Theo phóng viên TTXVN tại Cộng hòa Séc, tại thủ đô Prague vừa diễn ra triển lãm ảnh của nghệ sỹ nhiếp ảnh lão thành Cộng hòa Séc Jovan Dezort, cựu phóng viên ảnh của hãng thông tấn Tiệp Khắc CTK.
Một bức ảnh trong triển lãm của nhiếp ảnh gia lão thành Jovan Dezort. (Ảnh: Trần Vinh/TTXVN)
Cuộc triển lãm kéo dài hơn một tháng đã trưng bày gần 100 bức ảnh đen trắng chọn lọc từ kho lưu trữ đồ sộ của nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh Jovan Dezort trong suốt 60 năm qua.
Đáng chú ý trong cuộc triển lãm này có gian Việt Nam với bộ ảnh "Hòa bình cho Việt Nam" từng được trao giải thưởng quốc tế lớn năm 1973.
Bộ ảnh được ông Dezort, lúc đó đang là phóng viên của Hãng Thông tấn Tiệp Khắc CTK, thực hiện chủ yếu tại Hà Nội trong thời gian đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam.
Bức ảnh chính thể hiện thái độ điềm tĩnh của một nữ dân quân khi đang hướng nòng pháo vào máy bay địch trong một cuộc chiến đất đối không.
Các bức ảnh khác phản ánh cuộc sống thường nhật của trẻ em Việt Nam dưới làn bom của máy bay Mỹ.
Các tác phẩm của Jovan Dezort không thể hiện trực tiếp cảnh bom rơi, đạn nổ mà tố cáo chiến tranh qua những khoảnh khắc đời thường của người dân Hà Nội.
Ông được đánh giá là người cầm máy biết thể hiện tính khái quát, vĩ mô thông qua những khoảnh khắc, sự vật cụ thể.
Bức ảnh mà nghệ sỹ nhiếp ảnh lão thành này tâm đắc nhất và được giới truyền thông quốc tế đánh gia cao về tính nhân văn có tên "Cô gái Việt Nam cầu nguyện."
Ông ghi lại được khoảnh khắc này vào tháng 1/1969, khi đang đứng trên phố thì còi báo động có máy bay địch vang lên, bất chợt ông chú ý tới một cô gái vừa chạy tới một ngôi nhà và đứng cầu nguyện.
Nghệ sỹ nhiếp ảnh Jovan Dezort sinh năm 1934 và từng làm việc hơn 25 năm ở CTK trước khi trở thành nhiếp ảnh gia tự do. Ông đã đoạt nhiều giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế.
Lê Minh – Nguyễn Hữu Đính – Phạm Bá Thịnh – Đặng Văn Trân
Những hình ảnh của NSNA HOÀNG PHƯỚC ghi lại ở Thừa Thiên Huế
NÔNG THANH TOÀN
Từ làng quê thuần phác đến tư tưởng vì dân, tư duy cải cách của danh nhân Đặng Huy Trứ
HẠ NGUYÊN
Nghệ sĩ nhanh nhẹn trao tận tay chúng tôi những bức hình đen trắng, khuôn mặt sáng lên như khoe báu vật đời mình. Đối với nhiếp ảnh gia Minh Lộc, khoảnh khắc của ngày 30.4 năm ấy luôn sống động. Ống kính dường như ghi lại những gì chỉ mới hôm qua, vào giây phút hạnh phúc vỡ òa, người người thỏa nguyện hòa bình, thống nhất…
Bất kỳ ai khi đã gặp nghệ sĩ nhiếp ảnh Bá Hân một lần đến nhớ mãi. Một nghệ sĩ để lại nhiều ấn tượng trong cách sống và trong tác phẩm với bạn bè cũng như người yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh.
Liên hoan ảnh nghệ thuật các CLB Nhiếp ảnh Hà Nội "Trên mọi nẻo đường Tổ quốc" vừa khai mạc vào sáng ngày 20-4 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài. Triển lãm là bức tranh ghép khổng lồ về đất nước và con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều năm nay, có một nhiếp ảnh gia người Pháp đã coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Anh đi nhiều nơi, đến đâu cũng ghi lại hình ảnh đẹp về con người Việt Nam. Tất cả những gương mặt hiện lên trong ảnh của anh thường lấp lánh niềm vui. Đó là nhiếp ảnh gia Réhahn Croquevielle.
Dù không mới nhưng những bức ảnh đồng hành cùng 30 năm đổi mới của đất nước vẫn khiến người xem ngỡ ngàng trước hình ảnh thay da đổi thịt của Việt Nam.
Với lịch sử gần 200 năm, nhiếp ảnh đã trở thành hoạt động có tác động lớn đối với đời sống, trong đó có những bức ảnh nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng vượt thời đại. Tuy nhiên, có những bức ảnh đời thường, thầm lặng nhưng vẫn đầy “quyền lực”.
Kết quả chung cuộc cuộc thi Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage – Hành trình Di sản 2016 đã được côg bố với giải Đặc biệt thuộc về bộ ảnh phóng sự “Trống chèo sân đình” của tác giả Hoàng Mạnh Cường.
Người đi tìm hình của nước, tìm đường đi cho dân tộc theo đi. Người đặt nền móng cho biết bao sự bắt đầu, cho biết bao sự hồi sinh, đã vực dậy biết bao đau thương, đã truyền cảm hứng đến biết bao lĩnh vực... “Vì một lẽ thường tình, Bác là Hồ Chí Minh”.
Nhiếp ảnh gia Đinh Quang Thành đã bám sát những bước chân thần tốc của các chiến sĩ, ghi lại hàng ngàn bức ảnh tư liệu lịch sử quý giá về chiến dịch, trải dài từ Bắc vào Nam, đến tận sào huyệt cuối cùng của địch là Dinh Độc Lập.
Để tưởng nhớ cố danh họa – họa sư Lê Bá Đảng và những bức tranh giá trị của ông, hãy cùng PV Dân trí dạo quanh Trung tâm nghệ thuật mang tên ông ở số 15 đường Lê Lợi, TP Huế.