Đại hội Hội Văn nghệ Dân gian lần thứ V, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

09:54 19/07/2010
Sáng 18-7, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Văn nghệ dân gian đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Trong nhiệm kì IV, 2005 - 2010, Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã có những hoạt động nghề nghiệp nổi bật như: .Thành lập Ban biên soạn Tổng mục lục các công trình sưu tầm, nghiên cứu văn hoá dân gian Thừa Thiên Huế, Ban biên soạn đã hoàn thành bản thảo. Hưởng ứng kế hoạch Tầm nhìn 2010 của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội đã lên kế hoạch sưu tầm, nghiên cứu những lĩnh vực đang bỏ ngỏ. Với Dự án Công bố, phổ biến Tài sản văn hoá, văn nghệ dân gian Việt Nam do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thực hiện, trong số 100 công trình đầu tiên ra mắt bạn đọc vào đầu năm 2010, Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế có 6 đầu sách (của các tác giả Tôn Thất Bình, Trần Hoàng, Nguyễn Thị Sửu, Triều Nguyên); Thực hiện đều đặn mỗi năm một tập Nghiên cứu Văn hoá dân gian Thừa Thiên Huế.

Trong năm 2008, bốn hội viên của Hội đã được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian: ông Trần Hữu Nhơn (kim hoàn), ông Lê Hoành Khánh (chạm khắc gỗ), bà Minh Mẫn (ca Huế), bà Hoàng Thị Như Huy (ẩm thực).
 
Phần lớn hội viên của Hội  đều đang công tác ở các trường đại học, cao đẳng, các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan quản lí văn hoá nghệ thuật, có tay nghề tương đối vững vàng. Các công trình đã công bố cho thấy đã có sự phân bố khá đều khắp, khá hợp lí trên các lĩnh vực folklore. Về nghiên cứu và giảng dạy văn hoá dân gian, có Trần Đại Vinh, Trần Hoàng, Trần Đình Hằng;... ; nghiên cứu về lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, có Tôn Thất Bình, Nguyễn Phước Bảo Đàn, Lê Thọ Quốc,... nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian, có Phan Thị Đào, Phạm Bá Thịnh, Triều Nguyên,... ; nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc dân gian, có Hà Sâm, Dương Bích Hà, Thân Trọng Bình,... ; nghiên cứu và giảng dạy về mĩ thuật, kiến trúc, có Vĩnh Phối, Trần Đức Anh Sơn, Lê Anh Tuấn,... ; nghiên cứu về nghề và làng nghề truyền thống, có Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Thế, Nguyễn Thị Tâm Hạnh,... ; nghiên cứu về văn hoá làng xã, có Lê Nguyễn Lưu, Huỳnh Đình Kết, Dương Phước Thu,... ; nghiên cứu về văn hoá các dân tộc ít người, có Nguyễn Thị Sửu, Mai Khắc Ứng, Vĩnh Phúc, Trần Nguyễn Khánh Phong,... ; lĩnh vực biểu diễn, có các NSƯT Thái Hùng, Châu Dinh, La Cẩm Vân,... Tất nhiên, nhiều hội viên không chỉ hoạt động trong một lĩnh vực mà còn có đóng góp ở các lĩnh vực chuyên môn khác.

Nhiều hội viên đã tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học về văn hoá dân gian trong và ngoài nước; đã thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Viện, Hội trung ương, cấp Sở, Trường đại học,... ; đồng thời đóng góp (về lĩnh vực văn hoá, văn nghệ dân gian) cho các tạp chí chuyên ngành trung ương, như các tạp chí Văn hoá dân gian, Nguồn sáng dân gian, Dân tộc học, Văn hoá nghệ thuật,... , và các tạp chí trên địa bàn Thừa Thiên Huế: Đại học Huế, Nghiên cứu và Phát triển, Huế xưa và nay, Sông Hương,... và tập Nghiên cứu Văn hoá dân gian Thừa Thiên Huế của Hội. 
 

Ra mắt Ban Chấp hành mới nhiệm kỳ 2010-2015


Trong năm năm qua, hội viên của Hội, chỉ tính riêng lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn hoá dân gian, đã thực hiện được 25 đầu sách, khoảng hơn 120 bài báo khoa học, đoạt 17 giải thưởng của trung ương và địa phương...
 
Với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành mới nhiệm kỳ 2010-2015 gồm có 5 người, và bầu ra 15 đại biểu xứng đáng đi dự Đại hội Hội Liên hiệp VHNT tỉnh vào tháng 10 sắp đến.

PV








Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • “…Mới ngày nào của buổi sáng hội ngộ mùa thu 2008, các bạn trẻ cùng nhau thảo luận về sân chơi cho văn chương trẻ, nhận ra sự bơ vơ mà như một lời tự tình rất thực đã so sánh: “Con nai vàng ngơ ngác của nhà thơ Lưu Trọng Lư còn có thảm lá vàng để dẫm lên, còn những bước chân tập tễnh vào chốn văn chương của những cây bút trẻ đã không biết dẫm lên đâu trong mênh mông cuộc sống xô bồ hiện tại”.

  • Có thể nói như vậy về cuộc “ra quân” cùng lúc của 14 họa sĩ trẻ tại cơ sở “Nghệ thuật không gian mới” ở thôn Lại Thế (xã Phú Thượng, Phú Vang) chiều ngày 21/12/2008.

  • Sáng sớm ngày 7-12-2008, giữa rừng thông bên núi Ngũ Phong, phường An Tây TP Huế đã diễn ra Đại lễ khánh thành đền thờ vua Trần Nhân Tông (TNT) - nhân kỷ niệm 750 năm ngày sinh vua TNT 7/12/1258-7/12/2008 và 700 năm ngày mất 1308-2008 do Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức trong khu Trung tâm văn hóa Huyền Trân.

  • Ngày 22/11 vừa qua, tại xóm 3 thôn Lại Thế huyện Phú Vang đã long trọng tổ chức Lễ khai mạc triển lãm tranh “Nơi mới” của các nghệ sĩ: Phan Hải Bằng, Nguyễn Thiện Đức, cặp song sinh Lê Đức Hải - Lê Ngọc Thanh, Võ Xuân Huy, Hoàng Đăng Nhuận, Trương Thiện.

  • Tạp chí Sông Hương phối hợp với Học bỗng Vang Vang đã trao 65 suất quà cho con em bà con lao động nghèo, cụ thể là các cháu từ 5-10 tuổi con em các nghiệp đoàn xích lô xe thồ ở thành phố Huế.

  • Các cháu đều rất đáng thương tâm, chịu nhiều thiệt thòi vì tật nguyền, nhiều cháu gặp phải bệnh chân voi, bại não nằm liệt người một chỗ, thiểu năng trí tuệ không tự ăn uống sinh hoạt được, câm điếc bẩm sinh. Các cháu đều ở trong những ngôi nhà nghèo, bố mẹ là công nhân lao động lương không đủ trang trải và không có điều kiện chăm sóc các cháu ... 

  • Đề án nhằm xây dựng thành phố Festival Huế mang tầm quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; xây dựng Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival.

  • Rồi thì năm 2000, năm chuyển giao giữa hai thế kỷ và hai thiên niên kỷ cũng đã qua, để cho thế kỷ XXI chính thức khai mạc vào xuân Tân Tỵ này.

  • Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tuyên dương gia đình chị Lê Thị Thêu, người dân tộc Katu, trong phong trào hiến máu nhân đạo. Có tới 9 thành viên trong gia đình chị cùng tham gia hiến máu.

  • Do ảnh hưởng của hai đợt rét đậm, rét hại kéo dài gần hai tháng qua, hàng chục ha cây thanh trà ở xã Thủy Biều, TP Huế không thể ra hoa.