Chân dung Đặng Huy Trứ - Ảnh: bee.net.vn
Vì thế, quan niệm văn chương thường như những hạt bụi vàng được tiềm ẩn trong sáng tác. Nhiệm vụ của hậu sinh chúng ta là phải biết đào xới lên những gì ẩn mật sâu lắng ấy, để hiểu rõ giá trị đích thực trong mạch ngầm truyền thống của cha ông. Quan niệm văn chương của Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) phần nào chịu sự quy định bởi tính chất chung của quan niệm cổ điển. Tuy nhiên, ông là một nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng tiến bộ, nên quan niệm văn chương của ông có những yếu tố mới mẻ, độc đáo. Đặng Huy Trứ là một nhà sáng tác chứ không phải là một lý luận văn học. Thế nhưng qua sáng tạo nghệ thuật, ông cũng đã hình thành cho mình một hệ thống lý luận khá hoàn chỉnh. Vì thế, trước tác của Đặng Huy Trứ là cơ sở để chúng ta tìm hiểu quan niệm văn chương của ông. Qua tác phẩm, cho phép chúng ta hiểu được thái độ, cách nhìn của Đặng Huy Trứ về văn chương. Quan niệm văn chương của Đặng Huy Trứ được thể hiện trên nhiều mặt. Ông đã từng bàn đến bản chất, chức năng và ý nghĩa của thơ ca; thơ ca với cái đẹp và sự sáng tạo nghệ thuật. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến phương diện: Thơ ca - một món ăn tinh thần kỳ diệu (thực chất, đó là sức cảm hóa của thơ ca, ý nghĩa của thơ ca đối với đời sống tinh thần). Đây là một vấn đề lý luận khá lý thú, đã được Đặng Huy Trứ bày tỏ một cách sâu sắc qua các tác phẩm của mình. Thơ thực sự có tính chất linh diệu (mặc dù nó luôn nằm giữa "khả giải" và "bất khả giải". Từ đời Lê, Nguyễn Hành đã nhận thức rằng: "Tiếng kêu não nùng của con cuốc, cuối cùng là lơ lửng trên cành cây mà thôi; ta kêu bằng văn chương chữ nghĩa đến quyển sách cũng là tột cùng. Nó sẽ có âm thanh đặc biệt. Ai là người nghe thấy được, lại có thể hòa theo được để nối tiếp quyển sách này mà kêu lên" (Từ trong di sản - tr.103). Thơ, vì thế luôn đồng hành với cuộc sống, với tâm linh con người. Đặng Huy Trứ và các học giả xưa không những bàn sâu mà còn bàn hay về "món ăn tinh thần" làm "no lòng người" (chữ của Đặng Huy Trứ). Theo Đặng Huy Trứ, ý nghĩa và sức sống của thơ là ở sự lay động tâm hồn và cảm hóa lòng người. Từ chỗ so sánh thơ với họa, Đặng Huy Trứ đã bộc lộ quan niệm về thơ rất độc đáo: "tranh để nuôi con mắt, thơ để nuôi tấm lòng" (TP - tr. 442)*. Quả vậy, hội họa là hình tượng vô ngôn, nó cảm hóa ta bằng màu sắc, đường nét, hình khối, nó là vật thể im lặng không biết thổn thức. Còn thơ, thơ biết nói, biết lên tiếng. Viên Mai, nhà lý luận cổ điển Trung Quốc cũng cho rằng: "Cái gọi là thơ thì gốc rễ là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả của nó là ý nghĩa. Không ai nghe âm thanh mà không phản ứng, không ai giao tiếp với tình cảm mà không cảm hóa" (Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc - tr.160). Từ cái gốc tình cảm - sức sống mãnh liệt của thơ, Đặng Huy Trứ đi đến khẳng định đặc trưng của văn chương. Và ông đưa thơ lên tuyệt đỉnh của sự kỳ diệu: "Ôi, làm cảm động lòng người chẳng có gì hay bằng thơ" (Tựa tập thơ và tranh vẽ 48 người con có hiếu). Sức mạnh của thơ, sự chinh phục tâm hồn của thơ rõ ràng đã được Đặng Huy Trứ nhận thức một cách sâu sắc. Ý tưởng này của Đặng Huy Trứ về sau sẽ gặp gỡ với Tản Đà - một người có tâm huyết nồng cháy về thơ. "Thơ ca có cái năng lực khiến được người, nó ảnh hưởng trong chín châu ngoài bể... Thơ làm cho con người không quen ai mà yêu, không biết ai mà nhớ, không chỉ non thề bể mà nặng vì non nước" (Những kiến giải về thơ hồi đầu thế kỷ - Tạp chí vặn học, Số 12, 1996). Điều gì khiến cho thơ có khả năng chinh phục lòng người đến vậy? Phải chăng, nhân loại đã đặt lên đối vai nhà thơ một nhiệm vụ cao quý: "cứu rỗi linh hồn" và biến cải cuộc đời bằng cái đẹp? Ngọt ngào và cay đắng chính là ngọn lửa để nung cháy tâm hồn nhà thơ và bạn đọc. Từ đây, Đặng Huy Trứ ý thức rằng: chính thơ và bắt nguồn từ thơ nó sẽ mang đến cho con người nguồn tri thức vô tận cho bản thân, niềm kiêu hãnh, bền vững cho nước nhà. Ông nói: "Nước ta bền vững muôn phúc, văn hiến trăm năm, các bậc thánh hiền nối nhau đề cao thi giáo. Từ khi thành giang sơn đến nay, thơ mà các bậc danh nho đức lớn, nổi tiếng ở đời ngâm vịnh thì đứa trẻ nhỏ cũng thuộc lòng, sự thịnh vượng của thi giáo là nguồn gốc vậy" (TP - tr.125). Theo Đặng Huy Trứ, thơ ca là nguồn suối dào dạt để nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách con người. Thơ từ lòng người và tìm đến con người, tìm đến thế giới của CHÂN - THIỆN - MỸ, làm cho con người - Người hơn. Ông cho rằng: Thơ là phép giữ đạo nhà, là phép tắc đối nhân xử thế trong gia tộc và xã hội. Ông tự bộc bạch: "Lúc nhỏ, cha được ông nội là Trang Khải dạy bảo, nhắc nhở đều là lời hay, việc tốt của người xưa, khi buông sách ra thì những điều nghe được là những lời nói phải, những điều trông thấy là việc làm hay" (TP - tr. 458). Từ nhận thức trên, Đặng Huy Trứ xem thơ là người bạn, là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày: Thanh thiên bạch nhật cùng tâm sự / Gió mát trăng thanh ấy bạn bầu (TP-tr.177). Trong gian nan thử thách, trong buồn đau của cuộc đời, giữa những nhân tình thế thái, thơ ca đã trở thành người bạn tri âm để giãi bày tâm sự, nâng đỡ tâm hồn. Không biết từ bao giờ, thơ ca đã trở thành người kết duyên với thi nhân: Duyên xưa gắn bạn tâm đồng / Tinh thần bất tử vẫn ngời sách đây / Từng chương bút xóa lòa mây / ... Nghiến răng trong mọng ngùi thương cõi bờ (TP - tr. 402). Đối với Đặng Huy Trứ, thơ ca đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của ông: "Tôi vón thích thơ đã trở thành thói quen, khi sang Quảng Đông đã không tiếc tiền bỏ ra sưu tầm thơ hay xếp thành 10 bộ, ngày đêm xem và thuê người chép lại" (TP - tr. 424). Rất tiếc, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm thấy 10 bộ sách này do ông sưu tập. Với niềm say mê, yêu thích trên, Đặng Huy Trứ xem sách là một vật quý hơn châu báu, vàng ngọc. Thơ văn đã trở thành một phương thức sống, một chìa khóa kỳ diệu để mở cửa cho tâm hồn bốn phương lộng gió: "Bốn bức tường là sách, những vật báu của nhà Nho". Xưa, Trần Toại, đời Lý - Trần cũng nhận thức như vậy! "Xưa nay có cái gì mà cuối cùng không thành đất. Sau khi chết, chỉ có thơ là khả dĩ hơn vàng" (Thơ văn Lý Trần - Tạp chí văn học, Số 5 - 1974). Tất nhiên, một số nhà nho khác đi ngược lại quan điểm này. Với họ: "Văn chương chung số phận mục nát với muôn loài". Trần Thái Tông cho rằng: "Dẫu rằng văn chương tài thế, dù cho tài mạo khuynh thành, cuối cùng nào có khác chi, rút cuộc cũng đồng một duộc - khóa hư lục - phô thuyết sắc thần" (Quan niệm văn học thời Lý - Trần - Tạp chí văn học, Số 6 - 1974). Trần Minh Tông đến phút lâm chung, sai bề tôi mang những bản chép thơ chế ngự ra đốt đi và nói rằng: "Vật đáng tiếc còn không thể tiếc được, tiếc làm chi cái thứ ấy". Ở đây, Trần Thái Tông và Trần Minh Tông chịu ảnh hưởng quan niệm "sắc, không", xem văn chương rút cuộc cũng không thể thoát khỏi vòng "sinh, diệt". Đây là một quan niệm văn chương mang tính tiêu cực. Đặng Huy Trứ và các tác giả sau này đã vượt qua hạn chế ấy. Ông luôn tỏ ra trân trọng và quý mến văn chương, thấy được sức sống bền vững và tính "muôn đời" của văn chương. Với lẽ trên, Đặng Huy Trứ xem thơ là món làm no lòng người, có thể ví như những món ăn cao lương mỹ vị khác. Trong bài "Nhị vị tập", Đặng Huy Trứ thể hiện niềm yêu thích ấy một cách di dỏm, đầy thú vị. Ông xem cách nấu nướng và thưởng thức những món ăn cũng như cách thưởng thức và sáng tạo thơ ca: "Tôi vốn mê cuốn "Tạc phi am tập", ví như mâm có nhiều món rau thịt đủ cả, nhưng đọc sách này có khi quên cả ăn. Chỉ hận ở nhà không trữ được cuốn nào, mà mượn thì phải trả. Kẻ đi xin dấm quanh hàng xóm mà chẳng ai cho thường than rằng, nêm canh mà chẳng có muối và mỡ" (Tựa cuốn "Nhị vị tập" khắc in lần thứ 2 - TP - tr.508). Cầm cuốn sách trên tay, ông vui mừng và ví: "Chẳng khác nào đứng trước cửa hàng thịt mà nghĩ đến chuyện sắp được mời ăn" và có sách bên cạnh thì "cơ hồ không thiết đến mùi thịt nữa". Sỡ dĩ có được cảm xúc và niềm say mê trên, bởi Đặng Huy Trứ nhận thấy rằng, thơ ca là chiếc cầu đưa con người đến bến bờ của hạnh phúc: "Cuốn sách Học vấn tân sở dĩ làm ra...bởi nó là cánh cửa để đi đến mục đích cuối cùng của bến bờ khát vọng". Muốn tạo ra những tác phẩm văn học kỳ diệu, tác động sâu xa đến đời sống thẩm mỹ của con người, theo Đặng Huy Trứ, người nghệ sĩ phải thông qua khổ luyện, phải lao tâm, khổ tứ bằng chính máu huyết của mình. Ông ý thức rất rõ vấn đề sáng tạo trong nghệ thuật: Làm được câu thơ năm chữ, vặt đứt mấy hàng râu; thậm chí phải "Dụng phá nhất kinh tâm" (Khiến tim nát cả một đời). Làm thơ phải khổ luyện và gian truân như vậy, nên : "Ngâm một câu, vịnh một câu đều là tâm huyết cả". Thông qua cái đẹp và sự sáng tạo nghệ thuật, văn học có thể trở thành món ăn tinh thần kỳ diệu, làm say lòng người. Đặng Huy Trứ đã thấy rõ sức lay động tâm hồn và cảm hóa lòng người của thơ ca. Văn học, nhất là thơ ca có khả năng bồi đắp thêm đời sống tinh thần cho con người, hướng cảm xúc và tâm hồn chúng ta đến sự thanh cao, tao nhã. Đặng Huy Trứ đã không ngừng sáng tạo, truyền bá những tác phẩm thơ ca có ích cho đời. Hơn 1200 bài thơ của ông đều có sức chinh phục, cảm hóa sâu sắc lòng người. Mỗi tác phẩm của Đặng Huy Trứ đều toát lên tinh thần nhân đạo đáng quý. Thơ ông: "Lời lời là gấm vóc, ý ý là nghĩa nhân" (Vũ Đình Liên - một trong những người tham gia dịch thơ Đặng Huy Trứ). Và như có ý kiến nhận xét: "Tinh tế cao xa mà gần gũi, bay bổng mà thiết thực, duyên dáng - tình tứ mà vẫn trong sáng làu làu như gương soi, gợi mở bao la mà vẫn cô đọng, hàm súc" (Hoàng Công Khanh - Tính chất trữ tình trong thơ Đặng Huy Trứ). Xuất phát từ một quan điểm nghệ thuật chân chính, với Đặng Huy Trứ, văn chương không chỉ để cảm hóa lòng người, biến cải cuộc đời, mà còn góp phần tích cực vào sự phát triển đi lên của xã hội. Để những mong sao đất nước này: "Cúi không thẹn với đất, ngửa không thẹn với trời"; nhằm: "thoát khỏi nỗi nhục không bằng người" - như ông từng đớn đau, trăn trở... Mặc dù không có mặt trong vườn tinh hoa của "Từ trong di sản" **, nhưng qua nghiên cứu, chúng tôi cho rằng: Đặng Huy Trứ có thể sánh với gương mặt của Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu... Đi sâu vào trước tác của ông, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng: Đặng Huy Trứ là một tác gia xuất sắc không những về sáng tác mà cả về mặt lý luận! Văn chương ông không những mang nặng tính nhân văn mà còn thấm nhuần chất lý luận. Tiềm ẩn trong những sáng tác, Đặng Huy Trứ đã để lại cho đời một quan niệm sâu sắc, độc đáo về bản chất, chức năng, mục đích của văn chương (đặc biệt là thơ). Quan niệm ấy được đúc kết từ thực tiễn sáng tác và máu huyết trong cuộc đời hoạt động của ông. Vì thế, nó càng trở nên sâu sắc, nhuần nhuyễn và "xanh tươi" hơn. Đặng Huy Trứ là một nhà thơ lớn của văn học Việt nam thế kỷ XIX; một danh nhân văn hóa lớn của đất Thuận Hóa - Huế. T.H.S (136/06-00) ---------------------------------------- (1) PhạmTuấn Khánh (Chủ biên) - Đặng Huy Trứ - Con người và tác phẩm - NXB Thành phố Hồ Chí minh - 1990. (2) Trần Thanh Mại - Vài nét trong quan niệm văn học của Lê Quý Đôn - Tạp chí Văn học, số 4 - 1960. (3) Phương Lựu - Viên Mai và lý luận thơ cổ Trung Quốc -Tạp chí Văn học, số 1-1973. (4) Đỗ Văn Hỷ - Cái hay trong thơ xưa dưới con mắt của nhà thơ xưa - Tạp chí Văn học, Số 4-1983. (5) Trần Nghĩa - Quan niệm văn học thời Lý - Trần - Tạp chí Văn học , số 6 - 1974. (6) Trần Mạnh Tiến - Những biến giải về thơ hồi đầu thế kỷ - Tạp chí văn học, số 12 - 1996. (7) Nguyễn Minh Tấn (Chủ biên) - Từ trong di sản - NXB Tác phẩm mới - Hà Nội, 1981. * Đặng Huy Trứ - Con người và tác phẩm - NXB - Thành phố Hồ Chí Minh, 1990. ** Cuốn sách tập hợp những ý kiến người xưa bàn về văn chương. |
(Cuộc trưng cầu ý kiến các giảng viên dạy lý luận và lịch sử văn học ở các trường ĐHTH ở Liên Xô)
Phan Thắng thực hiện
ĐỖ LAI THÚY
Ngồi buồn lại trách ông xanh
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
(Nguyễn Công Trứ)
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Không biết ngẫu nhiên hay cố ý mà tập thơ sẽ in riêng của nhà thơ Trần Lan Vinh lại mang tên với chữ đầu là Lục (sáu) – Lục bát đồng dao? Thôi thì cứ nói theo khẩu ngữ nhà Phật là tùy duyên nhưng điều quan trọng lại không phải ở phần cứng đó mà ở phần mềm hoặc không ở chỗ thể mà ở chỗ dụng của danh xưng.
LTS: Thời gian qua, thơ Tân hình thức Việt đã bắt đầu được nhiều bạn đọc, bạn thơ quan tâm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về việc làm sao để đọc một bài thơ Tân hình thức? Làm sao để giữ nhịp điệu của thơ?... Bài viết dưới đây của Biển Bắc, nhằm giới thiệu cách đọc-diễn một bài thơ Tân hình thức Việt. Vì muốn làm sáng ý nguyện ngôn ngữ đời thường nên bài viết sử dụng ngôn ngữ rất THT Việt. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
ĐẶNG TIẾN
Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề…
(Nguyễn Bính)
DÂN TRÍ
Không học chữ Nho, nghe qua hai câu thơ Hán Việt vừa dẫn thì cũng có thể hiểu được nghĩa lý một cách mang mang hồn sử thi.
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Khi mới học cấp 2, tôi đã thấy trong tủ sách nhà tôi có hai cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan và Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân do một người dượng mua về từ Sài Gòn.
THÁI KIM LAN
Bài viết này chỉ là một phác thảo gợi ý về sự nghiệp và ảnh hưởng của hai nhà nữ trí thức miền Nam trong những thập niên 60, 70. Phùng Thăng tạ thế cuối thập niên 70. Phùng Khánh đã là Ni sư giữa thập niên 60 và trở nên một Ni sư Trưởng lỗi lạc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước và sau 1975, liễu sinh 2003.
YẾN THANH
“Vĩnh biệt mày, cái thằng không biết tưởng tượng. Mày tự mà đốt đuốc cho cuộc hành trình thăm thẳm của mày đi”
ĐỖ LAI THÚY
Trong một vài năm gần đây, nhiều nhà phê bình và nghiên cứu văn học đã có những cố gắng đáng kể để thoát ra khỏi tình trạng tiếp cận văn học một cách xã hội học có phần dung tục, hướng đến cách tiếp cận mới xuất phát từ đặc trưng của chính bản thân văn học. Một trong nhiều đường hướng nghiên cứu có triển vọng đó là phong cách học.
Cần phải nói ngay, Tưởng tượng & Dấu vết là cuốn tiểu thuyết khó đọc. Nó khó đọc vì hai lẽ: thứ nhất, nền tảng logic văn bản không nằm trong phương pháp tạo dựng hay trong tri thức thực hành của tác giả, mà nó nằm sâu trong yếu tính[2] thời gian.
ĐINH VĂN TUẤN
Thi hào Nguyễn Du khi sáng tác “Truyện Kiều” đã đặt tên cho tác phẩm nổi tiếng này là gì? Cho đến nay, giới nghiên cứu Kiều vẫn còn phân vân, chưa dứt khoát hẳn một nhan đề nào là khởi đầu do cụ Nguyễn Du đặt.
KHẾ IÊM
Tặng nhà thơ Biển Bắc và Hồ Đăng Thanh Ngọc
Nhà thơ và nhà nghiên cứu Mỹ Timothy Steele, trong bài viết “Phép làm thơ cho những nhà thơ thế kỷ 21”, nhấn mạnh, cách làm thơ trong thế kỷ tới sẽ là tuôn nhịp điệu ngôn ngữ nói vào thể luật, để hình thành nhịp điệu thơ.
HOÀNG DŨNG, BỬU NAM
(Phỏng vấn nhà sử học Nguyễn Hồng Phong, nhà văn Huy Phương và nhà phê bình văn học Phương Lựu)
HỒ TIỂU NGỌC
Thế kỷ XXI là thế kỷ của internet và truyền thông, nơi mọi chân lý và định luật đều gói gọn ở trong hai con số 0 và 1 của ngôn ngữ lập trình mạng.
VŨ THỊ THƯỜNG
Gần đây, nhân công việc tìm nhặt tư liệu xung quanh vụ án Lệ Chi viên để viết một cái gì đó bằng văn xuôi, tôi có đọc một số sách viết về Nguyễn Trãi. Trong số sách tôi đã đọc ấy, có hai cuốn: Văn chương Nguyễn Trãi và Chủ nghĩa yêu nước trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn của tác giả Bùi Văn Nguyên.
VŨ TRỌNG QUANG
I. HÀNH TRÌNH TẤT YẾU
Bước chân bắt đầu từ khởi điểm Octavio Paz “Giữa im lặng và tiếng nói, đó là thơ”. Vậy thì im lặng hay lên tiếng, có người nói thơ là tiếng nói, và có người cho vô ngôn là một giá trị.
ROLAND BARTHES
Trong cuộc chiến giữa bạn với thế giới, hãy đặt thế giới ở hàng thứ cấp (Franz Kafka)
LÊ QUANG THÁI
Việt Nam đã có thơ mới sánh cùng với thơ mới của các nước Nhật Bản, Trung Hoa, Indonesia; khác nhau ở chỗ phong trào thơ mới dậy lên sớm hơn hoặc muộn hơn ba năm mà thôi. Còn các nước Thái Lan, Lào và Campuchia không có chuyện thơ mới bởi lẽ tình hình văn nghệ thiếu điều kiện phát triển.