nhất của Tổ sư Pháp Loa là in Đại tạng Kinh với hơn 5.000 quyển và xây dựng Giáo hội Phật giáo Trúc Lâm. Với Giáo hội Trúc Lâm, tuy Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông là người vạch ra phương hướng và đặt viên đá đầu tiên, nhưng người đứng ra hoàn thành xuất sắc hoài bão ấy chính là Tổ sư Pháp Loa. Dẫu rằng công việc đó tiến hành thuận lợi, một phần là nhờ vào uy tín và ảnh hưởng của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, nhưng chính bản thân Tổ sư Pháp Loa nếu không đủ đức độ, tài năng thì làm sao cảm hóa và khiến cho mọi người noi theo được".
 

Thiền phái Trúc Lâm ra đời vào thời nhà Trần (1226-1400). Lịch sử của Thiền phái Trúc Lâm gắn liền với tên tuổi của Trúc Lâm Điều Ngự - Trần Nhân Tông. Cùng với Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang được lịch sử gọi là Trúc Lâm Tam Tổ. Hội thảo được tổ chức nhằm góp phần khẳng định công lao to lớn của Thiền sư Pháp Loa trong việc xây dựng và phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; làm sáng tỏ hơn nữa các tư liệu, các sự kiện có liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp của Tổ sư Pháp Loa; qua đó, đặt ra những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, bảo vệ và phát huy trong thời gian tới.

Thiền sư Pháp Loa tên thật là Đồng Kiên Cương, sinh ngày 7/5/1284, quê ở làng Cửu La, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Thiền sư Pháp Loa hưởng dương 47 tuổi, có 26 năm hành đạo trong đó có 23 năm, từ năm 1308 đến năm 1330 giữ cương vị Đệ nhị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm. 

29 tham luận công phu, tâm huyết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, Phật giáo tại Hội thảo đều thống nhất rằng, Đệ nhị Tổ Pháp Loa là người kế thừa và phát triển xuất sắc tư tưởng của Phật hoàng Trần Nhân Tông, có công lao to lớn đưa Thiền phái Trúc Lâm đạt tới đỉnh cao mới.

Theo VietNamNet

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), có sáu lễ hội truyền thống đã được bổ sung vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

  • LTS: Đầu tháng 12-2016, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO, di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại Việt Nam, có luồng ý kiến cho rằng, những biến tướng từ tín ngưỡng này đang gây ảnh hưởng không nhỏ đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là gì và tại sao một bộ phận người Việt có cái nhìn như vậy?

  • GS Ngô Đức Thịnh cho rằng đạo Mẫu có những vị thánh được “dệt” từ anh hùng trong lịch sử. Bằng cách đó, đạo Mẫu cũng thể hiện chủ nghĩa yêu nước.

  • Ngày 3/12, đại diện của khoảng 40 nước nhóm họp tại Abu Dahabi đã thông qua kế hoạch thành lập một quỹ bảo vệ các di sản trong các khu vực có chiến tranh và một mạng lưới cất giữ an toàn cho các tác phẩm nghệ thuật đang gặp nguy hiểm.

  • Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • Ngày 29.11, Sở VH-TT TP.Đà Nẵng cho biết Nghệ thuật hô/hát bài chòi dân gian ở Đà Nẵng vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

  • Mới đây, Bộ tem “Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” đã chính thức được phát hành và có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng đến ngày 30/6/2018.

  • Trước khi cho phóng viên Thanh Niên chụp ảnh chiếc lư đồng, ông Hà Xuân Út, Trưởng làng La Chữ (P.Hương Chữ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) phải thắp hương xin phép Thành hoàng, bởi chiếc lư được cho là bảo vật rất thiêng của làng.

  • Di tích lịch sử Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) đã chính thức được công nhận là di tích cấp quốc gia (theo Quyết định số 2894/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký).

  • Kim sách triều Nguyễn chứa đựng nhiều thông tin giá trị về lịch sử văn hóa và nghệ thuật đỉnh cao của các nghệ nhân, thợ thủ công cung đình xưa.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Trong dòng chảy lịch sử hàng trăm năm, Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng đất khác nhau để trở thành một trong những loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam.
     

  • Với mục tiêu năm 2016, hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thoát khỏi tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp và chính thức trở thành di sản đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển di sản văn hóa hát Xoan.

  • Trong khi nhiều loại hình âm nhạc truyền thống đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thì ca Huế vốn là loại hình âm nhạc bác học mang giá trị độc đáo, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn, lại chỉ mới được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia.

  • Mộc bản là một trong những di sản quý giá của nền văn hóa dân tộc. Năm 2009, UNESCO đã công nhận mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới (số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).

  • Theo kế hoạch đến cuối năm 2015, tỉnh Phú Thọ sẽ phải đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, chính thức đưa hát Xoan trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

  • Xúc động, đầy tính nhân văn và hoàn toàn tương đồng với những giá trị đạo đức của người Việt, lễ Vu lan báo hiếu đang được một số chuyên gia đề nghị tìm hình thức tôn vinh xứng đáng.

  • Trong hành trình của “Trại hè Việt Nam 2015,” ngày 21/7, Đoàn thanh niên sinh viên kiều bào đã đến với Huế - thành phố văn hóa ASEAN có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với sông Hương, núi Ngự cùng đền chùa, thành quách, lăng tẩm cổ kính rêu phong gắn liền với triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

  • LTS: Hiện vật chiếc xe kéo tay vừa được đấu giá thành công và đưa về Huế, đang được trưng bày tại cung Diên Thọ, khu vực sinh hoạt của các hoàng thái hậu triều Nguyễn. Tấm bảng giới thiệu về chiếc xe ghi rõ: “Theo hồ sơ đấu giá, đây là chiếc xe kéo do vua Thành Thái tặng cho mẹ mình là hoàng thái hậu Từ Minh để dạo chơi trong vườn ngự uyển”.

  • Cuộc hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế vừa được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức trong hai ngày 8 và 9.5, tại TP.Huế.

  • Tối 24/4, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức lễ công bố Quyết định đưa Sử thi Bahnar vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Buổi lễ diễn ra tại Bảo tàng tỉnh (TP Pleiku, Gia Lai).