Tiểu sử của họ, có thể gói gọn trong mấy từ: “nông dân Việt Nam nghèo khổ” bị cưỡng bức trưng tập dưới sự “trung thành” của chính quyền Việt Nam tay sai lúc bấy giờ. Có thể hình dung sự cực nhọc của những người nông dân chưa hề biết đến thế giới kỹ nghệ lại bị đưa vào các nhà máy sản xuất thuốc súng là như thế nào! Rồi phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp. Sự khốn khổ lên đến mức tối đa: số ONS chết (vì bệnh lao) cao gấp 9 lần nếu so tỷ lệ với số dân Pháp tử vong trong cuộc chiến. Trong những ngày đen tối của cuộc lưu đày khổ sai dằng dặc ấy, những nông dân Việt Nam đã “chia sẻ đời sống với đám công nhân Pháp”, đã “gia nhập công đoàn CGT”(3), đã “tham gia vào Đảng Cộng sản Pháp” một cách tự nhiên như qui luật áp bức - đấu tranh, theo lời của Daniel Hemery, giảng viên danh dự trường Đại học Paris VII - Denis Diderot. Nước Pháp được giải phóng, những ONS Việt Nam đã bầu ra một Tổng phái đoàn, đại diện cho 25.000 lính thợ VN, hoạt động như một cánh tay của Việt Minh ngay tại Pháp: đình công, kêu gọi bất phục tùng, tổ chức cuộc biểu tình lớn nhất vào năm 1948… Và nhiều người lao động Pháp đã dang tay che chở cho những người thợ khốn khổ này. Bộ Thuộc địa Pháp đã tống họ về Việt Nam. Một số bị bắt ngay khi về nước, bị bỏ tù và sau đó đã đi theo phong trào Việt Minh… Đó cũng là một qui luật, như lời nhà nghiên cứu Jean Jaures đã nhận xét: “Khi một người theo chủ nghĩa quốc tế một cách vừa phải thì họ ít để ý đến quê hương mình, nhưng khi họ đã theo chủ nghĩa quốc tế một cách ráo riết thì họ lại bận tâm rất nhiều về những gì đã xảy ra trên quê hương của họ”. Tập sách không phải là tác phẩm văn học nhưng có giá trị phản ánh rất cao, nhất là 41 tấm ảnh tư liệu và các bài viết cô đọng miêu tả nhân thân cùng tâm trạng của những nạn nhân những năm tháng ấy đã giúp người đọc hình dung khá rõ một phần chân dung cuộc sống vào một thời kỳ đen tối của xã hội Việt Nam. Qua lời kể lại, qua trả lời những câu phỏng vấn… là tâm trạng của những người nông dân khốn khổ: “Chúng tôi không hiểu tại sao phải ra đi… Chúng tôi không biết gì về chiến tranh…” (Lời của cụ Đỗ Vị, sinh năm 1918 tại làng Diên An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, được ghi lại vào tháng 7/2006). Thực dân Pháp đã đối xử với những người lính thợ này ra sao, những người đã từng là những con vít nhỏ trong bộ máy cầm quyền của họ? Cụ Nguyễn Văn Tê, sinh năm 1911 tại Tiên Nội, tỉnh Hà Nam kể: “Chúng tôi được ăn cơm nhờ gạo cung cấp từ các thuộc địa của Pháp. Sau đó thì chúng tôi bị đói và lạnh dày vò. Tôi còn nhớ đôi giày của chúng tôi: đôi giày đóng bằng đinh nặng đến 5kg... Chúng tôi không được lãnh lương. Lương do Chính phủ nhận. Chúng tôi chỉ nhận được đúng 1 quan cho mỗi ngày”. Và đây nữa: “Khi chiến tranh chấm dứt, nước Pháp không cần đến chúng tôi nữa, họ tống khứ chúng tôi trở về quê cũ. Không công ăn việc làm, và tuổi tác đã không cho chúng tôi lập lại cuộc đời… Tôi tiếc những gì đã làm cho nước Pháp” - lời cụ Nguyễn Liên, sinh năm 1918 ở Phú Mỹ, tỉnh Bình Định, được ghi vào tháng 7/2005. Cuộc đời của những người lính thợ không chuyên nghiệp ấy là một hành trình ít có trong lịch sử: nông dân - công nhân - rồi trở lại là nông dân. Và, đáng nói hơn, đằng sau những số liệu, những hình ảnh, những lời nói…, hiện ra THÂN PHẬN CON NGƯỜI, những con người bình thường, nhưng, là một phần của Lịch - Sử - Khuất - Bóng. Hãy nghe: “Tôi vẫn là nông dân nơi đồng ruộng. Rồi cuộc đời tôi không có gì thay đổi.” - Lời cụ Lê Xuân Thiềm, sinh năm 1918, quê quán làng Luyến Đông (nay là Quỳnh Giang), tỉnh Nghệ An được ghi lại vào tháng 7/2006. * Tưởng cũng nên có đôi lời về tác giả (qua thư email của người dịch: bà Phan Thị Hồng Hạnh). Liêm Khê sinh tại Huế và sang Pháp cùng gia đình năm 1973. Từ năm 1991, bà là Giáo sư môn sử - địa tại trường trung học Gaillac (miền Nam nước Pháp, gần Toulouse). Hiện đang chuẩn bị luận án tiến sĩ. Tập sách song ngữ Việt - Pháp này được ra đời “không có tham vọng nào khác hơn là nhường lời cho những người chưa khi nào được lên tiếng” để cho “người Việt biết được lịch sử những đồng bào của họ đã bị chế độ bảo hộ trưng dụng như thế nào” và, “để cho lịch sử nước Pháp không quên những đau khổ và những bất công mà họ đã chịu đựng”. Thêm nữa, họ đã không nhận được khoản hưu bổng nào của chính phủ Pháp. Ghi thêm về tác giả, là để thấy được Sự Thật này: Con người, Việt Nam cũng như Pháp, đều có thể tìm đến với nhau và chia sẻ, thông cảm khi phân biệt được đâu là những thế lực áp bức, đâu là những trái tim biết thương yêu đồng loại. N.Đ.N (259/9-10) ---------- (1) ONS: Ouvrier non Specialise, thợ không nghề đặc biệt. (2) Những người lính thợ - Les travailleurs Indochinois requis. NXB Đà Nẵng, sách song ngữ Việt - Pháp, 6/2010. (3) CGT: Confederation General du Travaille, một công đoàn gần với Đảng Cộng sản Pháp. |
HỒ THẾ HÀ
Hồng Nhu xuất phát nghiệp bút của mình bằng văn xuôi. Văn xuôi gắn bó với đời như một duyên mệnh.
YẾN THANH
Rất nhiều nhà văn thành danh hiện nay, sau những thành công trên trường văn trận bút, đột nhiên họ làm bạn đọc bất ngờ bằng cách chuyển hướng sang viết cho thiếu nhi, như trường hợp của Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Đình Tú, Phong Điệp, Dương Thụy, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Đỗ Bích Thúy…
ĐỖ THU THỦY
1.
Trường ca Ngang qua bình minh là ấn phẩm thứ ba của nhà thơ Lữ Mai, sau hai tập tản văn và ký sự: Nơi đầu sóng, Mắt trùng khơi viết về đề tài biển đảo.
NGƯỜI THỰC HIỆN:
Lê Thị Mây là một cô gái cực kỳ ít nói. Nhà thơ chi thích lặng lẽ nhìn, lặng lẽ nghe, lặng lẽ suy ngẫm... Và nếu như phải nói gì trước đám đông thì đó là một "cực hình" - Kể cả đọc thơ mình - Mây vẫn như vậy.
NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất của nhà thơ Quang Dũng (1921 - 1988).
LÊ NGUYỄN LƯU
Trong nền văn học đời Đường, thơ ca có một vị trí đặc biệt, trội hơn cả phú đời Hán, từ đời Tống, khúc đời Minh...
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Miền quê thơ ấu” - Hồi ký của Thanh Tùng, Nxb. Thuận Hóa, 2020)
VÕ QUÊ
Cố đô Huế - Dấu ấn thời gian” là công trình nghiên cứu thứ ba của nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh do Nhà xuất bản Đại học Huế cấp giấy phép, tiếp theo 2 ấn bản “Dấu tích văn hóa thời Nguyễn” (in năm 1996 và 2 lần tái bản có bổ sung năm 1998, 2000); “Giữ hồn cho Huế” (2006).
PHONG LÊ
Anh "nhà quê" "chơi trèo" thành phố, với những thất bại và bi kịch khó tránh của nó. Mối quan hệ so le, bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị...
KỶ NIỆM 35 HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM (1957-1992) - 60 NĂM PHONG TRÀO THƠ MỚI (1932-1992)
NGÔ MINH
+ Cái đêm thẳm khuya Cửa Tùng gió ấy, tôi ngồi với Nguyễn Khắc Thạch bên này bờ sông, bên này chai rượu Huế, bên này mũi Si và bên này những nén nhang lập lòe như hồn ma nơi xóm Cửa!
VƯƠNG HỒNG HOAN
Vài năm gần đây truyện ngắn của Triều Nguyên xuất hiện trên Sông Hương. "Tháng bảy không mưa" là tập truyện ngắn đầu tay tập hợp một số những sáng tác chưa được công bố của anh. Đề tài chủ yếu trong tập truyện là viết về nông thôn.
PHONG LÊ
Một sự nghiệp viết chẵn năm mươi năm, tính từ Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) đến Di chúc (1969).
NGUYỄN THÙY TRANG
THÍCH CHẤN ĐẠO
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một Thiền phái nhất tông mang tinh thần nhập thế tích cực đã góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
MAI VĂN HOAN
Nhà thơ Trần Vàng Sao, tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 ở thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Gánh gánh… gồng gồng…”, Hồi ký của Xuân Phượng, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2020; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2020)
VŨ NGỌC GIAO
Có một lần tôi đã chia sẻ với nhà văn Vĩnh Quyền rằng, tôi rất thích Rừng Na uy.