Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang về với đất mẹ Quảng Bình

11:54 13/10/2013

Chuyên cơ chở linh cữu linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất cánh từ Sân bay Nội Bài hướng về đất mẹ Quảng Bình.

Người dân giơ cao di ảnh chờ đón Đại tướng về đất mẹ - Ảnh: Thái Lộc

11g30: Hàng nghìn người dân Quảng Bình đứng hai bên đường chờ đón Đại tướng. Lực lượng cảnh sát đang dẹp đường chuẩn bị cho đoàn xe đưa lĩnh cữu Đại tướng đi qua.

11g25, chuyên cơ đặc biệt đưa lãnh đạo Đảng, Nhà nước... đã hạ cánh an toàn xuống Sân bay Đồng Hới.

11g15: người dân đổ về khu an táng Vũng Chùa ngày càng đông. Họ nhẫn nại băng qua các cánh đồng để đến gần khu an táng.

Rất nhiều cựu chiến binh, cán bộ, chiến sĩ cùng người dân từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước có mặt. Trên bầu trời, trực thăng bay thị sát vòng quanh khu vực để đảm bảo cho giờ khắc trọng đại khi linh cữu Đại tướng đến.

10g25 chuyên cơ chở linh cữu linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất cánh từ Sân bay Nội Bài hướng về đất mẹ Quảng Bình.

Bốn người con của Đại tướng đi cùng chuyên cơ chở Đại tưóng. 10g25 máy bay cất cánh và dự kiến sẽ bay khoảng 40 - 45 phút, đến sân bay Đồng Hới lúc 11g05.

 

Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng - Ảnh: Võ Văn Thành

 

7g sáng nay 13-10, Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được tổ chức trọng thể với nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Sáng sớm 13-10, hàng vạn người dân đổ về các tuyến phố xung quanh nhà tang lễ, nơi đặt linh cữu Đại tướng. Tất cả không ai bảo ai nhưng đều xếp hàng rất trật tự, nhiều người ngồi sát các mép đường với những ánh mắt đau buồn.

Biển người dồn về vỉa hè các tuyến phố Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, Tràng Thi... Tất cả lặng lẽ chờ đợi để được trực tiếp tiễn biệt đại tướng lần cuối.

Tại nhà riêng Đại tướng số 30 – Hoàng Diệu, tất cả các ngã đường Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Hoàng Diệu đều đông nghịt người. Nhiều người mặc áo đen để bày tỏ niềm đau buồn trong ngày di quan của Đại tướng. Nhiều bạn trẻ mặc áo cờ đỏ sao vàng thể hiện tình cảm với quê hương, với người anh hùng đã khuất.

7g40, cỗ linh xa có gắn khẩu đại pháo phía sau mang linh cữu Đại tướng được phủ Quốc kỳ đặt trong lồng kính đã di chuyển từ sân nhà tang lễ ra phía ngoài ra đường Trần Thánh Tông.

Sau khi rời Nhà tang lễ, linh cữu Đại tướng được đưa đi dọc đường Lê Thánh Tông, dọc Tràng Tiền, Tràng Thi, qua Điện Biên Phủ, Quảng trường Ba Đình, ghé về nhà tại số 30 Hoàng Diệu chào từ biệt rồi ra sân bay Nội Bài. 

 

Linh xa chở linh cữu Đại tướng đi qua Quảng trường Ba Đình. Ảnh: TIẾN THẮNG

Cỗ linh xa cùng đoàn tiêu binh chở linh cữu Đại tướng đã đến sân bay Nội Bài. Linh cữu Đại tướng được đưa tới bãi đỗ sân bay và đưa lên chuyên cơ ATR72 mang số hiệu VN103. Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng sẽ cất cánh rời Nội Bài lúc 11g và đáp xuống sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) lúc 12g25.

>>Xem đầy đủ diễn biến Lễ truy điệu và di quan

Tại Quảng Bình, rạng sáng 13-10, ở nhiều ngả đường TP Đồng Hới mọi người đã lần lượt tụ về chờ dự lễ truy điệu Đại tướng - người con ưu tú của quê hương Quảng Bình.

10g40: Tại ngã ba quốc lộ rẽ vào sân bay Đồng Hới, rất đông người dân đến chờ đón Đại tướng trở về.

Một gia đình 40 người ở thôn Yên Phú, xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình thức dậy từ 3g sáng, thuê hai xe chở cả gia đình vượt qua 120km về Đồng Hới để chờ đón Đại tướng.

Chị Đinh Thị Đào, đại diện gia đình cho biết toàn bộ gia đình chị sẽ đến nơi an táng để tiễn biệt Đại tướng.

 

Cán bộ, nhân dân Quảng Bình tham dự Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ảnh: Hoàng Điệp

 

Hàng ngàn người dân ở mọi miền Việt Nam đã và đang đổ dồn về Quảng Bình để được đón Đại tướng trở về.

Sau lễ truy điệu Đại tướng, đoàn người đã kéo về sân bay Đồng Hới. Theo kế hoạch, 12g30 máy bay mới hạ cánh tại sân bay Đồng Hới nhưng ngay từ 9g sáng, dòng người đã đổ về sân bay Đồng Hới dưới cái nắng chói chang chờ đón Đại tướng.

 

Đông đảo người dân TP.HCM đến lễ truy điệu Đại tướng - Ảnh: TTD

 

Tại TP.HCM, từ tờ mờ sáng đã có hàng ngàn người dân tập trung tại Hội trường Thống Nhất để xem truyền hình trực tiếp lệ truy điệu. Dòng người xếp hàng kính cẩn vào viếng Đại tướng. Trong đó, có rất nhiều Đoàn viên thanh niên trên tay cầm hoa cúc trắng đến tiễn Đại tướng lần cuối.

Theo TTO

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Thư Sông Hương Vậy là năm đầu của thế kỷ XXI, của thiên niên kỷ III Công lịch đã qua. Mới ngày nào đó, khắp hành tinh này còn rộ lên niềm hoang mang và hoang tưởng về một ngày tận thế ở năm 2000 bởi sự “cứu rỗi” của Thiên Chúa hoặc bởi sự “mù loà” của máy tính. Mới một năm thôi mà thế giới loài người đã qua biết bao bất trắc, xung đột, khủng bố... và máu và nước mắt! May mà đất nước chúng ta vẫn được bình yên, ổn định, phát triển theo Đường lối Đại hội IX của Đảng. May mà dân ta vẫn còn nhu cầu Văn hoá tâm linh. Văn hoá tâm linh cũng là thuộc tính của văn học nghệ thuật. Các tờ báo văn nghệ tồn tại được chính nhờ nhu cầu đó. Qua một năm nhìn lại, Tạp chí Sông Hương chúng tôi ngày một được bạn đọc tin cậy hơn, cộng tác càng nhiều hơn, thật là điều vinh hạnh. Song, ngược lại, chúng tôi cũng lấy làm áy náy vì bài vở thì nhiều mà trang báo lại có hạn, không thể đăng tải hết được, nhất là số Tết này. Ở đây, nó mang một nghịch lý chua chát, bi hài như một nhà viết kịch đã nói: “Số ghế bao giờ cũng ít hơn số người muốn ngồi vào ghế”. Ngoài sự bất cập ấy, hẳn còn có những điều khiếm nhã khác mà chúng tôi không biết làm gì hơn ngoài lời xin lỗi, lời cảm ơn và mong được thể tất. Chúng tôi xin cố gắng chăm lo tờ Sông Hương luôn giữ được sắc thái riêng, có chất lượng để khỏi phụ lòng các bạn. Dù thế giới có biến đổi thế nào đi nữa thì Sông Hương vẫn mãi mãi muốn được thuỷ chung với bạn đọc, bạn viết của mình. Nhân dịp tết Nhâm Ngọ, Sông Hương trân trọng chúc Tết các bạn sang năm mới thêm dồi dào sức khoẻ, thành đạt và hạnh phúc. S.H

  • Các bạn đang cầm trên tay số kỷ niệm 25 năm thành lập Tạp chí Sông Hương. Mới ngày nào đó, một ngày hè tháng 6 năm 1983, trong niềm khao khát của không khí đổi mới trong văn học nghệ thuật, Tạp chí Sông Hương số 01 ra mắt và đón nhận sự hưởng ứng của công chúng. Đó là một sự khởi đầu được mong đợi từ hai phía: người viết và bạn đọc.

  • Gần đây đọc các bài của Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Hùng Vĩ bàn về ba bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến trên Văn nghệ (1), tôi thấy câu "Nước biếc trông như tầng khói phủ" trong bài Thu vịnh là câu thơ sáng rõ, không có gì khó hiểu mà lại được bàn nhiều. Mỗi người hiểu mỗi cách mà đều hiểu không đúng, chỉ vì không để ý rằng câu thơ này được viết theo lối "đảo trang".

  • (Nhân đọc: "Truyện Mã Phụng - Xuân Hương") * Truyện "Mã Phụng - Xuân Hương" trước đây còn được quen gọi dưới nhiều tên khác nhau, lúc là Vè Bà Phó, Vè Mã Phụng - Mã Long, khi là Thơ Mụ Đội, khi lại là Truyện Mã Ô - Mã Phụng v.v... là một tác phẩm văn học dân gian vốn được nhân dân Bình - Trị - Thiên rất yêu thích, phạm vi phổ biến trước Cách mạng Tháng Tám 1945 khá rộng.

  • Trên Tạp chí Sông Hương số tháng 3, nhân sự kiện Trần Hạ Tháp dành được giải A trong cuộc thi truyện ngắn của báo “Văn nghệ”, tôi vừa lên tiếng về sự “lặng lẽ” - một điều kiện cần thiết để làm nên tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, nay lại nói điều ngược lại, vậy có “bất nhất” có mâu thuẫn không?

  • Trên thực tế, việc bảo tồn những vốn quý của cha ông để lại quả không phải là việc đơn giản, dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ không thể có sự chọn lựa nào khác bởi vì sẽ không có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nào cả nếu từ bây giờ chúng ta không biết giữ lấy những gì mình đang có.

  • Mang tên dòng sông duyên dáng thả mình bên thành phố Huế - SÔNG HƯƠNG, những trang tạp chí này là dòng chảy của những cảm xúc tươi đẹp trên “khúc ruột miền Trung” đất nước.

  • Từ xa xưa đến bây giờ, thường tục vẫn nói "sông có khúc người có lúc". Không biết Sông Hương bản báo năm rồi (năm tuổi 15) là sông hay là người? Có lẽ cả hai. Vậy nên cái khúc và cái lúc của nó đã chồng lên nhau - chồng lên nhau những khó khăn và tai tiếng!