Tác giả của 3 công trình đặc sắc này là Đào Phan (1920-1996), một tên tuổi quen biết trong giới nghiên cứu văn hóa, lịch sử. Ông là em ruột học giả Đào Duy Anh. Nhiều người, nhất là các chiến sĩ hoạt động trước Cách mạng Tháng Tám lại biết ông với tên Đào Duy Dếnh, 16 tuổi đã tham gia chống Pháp trong phong trào thanh niên, học sinh ở Huế, từng là Bí thư Thành ủy Huế, Bí thư Hà Nội, bị thực dân Pháp bắt và lưu đày tại nhiều nhà tù ở Thừa Thiên, Phan Rang, Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, thoát khỏi ngục tù đế quốc, ông được đồng chí Nguyễn Chí Thanh cử làm Đội trưởng Đội Tuyên truyền xung phong Việt Minh Trung Bộ, tập hợp những thanh niên trí thức đi đến tận những vùng rừng núi, những thôn xóm xa xôi hẻo lánh diễn thuyết, diễn văn nghệ tuyên truyền cho chính phủ cụ Hồ... Từng viết báo "Suối Reo" - tờ báo của các chiến sĩ cộng sản trong nhà tù Sơn La, năm 1947, ông được Trung ương điều ra phụ trách Nhà xuất bản và báo "Quân du kích" - tiền thân của NXB và báo "Quân đội nhân dân" hôm nay... Xuất thân từ một gia đình nổi tiếng, có một quá trình hoạt động cách mạng oanh liệt, nhưng do những trớ trêu và ngộ nhận của lịch sử, và cũng có thể vì tính bộc trực của mình, suốt mấy chục năm ông phải làm người "ở ẩn"; mãi đến những năm bảy mươi, khi ông bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu về đề tài Hồ Chí Minh và nhất là từ ngày đất nước "Đổi Mới", ông mới lại được sống những ngày sôi nổi. |
MICHAEL RIFFATERRE
Thay mặt các đồng nghiệp của tôi từ Khoa Văn học và Tiểu thuyết Pháp, tôi xin hoan nghênh những người đã đến đây để tham dự hội nghị chuyên đề này.
HÀ TRẦN THÙY DƯƠNG - PHẠM PHÚ PHONG
Giọng điệu khác với ngôn ngữ. Ngôn ngữ chỉ là cái vỏ ngữ âm vật chất của ngôn từ, và là tài sản chung của một quốc gia, dân tộc, tuân thủ theo một quy luật ngữ pháp nhất định.
YẾN THANH
(Tặng Nguyễn Mạnh Tiến và Phan Trần Thanh Tú)
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
Trong suốt cuộc đời nghệ thuật của mình, Lưu Quang Vũ luôn hiện diện ở vị trí đầu tiên, hàng thứ nhất, cánh chim bay đơn, trước khi trở thành cái trang giấy kỳ lạ, trang-không/chưa-trang, trang-giữa-hai-trang, trong “cuốn sách xếp lầm trang” “rối bời” như lời thơ của ông.
KHẾ IÊM
Theo G. K. Chesterton, nhà thơ, triết gia, kịch tác gia người Anh, “cách mạng là phục hồi (restoration) - đoạt lại (recapturing), giới thiệu lại một điều gì đó đã từng được hướng dẫn và truyền cảm hứng trong quá khứ.
CYNTHIA A. FREELAND
Tôi cho rằng: một cách tiếp cận nữ quyền luận nhiều hứa hẹn đối với cái kinh dị trong điện ảnh cần phải được nhận thức trong cái nhìn lịch sử, và cần có tính mở đủ rộng để có khả năng xử lí vô số những dạng thức khác nhau của thể loại phim kinh dị.
NGUYỄN MẠNH TIẾN
Không có gì đáng ngạc nhiên khi người ta lại nhìn thấy trong thế giới tinh thần H’mông sự tồn tại của thuyết luân hồi, một chủ đề vốn quen thuộc và phổ biến trong kinh nghiệm thần bí của hàng loạt tộc người.
NGUYỄN THỊ TUYẾT
Cuộc đời của Marguerite Duras (1914 - 1996) gần như ôm trọn thế kỷ hai mươi đầy biến động, và tác phẩm của bà, dù thuộc loại hình nghệ thuật nào (văn chương, kịch bản phim, sân khấu), cũng góp phần diễn giải về thời đại bà sống và viết.
VĂN GIÁ
Nếu có thể ví toàn bộ sáng tạo thi ca của Hàn Mặc Tử như một cây thơ, thì ta đã nhận được về bao nhiêu là quả.
NGUYỄN VĂN HÙNG
Tiểu thuyết lịch sử đã xuất hiện từ lâu trong văn học Việt Nam. Cùng những thăng trầm, biến động của dân tộc, thể tài này đã dần khẳng định được sứ mệnh cao cả, ý nghĩa lớn lao không chỉ trong đời sống văn học mà cả đời sống tinh thần người Việt.
DANA GIOIA
(Phần cuối, tiếp theo Sông Hương số 353, tháng 7/2018)
NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ
DIỆP THỊ THANH THÚY
Những năm 1920 - 1930, tiểu thuyết trinh thám bắt đầu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam, trong bối cảnh cuộc sống đương thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa phương Tây.
ĐỖ LAI THÚY
“Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu”
(Chữ không kinh động người chết không nhắm mắt)
Đỗ Phủ
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
So với những trào lưu hiện đại chủ nghĩa có tính chất tiền phong, mối quan tâm hàng đầu của chủ nghĩa hiện sinh chưa phải là vấn đề hình thức nghệ thuật mà là vấn đề đổi mới cách nhìn về con người và thế giới.
DANA GIOIA
Bởi vì tất cả mọi phương tiện truyền thông đều là phân mảnh của chính chúng ta kéo dài đến lãnh vực công cộng, bất cứ tác động nào trên chúng ta của bất cứ phương tiện truyền thông nào cũng có khuynh hướng mang những ý nghĩa khác vào một quan hệ mới.
(Marshall McLuhan, Understanding Media)
KHẾ IÊM
Tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ Tân hình thức hay bao gồm: ý tưởng và nhịp điệu. Ý tưởng trong thơ, nếu ai cũng biết rồi thì không còn là ý tưởng nữa, bởi vì thơ phát hiện điều mới lạ trong những sự việc thường ngày.
NGUYỄN HỒNG DŨNG
(Phần cuối, tiếp theo Sông Hương số 350, tháng 4/2018)