Đặng Huy Trứ- nhà trí sĩ yêu nước trăn trở trước công cuộc bảo vệ đất nước và ý chí duy tân tự cường

11:20 18/05/2010
TRẦN THỊ THANHĐặng Huy Trứ là một trong những gương mặt nổi trội của các nhà trí thức lớn Việt Nam ở thế kỉ XIX. Tài năng và trí tuệ tuyệt vời đã hội tụ trong con người ông.

Tượng danh nhân Đặng Huy Trứ - Ảnh: khamphahue.com.vn

Ông không những là nhà văn, nhà thơ lớn mà còn là một nhà kinh tế, chính trị, nhà cách tân yêu nước. Trong văn thơ ông phản ánh rõ nét nỗi trăn trở của một người tri thức trước công cuộc bảo vệ đất nước và ý chí duy tân tự cường. Những phẩm chất của ông đã được nhiều người ca tụng. Đương thời và hậu thế nhắc đến ông với tấm lòng yêu mến và cảm phục: Bạn bè ví ông như “chim bằng trong bão tố”, Phan Bội Châu coi ông như người “trồng mầm khai hóa đầu tiên ở Việt Nam”, “Vũ Khiêu cho ông", “là một nhân vật siêu phàm lịch sử”. Quả thật thơ văn và cuộc đời ông đã chứng minh: Ông là một nhân vật tầm cỡ mang tính thời đại. Lí tưởng lớn lao nhất mà ông nung nấu là khôi phục đất đai của Tổ quốc đã bị ngựa Tây giẫm đạp và cứu vớt sinh linh khỏi cảnh lầm than. Vì thế mà ông đã “cưỡi sóng đạp gió”, hùng dũng như “cánh chim bằng trong bão tố” để thực hiện lí tưởng của mình.

1. Tấm lòng của một trí sĩ yêu nước trăn trở trước công cuộc bảo vệ đất nước:

Là một trí sĩ yêu nước ưu thời mẫn thế, Đặng Huy Trứ cũng như một số nhà trí thức chân chính cùng thời đều trăn trở trước sự tồn vong của đất nước. Ở ông có một khí chí lớn lao, một nghị lực phi thường và một lí tưởng cao cả. Ông không ham “ngựa béo, áo cừu”, ông chỉ có mỗi một điều ao ước duy nhất là lấy lại đất đai của Tổ quốc đã bị giặc Pháp dẫm đạp và cứu vớt muôn ngàn sinh linh ra khỏi vũng bùn lầy của sự đói khổ và chà đạp. Là một sĩ phu làm quan trong khi đất nước đang ở trong tay giặc, ông không vui với sự hưởng thụ mà luôn cảm thấy sự dằn vặt đau khổ về nỗi nhục mất nước. 6 tỉnh Nam Kì bị Pháp xâm chiếm chưa giành lại được, nỗi nhục yếu hèn, thua kém không bằng người làm ông băn khoăn, day dứt. Ông cảm thấy xấu hổ khi là một kẻ sĩ mà chưa tìm được cách gì để rửa được cái nhục ấy. Cả đời ông là sự phấn đấu không ngừng nghỉ cho một lí tưởng mà ông đã chọn. Trên giường bệnh ông cũng nghĩ đến Tổ quốc trầm luân. Ông đã phấn đấu không tiếc mình cho đến khi ngã xuống cũng còn muốn gửi thân nới chiến trận không muốn rời xa những người bạn đồng ngũ.

Ý chí vì dân vì nước của Đặng Huy Trứ đã được hình thành và tôi luyện từ khi ông còn là một người thầy dạy học chưa ra làm quan. Sau mấy lần thi cử trắc trở Đặng Huy Trứ đã được đỗ đầu. Trong mười năm chờ bổ dụng ông đã có dịp tiếp xúc và hiểu biết những diễn biến cụ thể của đời sống xã hội. Nỗi đau khổ của nhân dân chính là nỗi đau khổ của ông. Do vậy khi dạy học ông thường viết những bài “Cáo yết” để nói lên tôn chỉ dạy học của mình: Học là để trở thành người có tài giúp nước, giúp dân chứ không giống những kẻ chỉ muốn trở thành cử nhân, tiến sĩ mà kì thực là “da báo thân dê, trong lòng rỗng tuếch”. Cái chí học để trở thành người có tài giúp nước, giúp dân được thực thi ngay từ đầu khi ông được cử đi quân thứ và cũng là ngày ông chính thức ra làm quan.

Đứng trước nguy cơ của Tổ quốc, trước sự đói khổ của nhân dân Đặng Huy Trứ đã sớm xác định ý chí: Đối với quân xâm lược chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất nước. Khi mới là một viên quan tập sự, nghe tiếng súng đầu tiên của giặp Pháp bắn vào Đà Nẵng, Đặng Huy Trứ đã nói lên tình cảm và trách nhiệm của mình thông qua bài “Vãng Đà Nẵng quân thứ tức sự”

            “Như kim Đà Nẵng nhất dương dị
            Hạp cảnh muôn dân bôn mệnh bì
            ... Tây chinh sĩ khí phong sương khổ.
            ... Nhục thực ngã như mưu vị quốc.
            Chiến hòa, dữ, thủ thục cơ nghi”

            (Một vùng Đà Nẵng rõ Tây Dương.
            Giữ nước quân dân mệt lạ thường
            ... Diệt thù, sương gió thương quân sĩ.
            ... Ăn lộc ví cùng lo việc nước.
            Tính sao? hòa, chiến, giữ hay nhường)
                         (Đi quân thứ Đà Nẵng, ghi lại)

Băn khoăn tự hỏi nên hòa, nên chiến hay nên nhường, nhưng cuối cùng quan điểm của ông đã nhất quán: Không thể hòa, không thể nhường, chỉ có một việc là chống Tây. Ông cũng nói: Việc lợi hại nhất quốc gia chỉ có một việc là chống Tây. Do vậy ông mong ước: “tiễu trừ được lũ bạch quỷ, thu phục được sáu tỉnh khiến cho ngựa Tây không dám chăn thả ở nước Nam, rửa hận thần nhân trả mối thù quân phụ” (Nghĩ sẵn bài thơ tạ thầy thuốc Quảng Đông Lương Nhận Thu khi bệnh ở mắt khỏi hẳn). Bởi vì đối với ông “ Bốn phương giặc giã đó là cái nhục của khanh đại phu” (Thư gửi Tổng đốc Thanh Hóa), cho nên ông sẵn sàng vì nước quên mình, đương đầu với giặc như Tán lí Nguyễn Duy (em ruột của Nguyễn Tri Phương) và coi Hàn Lâm thị độc Phạm Hinh là tấm gương sáng, khi thế cô lực kiệt sắp chết mà miệng vẫn còn chửi giặc. Còn như Binh bộ biện lý Ông Ích Khiêm xông pha tên đạn, vạn tử nhất sinh mà không sợ cũng được ông kính phục. Khi ốm ông đã tâm sự:

            “ Ngô khởi nam sinh úy tử nhàn.
            Thủy chung nhất niệm hệ quân thân”.

            (
Ta há phải là người ham sống sợ chết.
            Chỉ trước sau một lòng lo việc nước nhà)
                                     (Tâm sự khi ốm)

Vì trước sau một lòng chỉ lo việc nước việc nhà nên ông đã đứng về phía nhân dân, quyết chiến đấu chống giặc để giành lấy từng tấc đất của Tổ quốc. Là một nhà quân sự thuộc phái “Chủ chiến”, ông theo đường lối “nhân hòa” truyền thống để chống lại giặc ngoại xâm. Ông coi quân đội là “nanh vuốt” quyết định sự thắng lợi của trận đánh, coi dân là “huyết mạch” định sự an nguy của xã tắc. Ông không tin vào miệng lưỡi gian ngoan của bọn bạch quỉ. Do vậy ông không thống nhất với quan điểm của triều đình là giữ thái độ hòa giải, rồi hi vọng vào lời nói khôn khéo của sứ giả mong chuộc lại những tỉnh đã bị mất. Trong bài họa lại bài thơ của Tự Đức ông đã dám nói thẳng:

            “Chuyên đối thùy năng hàn tặc phủ.
            Phiến phàm qui sắc vọng trung giai”

           
(Đối đáp ai là người có thể làm lạnh được lòng tham của giặc.
            Mà hi vọng cánh buồm kia trở về sẽ đem lại tin vui)
                            (Mong tin vui của sứ bộ đi Tây)

Quả thật giặc Pháp đâu có trả lại đất đai cho ta. Hành động và lời nói của chúng hoàn toàn trái ngược. Trước sự nhu nhược của những người cầm đầu triều đình phong kiến Huế, bọn Pháp càng dần dần lấn tới để thôn tính nước ta. Triều đình thì cứ giảng hòa và đầu hàng từng bước, còn Đặng Huy Trứ thì cứ đứng về phía nhân dân, cùng dân đáng giặc đến cùng. Khi thành Gia Định thất thủ, các đại thần cho rằng “Thuyền tàu súng đạn đều là cái sở trường của Tây Dương. Nay ta muốn ganh đua với các sở trường của chúng, đánh nhau với chúng, chưa có cơ tất thắng mà lỡ cơ sa lầy lại thêm gió thổi chim kêu cũng sợ hãi. Chi bằng lấy mình là chủ mà đối đãi với họ là khách” (1). Đặng Huy Trứ không nghĩ như một số vị quan trong triều. Ông cho rằng chúng có tàu thuyền súng đạn thì ta phải làm thế nào có thuyền tàu súng đạn để đánh trả chúng. Trong thời gian làm quan ông đã có những đề xuất làm hiện đại hóa quân đội, cổ vũ việc đóng tàu, đúc súng ống, mua đạn pháo của nước ngoài. Một lần đi theo Hoàng Kế Viêm thử pháo ở bến Triều, ông đã đặt niềm tin vào sức mạnh của nhân dân và khẳng định, nếu mình đồng tâm nhất trí thì sẽ tìm ra kế đuổi được kẻ thù.

            “Pháo thanh lôi động phong thiên lí
            Hỏa đạn thiên phi thủy vạn tầm
            Trực đãi thiêu tàn Tây tặc phủ.
            Kình đào thử hậu tịch vô âm”.

            (
Pháo nổ sấm ran ngàn dặm gió.
            Đạn bay khói tỏa vạn tầm khơi.
            Chỉ chờ thiêu xác quân Tây hết.
            Từ đó kình nghê sẽ bặt hơi)
            (Theo hầu Bố chánh Hoàng Kế Viêm đi thử pháo)

Kẻ thù bị thiêu xác hết nếu ta có vũ khí tối tân và quân đội dũng cảm có kỉ luật. Trong bài “Hoành doanh Sơn Tây” (2) ông đã đề ra quân lệnh để răn dạy tướng sĩ và động viên binh lính: Tất cả tướng sĩ khi lâm trận chỉ được tiến chứ không được lùi, khi hành quân đến bất cứ nơi nào cũng không được ức hiếp, xúc phạm và khinh nhờn dân, không được tơ hào một mớ rau, một que củi của dân. Trong hàng quân tất cả nhất nhất phải dưới sự điều động của tướng lĩnh, ai trái pháp lệnh sẽ bị chém đầu. Nhận rõ vai trò của quan võ trong lúc nhiệm vụ hàng đầu là phải đối phó với giặc, ông đã đặc biệt quan tâm cổ vũ các tướng sĩ. Ông là người có công sưu tầm và in binh thư gửi đi các nơi. Cuốn binh thư độc nhất của Việt Nam viết cuối Lê đầu Nguyễn Tây Sơn ngày nay còn giữ được là do chính ông đã có công sưu tầm và cho in ấn. Một mình ông đã in ấn và giới thiệu ba cuốn binh thư để giúp cho quân đội đương thời có tài liệu tham khảo.

Với chí hướng xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm, Đặng Huy Trứ đã để tâm nghiên cứu tìm cách mở mang nông nghiệp, tiếp thu kĩ thuật, kể cả phương Tây. Hai chuyến đi Hương Cảng và Ao Môn năm 1865 và 1867- 1868 đã chứng tỏ cách nhìn tiến bộ và thể hiện trách nhiệm của ông đối với dân với nước. Chỉ tiếc rằng:

            “Độc thi vô tài năng thoái lỗ
            Hùng tâm khảng khái ngũ canh kê”

           
(Những thẹn không tài câu đuổi giặc
            Hùng tâm khẳng khái tiếng gà khuya)
                        (Nằm trực trong nội các không ngủ)

Ông không có tài để một mình đuổi giặc. Đạt được điều này là công việc chung của hàng ngũ vua quan. Nhưng trong lòng ông lúc nào cũng nung nấu một tấm lòng vì dân vì nước, những đêm không ngủ nghe tiếng gà gáy như thôi thúc chí khí anh hùng và tấm lòng khẳng khái của ông.

2. Một ý thức duy tân tự cường, tự trị:

Phan Bội Châu đã từng nói: “Những năm cuối thời Tự Đức tân học chưa vào, đường biển chưa mở, nhưng đã có người bàn về đại thế của thiên hạ, nói nên kết giao với Anh, Đức không nên cứ ỷ lại vào Bắc triều, đã có người xin cử người xuất dương học binh pháp của Tây Âu: Thừa Thiên có Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ, Quảng Ngãi có Nguyễn Đức Thuấn (Đặng Đức Tuấn?); Nghệ An có Nguyễn Trường Tộ. Họ chính là những người đã trồng cái mầm khai hóa đàu tiên ở Việt Nam” (3)

Như vậy, Phan Bội Châu đã xếp Đặng Huy Trứ là một trong những người có tư tưởng canh tân giống như Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Họ là “Những người trồng cái mầm khai hóa đầu tiên ở Việt Nam”. Đặng Huy Trứ cũng như một số người cấp tiến bấy giờ luôn nhấn mạnh đến công cuộc tự cường, tự trị. Nội dung tự cường, tự trị chủ yếu là tiến hành những cải cách mạnh mẽ làm cho dân giàu binh mạnh. Tự cường, tự trị cần phải khôn khéo, táo bạo. Công việc này đòi hỏi những người trí thức chân chính phải biết tiếp thu những kiến thức cổ kim đông tây, kế thừa phát triển để đưa xã hội tiến lên. Lịch sử đã đặt người trí thức trước những điều kiện mới về vật chất và tinh thần, khiến họ phải lựa chọn. Hoặc là cứ khư khư ôm lấy tư tưởng lạc hậu, bảo thủ của một xã hội trì trệ, hoặc rời bỏ sự ràng buộc của tư tưởng cũ để tiếp thu tư tưởng mới khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đã xâm nhập vào và Đặng Huy Trứ đã theo xu hướng thứ hai. Ông là một nhà trí thức liên tục tìm kiếm những tri thức mới, mong tìm ra những phương sách để cứu dân cứu nước và như ông nói để: tự cường, tự trị.

Ngay từ khi còn ít tuổi, ông đã nhận thức được việc học máy móc theo kiểu “Tầm chương trích cú” chẳng có lợi ích gì. Ông lên án cái thói học máy móc và tự xác định tài học của mình còn nông cạn, thiếu thốn. Cả thiên văn và toán học ông cho rằng mình chưa biết được là bao. Trong một bài thơ gửi cho anh là Đặng Huy Tá ông than phiền rằng:

            “Dương hành cửu dĩ am phong lãng
            Gia học hà thường thức giáp binh”

           
(Vượt biển em đã từ lâu quen sóng gió.
            Nhưng cái học của nhà ta đã bao giờ cho
            chúng ta những kiến thức về chiến trận đâu)

Nhận thức điều đó ông luôn trau dồi những kiến thức còn thiếu. Dưới thời Tự Đức, triều đình cấm phổ biến binh thư, nhưng đứng trước nạn ngoại xâm ông đã tự mình tìm đọc những sách về quân sự để tìm hiểu kế sách đánh giặc. Về sau này ông đã biên soạn và chú thích công phu cuốn sách “Vũ Kinh”. Ông nói: “Xưa nay thiếu gì những thư sinh phá giặc trừ gian, xông pha nơi thành đồng ao nóng, liều mình giữa mũi tên hòn đạn, thiếu gì những nhà nho ngồi trước chén rượu mâm cơm mà lòng vẫn nghĩ đến chuyện chế ngự kẻ thù, mặc áo cừu mang cân đai mà vẫn lo điều binh khiển tướng. Tôi chú thích sách “Vũ Kinh” là như vêỵ. Về sau này đến năm 1869 ông thành lập nhà in “Trí Trung đường” ở phố Thanh Hà (Hà Nội) rồi cho in hai cuốn binh thư gửi biếu bạn bè. Trong thư biếu sách gửi lên Tổng đốc Thanh Hóa là Tôn Thất Hành ông viết: “Bốn phương giặc giã đó là cái nhục của khanh đại phu. Muốn rửa nhục này không thể không đọc binh thư”. Nhờ có kiến thức quân sự trong binh thư mà khi được điều sang làm Thượng viện quân vụ ở Sơn Hưng tuyên, ông đã giúp Ông Ích Khiêm và Hoàng Kế Viêm trong việc thành lập các đội quân mới và xây dựng thiết chế kỉ luật trong quân đội.

Cùng với việc xây dựng quân đội, ông là người đặt vấn đề đưa kinh tế và khoa học kỹ thuật lên hàng đầu trong sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Quan điểm cấp tiến ấy đã được củng cố khi ông được phái đi Quảng Đông và tiếp xúc với những điều mới lạ của văn minh phương Tây bắt đầu du nhập vào Trung Quốc.

Trước tình hình kinh tế nước ta ngày càng suy sụp, sản xuất thấp kém, đời sống khó khăn, Đặng Huy Trứ nhận thấy nhu cầu cấp thiết của đất nước là phải xây dựng một nền nông nghiệp vững chắc và phát triển thương mại cùng với việc khai mỏ, cải tiến hệ thống giao thông vận tải. Nếu thực thi những điều này tích cực thì trong mười năm trở lại có thể làm giàu cho đất nước và ta có đủ cơ sở để thắng giặc.

Để giải quyết cấp thiết tình hình suy sụp kinh tế của đất nước ông nhận thức, thương nghiệp là một vấn đề cực kì quan trọng. Vượt qua quan niệm nho giáo coi đi buôn là một “ nghề mạt” ông đã tự nhận lấy trách nhiệm này để làm giàu cho đất nước. “... Nghề buôn bán dẫu là nghề nạt nhưng chịu ơn nước và tự xét mình xin đưa sức khuyển mã ra báo đáp, đảm nhận việc tài chính quốc gia, sớm tối lo toan, chạy khắp Đông Tây dẫu thịt nát xương tan vẫn không từ nan” (Tờ sớ tâu lên nhà vua). Với ý chí ấy năm 1866, nhà vua cho phép ông thành lập một cơ quan kinh tế thương mại lấy tên là “Bình Chuẩn sứ”. Chính điều này giúp ông cống hiến được nhiều công sức vào công cuộc tự cường, tự trị của đất nước. Những Lạc sinh điếm, Lạc thanh điếm, Lạc đức điếm... được mở ra và việc lưu thông hàng hóa đã diễn ra trong cả nước. Theo quan điểm kinh tế “Công tư lưỡng lợi” ông đã động viên thêm vốn của tư nhân cùng với vốn của triều đình cấp (năm chục ngàn quan là số vốn quá ít để ông mở mang thương nghiệp) nhằm thực thi những chính sách về thương nghiệp. Ông còn tổ chức việc khai mỏ, xuất cảng thiếc, tơ lụa, đường, dầu thảo mộc, quế sang Hồng Kông. Sự trao đổi hàng hóa với nước ngoài đã tạo nên một sinh khí mới cho nền kinh tế quốc dân. Để phát triển thủ công nghiệp, ông còn tổ chức các hộ sản xuất riêng lẻ theo ngành nghề và cho các hộ này vay vốn trước để mua nguyên liệu rồi bán hàng cho nhà nước. Quan điểm mới mẻ của ông cho đến nay hơn một thế kỉ nó vẫn đúng và có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển. Tư tưởng kinh tế của ông quả là đã đi trước thời đại và vẫn còn giữ nguyên giá trị đến ngày nay. Quả thực “Sinh tài đại đạo sự phi sinh” (Làm giàu là một đạo lớn không thể xem khinh), chỉ tiếc rằng khi công viẹc đang có chiều hướng phát triển tốt thì Tự Đức nghe những vị thần bảo thủ đã xuống chiếu bãi bỏ cơ quan Bình Chuẩn, xóa bỏ những thành quả mà Đặng Huy Trứ đã đạt được với bao tâm huyết.

Cùng với việc xây dựng kinh tế, Đặng Huy Trứ còn bỏ nhiều công sức trong việc khai thác những thành quả khoa học kỹ thuật của nước ngoài. Ông đã được đi Ao Môn và Hương Cảng hai lần (do được sự ủng hộ của Phạm Phú Thứ). Việc này làm ông thực sự phấn khởi. Phấn khởi không phải được lên xe xuống ngựa mà phấn khởi bởi lý tưởng của mình có dịp được thực thi. Có thể nhờ tiếp thu khao học kỹ thuật nước ngoài ông sẽ đóng góp phần nào vào việc phá bỏ sự trì trệ của đất nước.

            “Phì mã kinh cầu phi ngã chí
            Thừa phong phá lãng xứng ngô cuồng”
           
(Xuống ngựa lên xe lòng chẳng thiết.
            Đạp bằng sóng gió tính thường ham)

Trong thời gian ở nước ngoài ông thường gặp gỡ và trao đổi với nhiều nhà trí thức canh tân của Trung Quốc. Ông đã tiếp xúc với nền khoa học tiên tiến như việc chế tạo máy móc, đóng thuyền, đúc súng đạn... Thời kì này ông đã sau tầm sách báo nước ngoài, dịch ra và giới thiệu với các trí thức trong nước. Ông còn gặp gỡ động viên những người Việt Nam được cử sang Hương Cảng học nghề đóng tàu thủy chạy bằng hơi nước. Ông ghi chép tỉ mỉ kĩ thuật máy hơi nước được mô tả trong cuốn sách “Bát vận tân biên” của người Anh để đem về nước. Cũng trong dịp này ông đã mua được 239 khẩu “Quả sơn pháo”. Đặng Huy Trứ đã thực sự xứng đáng khi được bạn bè gửi gắm lòng tin lúc đi sứ:

            “Thù phương kĩ lưỡng nhàn miêu tả.
            Đại địa giang san túc phẩm bình.
            Vị thủy tương phùng tương biệt thoại.
            Hoàn đương ích quốc, dụ dân sinh”

           
(Xem xét kĩ lưỡng tình hình bên ngoài.
            Đủ để luận bình về cái thế đại địa của giang san
            Gặp nhau nơi sông Vị để nói lời tạm biệt.
            Trở về đem lại ích lợi cho nước, giàu mạnh cho dân)
            (Giáo thụ phủ Kiến Xương Nguyễn Trạc Anh tặng khi đi)

hay:

             “Huề qui ưng hãu tân thứ tứ,
            Hàn, Địch dư biên kỉ phẩm đề”

           
(Khi về mong đem được một bồ tân thư,
            và soạn được mấy phẩm đề như Hàn Tín và Tống Địch Thanh).
                        (Án sát Nam Định Phan Lập Khả tặng khi đi)

Những mong mang điều hay về phục vụ, nhưng hoàn cảnh đen tối của đất nước bấy giờ khiến ông không có điều kiện thực hiện. Thực dân Pháp sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông đã chiếm nốt ba tỉnh miền Tây. Nhiều sĩ phu yêu nước bị chết. Trong khi ấy bên ngoài Minh Trị lên ngôi đẩy mạnh cuộc duy tân ở Nhật, còn Tự Đức chỉ tìm mọi cách để xin hòa với Pháp, cấm tất cả các huyện lị không được mộ quân, không được rèn đúc vũ khí. Tự Đức đã thực sự đi ngược lại trào lưu lịch sử và ngược lại ý chí của nhân dân, chính vì vậy đất nước ta lại rơi vào đêm tối của nghèo nàn lạc hậu. Đó chính là bi kịch của Đặng Huy Trứ và cũng là bi kịch chung của nước ta trong thời kì bấy giờ.

Tuy nhiên, Đặng Huy Trứ vẫn được người đời khen tặng bởi những gì mà ông để lại. Tiến sĩ Cao Tử Đăng người Trung Quốc đã tặng ông hai câu thơ:

             “Đại gia văn vận tồn thiên cổ,
            Nam quốc nhân tài kiến nhất ban”.
        
            (Văn chương bậc lớn lưu thiên cổ,
            Đệ nhất nhân tài rạng nước Nam)

T.T.T
(139/09-00)


------------------------------------------------------------
(1) Đại Nam nhất thống chí, 1859, tập XXIX tr. 38
(2) Bài này ông viết thay bộ chỉ huy Sơn Bắc khi ông làm Thương biện quân vụ Sơn Tây.
(3) Việt Nam Quốc sử khảo, NXB KHXH Hà Nội 1982, tr. 214
(4) Thơ văn trích trong bài đều tuyển trong sách "Đặng Huy Trứ, con người và tác phẩm", NXB TP. HCM 1990.




Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐINH VĂN TUẤN

    Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia”(1).

  • KHẾ IÊM

    Tựa đề về cái chết của hậu hiện đại không có gì mới vì đã có khá nhiều bài viết bàn về vấn đề này, từ những đầu thập niên 1990. Nhưng bài viết đã phác họa cho chúng ta thấy đời sống văn hóa trong thời đại sau chủ nghĩa hậu hiện đại với sự xuất hiện những phương tiện công nghệ mới. Lạc quan hay bi quan, chúng ta chưa biết, nhưng rõ ràng những hệ tư tưởng cũ đang dần dần bị tàn phai nơi những thế hệ mới.

  • ALAN KIRBY

    LTS: Alan Kirby nói chủ nghĩa hậu hiện đại đã chết và đã được chôn. Tới thế chỗ của nó là một hệ hình mới của thẩm quyền và kiến thức được hình thành dưới áp lực của những công nghệ mới và các lực lượng xã hội đương đại. Tựa đề bài tiểu luận, lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Philosophy Now (Triết học Bây giờ) ở Anh, số 58, năm 2006, và sau đó được in trong cuốn “Digimodernism: How New Technologies Dismantle the Postmodern and Reconfigure Our Culture”, được Continuum xuất bản vào năm 2009.

  • LÊ QUỐC HIẾU

    Trong các bộ phận của khoa nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay, không thể phủ nhận lý luận, phê bình là lĩnh vực có nhiều thay đổi rõ rệt. Một loạt những công trình nghiên cứu lịch sử lí luận, phê bình văn học “trình làng” trong những năm qua[1], đủ để nhận thấy tham vọng khái quát, đánh giá của các nhà nghiên cứu sau mỗi chặng đường phát triển của văn học.

  • THÁI KIM LAN
    I.
    Bài viết này được mở đầu bằng một trải nghiệm tự thân, từ chỗ đứng của chủ thể thực hành nói ra kinh nghiệm của mình, vì thế có thể gây ấn tượng về tính chủ quan. Sự trách cứ ấy xin nhận lãnh trước, nhưng xin được tạm thời để trong dấu ngoặc.

  • LUÂN NGUYỄN

    Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai
                 (Mộ xuân tức sự - Nguyễn Trãi)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Trích tham luận tại Hội thảo "Văn học trước yêu cầu đổi mới" tháng 12-1987)

  • BỬU CHỈ

    Đã từ lâu tôi vẫn nghĩ và tin rằng: quê hương của nghệ thuật là Tự Do, và nghệ thuật đích thực phải thoát thai từ những con người sáng tạo có đầy đủ quyền làm người, cùng tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội của họ; và lớn hơn nữa là đối với con người.

  • LÊ QUANG THÁI

    Năm Quý Tỵ đã trôi qua, Xuân Giáp Ngọ đã về:
    Rắn trườn đã hết năm,/ Ngựa hay đưa Xuân về.(1)

  • ĐỖ LAI THÚY

    Kìa ai chín suối xương không nát
    Ắt hẳn nghìn thu tiếng vẫn còn
                   
    (Nguyễn Khuyến)

  • TRẦN HUYỀN TRÂN

    Có lẽ, Cám dỗ cuối cùng của Chúa là cuốn tiểu thuyết nói về khoái lạc trần tục của Jesus một cách táo bạo nhất?

  • NGUYỄN DƯ

    Hôm ấy bạn bè họp mặt ăn uống. Chuyện nổ như bắp rang. Tôi khoe mình đã từng ba lần đội trời đạp đất trên đỉnh đèo Hải Vân. Một bạn hỏi đèo Hải Vân có gì đặc biệt? Câu hỏi bất ngờ làm tôi cụt hứng. Ừ nhỉ… đèo Hải Vân có gì đặc biệt?

  • PHAN TUẤN ANH

    “Lịch sử như là đem lại ý nghĩa cho cái vô nghĩa”
                                                               (T.Lessing)

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY

    Sau khi đọc bài trao đổi của Triệu Sơn trên tạp chí Sông Hương số 10/2013 về bài viết của tôi trên tạp chí Sông Hương số 8/2013, tôi xin có mấy ý trả lời như sau:

  • PHAN NGỌC

    Trong quyển "Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều", tôi có dùng một số thuật ngữ chuyên môn. Trong phạm vi quyển sách tôi không thể trình bày kỹ cách hiểu của mình, cho nên có sự hiểu lầm. Giờ tôi xin trình bày kỹ hơn khái niệm "thức nhận", cơ sở của tác phẩm, để bạn đọc dễ đánh giá hơn.

  • YẾN THANH

    Trong bài viết này, chúng tôi muốn nhìn nhận những cống hiến của GS.TS Lê Huy Bắc trên lĩnh vực khoa học, đây là những thành tựu mà theo chúng tôi, vừa có tính lan tỏa, lại vừa có tính bền vững. Bởi vì, có thể nhiều học viên, nhà nghiên cứu dù không trực tiếp được nhà khoa học giảng dạy, hướng dẫn, nhưng từ những công trình, bài báo khoa học, vẫn được kế thừa và chịu sự tác động từ người thầy đó. 

  • TRIỆU SƠN

    Bài này nhằm trao đổi với tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy về những bất cập của nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay nhân đọc bài “Những bất cập và thái quá trong nghiên cứu văn học hiện nay” của tác giả trên Sông Hương, 294/08-13.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH

    Được Bakhtin đề xuất trong công trình nghiên cứu về sáng tác của Frăngxoa Rabơle, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực nghịch dị (grotesque realism) là sự định danh ước lệ cho một kiểu hình tượng đặc thù (hay phương pháp xây dựng hình tượng đặc thù) của nền văn hóa trào tiếu dân gian, kiểu hình tượng nghịch dị.

  • LTS: Phạm Phú Uyên Châu, bút danh Meggie Phạm, sinh năm 1991, hội viên trẻ nhất của Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, tác giả của bộ truyện dài liên hoàn do Nxb. Trẻ ấn hành: Hoàng tử và em (2011, tái bản 2011), Giám đốc và em (2011, tái bản 2012), Chàng và em (2012, tái bản 2012), Người xa lạ và em (2012) và Tôi và em (đang in).