Đến dự Đại hội về phía Trung ương có nhà thơ Hữu Thỉnh- Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; về phía tỉnh có các đồng chí: Trần Thanh Bình- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Ngô Hòa- UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Võ Văn Chinh- Phó Chỉ tịch UBMTTQVN tỉnh; cùng đại diện các cơ quan ban ngành cấp tỉnh; đại diện các Hội VHNT: Quảng Trị, Quảng Bình, Ninh Bình; các văn nghệ sỹ lão thành và 231 đại biểu 8 hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp....
Nhà thờ họ Lê, làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, Tại Đại hội, họa sỹ Đặng Mậu Tựu đã ôn lại chặng đường 60 năm trưởng thành và phát triển của nền văn học nghệ thuật tỉnh nhà. Cách đây đúng 60 năm, vào tháng 10 năm 1950, tại làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc đã diễn ra cuộc “họp bạn văn nghệ” toàn tỉnh Thừa Thiên, đánh dấu sự ra mắt của Phân hội Văn nghệ Thừa Thiên (tiền thân của Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên và nay là Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế). Tại cuộc “họp bạn văn nghệ”, hơn 50 văn nghệ sỹ đã tổng kết đánh giá quá trình hoạt động về thơ, văn, nhạc, kịch và bầu ra Ban chấp hành Phân hội Văn nghệ Thừa Thiên đầu tiên do nhà văn Trịnh Xuân An làm Phân hội trưởng.
60 năm qua, Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã có nhiều tên tuổi lớn đã được ghi danh trên diễn đàn văn học nghệ thuật Việt Nam như: Văn Cao, Nguyễn Văn Thương, Tố Hữu, Ngô Kha, Thanh Hải, Lê Minh Trường, Tống Hoàng Nguyên, Trần Hoàn, Hải Bằng, Xuân Hoàng, Trịnh Công Sơn, Bửu Chỉ, Thái Ngọc San, Đỗ Kỳ Hoàng, Phạm Đăng Trí, Trịnh Xuân An, Lương An, Nguyễn Khoa Lợi, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê, Võ Quê, Hà Khánh Linh, Nguyễn Quang Hà, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Khắc Thạch, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Quang Lập, Lê Thị Mây, Nguyễn Trọng Tạo, Đinh Cường, Trần Hữu Pháp, Hoàng Sông Hương, Vĩnh Phối, Hoàng Đăng Nhuận, Đặng Mậu Tựu, Lê Văn Ngăn, Trần Thùy Mai, Ngô Minh, Hồ Thế Hà, Việt Đức, Lê Anh, Lê Phùng, Khắc Yên, Phạm Văn Tý, Phạm Bá Thịnh, Nguyễn Minh Dũng, Nguyễn Nguyến, Phùng Phu, Huỳnh Quang, Ngọc Bình, La Cẩm Vân... và nhiều tên tuổi khác.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, họa sỹ Đặng Mậu Tựu đã tổng kết, đánh giá chung về diện mạo Văn học nghệ thuật thuật Thừa Thiên Huế trong nhiệm kỳ 2005- 2010. Trong 5 năm qua, cùng với những thành tựu to lớn từ công cuộc đổi mới đất nước, Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã có nhiều cống hiến vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ tổ quốc của dân tộc; phản ánh chân thực và sâu sắc những giá trị văn hóa, lịch sử, cuộc sống đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân, khát vọng của nhân dân... Từ đó, các văn nghệ sỹ đã cho ra đời nhiều tác phẩm có chất lượng với nhiều loại hình nghệ thuật từ văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc đến kiến trúc, sân khấu, múa, văn nghệ dân gian, đạt nhiều giải thưởng lớn trong nước và quốc tế, được phong tặng danh hiệu, tước hiệu, bằng khen và huy chương... “xứng đáng với danh hiệu cao quý người nghệ sỹ- chiến sỹ, là lực lượng nòng cốt trực tiếp tạo nên nền văn học nghệ thuật cách mạng của dân tộc trong thời kỳ đổi mới” mà Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị đã khẳng định.
Nhiệm 2005- 2010, Hội đã đẩy mạnh hoạt động sáng tạo văn nghệ thuật bằng hình nhiều hình thức lẫn phương pháp tổ chức như phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các địa phương nhằm xã hội hóa các hoạt động văn sáng tác và nâng cao chất lượng trại sáng tác theo hướng chuyên biệt họa kết hợp giữa các loại hình: văn học, âm nhạc, kết hợp văn học với am nhạc, nhiếp ảnh với mỹ thuât... như trại sáng tác. Về việc công bố tác phẩm cũng đã được xã hội hóa như việc Vườn Quốc gia Bạc Mã đầu tư in tác phẩm viết ở trại sáng tác Bạch Mã; UBND và phòng VHTT huyện quảng Điền đầu tư kinh phí đêm công diễn tác phẩm ở trại sáng tác Quảng Ngạn; Hội Âm nhạc Việt Nam đầu tư kinh phí dàn dựng chương trình giới thiệu các ca khúnhạc sỹ Huế tại thành phố Vinh. Hội cũng đã tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, hội thảo chuyên ngành và xuất bản các công trình VHNT lớn như: 700 năm thơ Huế, 30 năm Văn học Thừa Thiên Huế, 30 năm Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, thiêt kế Trang thông tin điện tử vanhocnghethuat-tthue.org.vn, đồng thời thời hỗ trợ hơn 30 đầu sách cho các hội viên không có điều kiện xuất bản tác phẩm và hỗ trợ một phần kinh phí công bố gần 60 tác phẩm cho hội viên. Nhiệm kỳ qua, các cơ quan chuyên môn của Hội đã phát huy hết chức năng và vai trò của mình trong sự nghiệp VHNT.
Trong nhiệm kỳ mới 2010- 2015, Đại hội đã đưa ra phương hướng nhiệm vụ với những mục tiêu, chương trình trọng điểm như sau: 1. Mục tiêu: Phát huy cao nhất nguồn lực sáng tạo của văn nghệ sỹ, phấn đấu để có nhiều tác phẩm, công trình VHNT có giá trị chất lượng nhằm cổ vũ nhân dân trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, ổn định xã hội; Xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ Thừa Thiên Huế một cách toàn diện, chú trọng phát triển chiều sâu có chất lượng, chăm lo phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ... đoàn kết, cùng nhau gắn bó cùng phát triển trong sự nghiệp chung của dân tộc; Tiếp tục cũng cố tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu lãnh đạo, quản lý và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chỉ đạo, quản lý VHNT của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chính sách phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới. 2. Chương trình trọng điểm: Xây dựng đề án mô hình, tổ chức Hội Liên hiệp; xây dựng đề án trụ sở Hội Liên hiệp, Tạp chí Sông Hương và các hội thành viên tại số 9 số 9 Phạm Hồng Thái và Nhà lưu niệm Văn nghệ sỹ Thừa Thiên Huế tại 26 Lê Lợi, Huế; Phối hợp với Sở VH-TT&DL để xây dựng đề án về các thiết chế văn hóa như: Nhà trưng bày triển lãm, Bảo tàng Mỹ thuật và quy chế phối hợp hoạt động giữa Hội và Sở; Sửa đổi, bổ sung Quy chế hỗ trợ tác phẩm, công trình VHNT theo Đề án 926 của Chính Phủ giai đoạn 2011- 2015 cho phù hợ với tình hình hoạt động thực tiễn và nhiệm vụ mới; Triển khai chương trình hợp tác giữa các Hội VHNT các vùng kinh đô xưa và hoạt động giữa 3 thành phố kết nghĩa Hà Nội- Huế- Sài Gòn...
Tại Đại hội, đồng chí Trần Thanh Bình- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã biểu dương những thành quả đã đạt được của Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế trong 5 năm qua, góp phần vào sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật tỉnh nhà, xứng đáng với Huế, trung tâm văn hóa đặc sắc của cả nước,, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Huế trong dòng chảy của nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc... Thay mặt lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng chí Trần Thanh Bình đã tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “ Đoàn kết - Bản lĩnh - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”. Dịp này Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Ủy ban toàn quốc các Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam; Tạp chí Sông Hương và 8 hội chuyên ngành được UBND tỉnh tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển Hội.
Cũng tại Đại hội, hưởng ứng lời kêu gọi hướng về đồng bào bị lũ lụt ở các tỉnh Quảng Bình Hà Tĩnh, Nghệ An, các đại biểu đã ủng hộ hơn 8,4 triệu đồng trao tặng cho các tỉnh bị thiệt hại lớn trong cơn lũ vừa qua.
Trước đó, Đại hội nội bộ Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã diễn ra vào chiều ngày 22/10. Tại đây, Đại hội đã thông qua dự thảo sửa đổi Điều lệ Hội để các đại biểu góp ý xây dựng, với nhiều ý kiến khác nhau về một số điều, khoản trong Điều lệ như số lượng thành viên, quy chế bầu Ban kiểm tra, Hội động nghệ thuật và nhiều đề xuất khác như nên xây dựng nhà bảo tàng VHNT Thừa Thiên Huế... Đại hội đã biểu quyết thông qua bản điều lệ hoàn chỉnh, cũng như ghi nhận ý kiến của các đại biểu để BCH nhiệm kỳ 2010- 2015 thực hiện, ngoài ra một số vấn đề mang tính quy mô Hội sẽ lập đề án đề nghị cấp trên xem xét, giải quyết. Như vậy, theo Điều lệ sửa đổi, tên gọi mới của Hội Liên hiệp văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế là LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ. Đại hội đã tiến hành hiệp thương BCH nhiệm kỳ mới với 15 thành viên, và tại phiên họp lần thứ nhất BCH đã bầu Ban thường vụ, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp cũng như giới thiệu và đề cử thành các thành viên Ban kiểm tra, Hội đồng nghệ thuật nhiệm kỳ 2010- 2015.
|
Chiều ngày 22/5, NXB Trẻ và Công ty Truyền thông Sơn Ca đã tổ chức lễ ra mắt hai ấn phẩm: “Thơ tình xứ Huế” và “Buffet truyện ngắn miền Trung” tại Trung tâm Dịch vụ Festival, 11 Lê Lợi, Huế.
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010), sáng nay 18-5-2010 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ Dâng hoa báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lễ phát thưởng các tác phẩm tiêu biểu viết về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và khai mạc triển lãm chuyên đề “Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh”.
Sáng 16/5, tại Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán Huế, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Tuần văn hóa Phật giáo, hưởng ứng Ðại lễ Phật đản - Phật lịch 2554, hướng đến Fetival Huế 2010 và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Chiều ngày 13/5, tại Phủ Tùng Thiện Vương, số 91 Phan Đình Phùng, Huế, Hội đồng gia tộc Phủ Tùng Thiện Vương phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày mất của một nhà thơ tài hoa Tùng Thiện Vương - Nguyễn Phúc Miên Thẩm (1870-2010).
Sáng ngày 1/5, tại tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, UBND huyện Quảng Điền đã tổ chức lễ hội Sóng nước Tam Giang lần đầu tiên, diễn ra trong hai ngày 01- 02/5/2010.
Ngày 28/4, Hội Đô thành hiếu cổ tại Pháp (AAVH) phối hợp với Trung tâm Hợp tác quốc tế và Nhà tri thức TP Huế đã tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Nghi lễ hoàng cung và lễ hội ở Huế vào đầu thế kỷ XX”, được diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Huế.
Đó là chủ đề đêm thơ được Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Phòng VHTT huyện Quảng Điền phối hợp tổ chức, diễn ra vào tối ngày 27/4, tại Trung tâm Văn hóa huyện. Đây là hoạt động hưởng ứng Lễ hội Sóng Nước Tam Giang lần đầu tiên được tổ chức tại Quảng Điền vào ngày 1-2/5 sắp đến và hướng đến Festival Huế 2010.
Sáng ngày 24/2, tại cuộc gặp mặt các doanh nghiệp du lịch và lữ hành, ông Ngô Hòa- Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban tổ chức Festival đã công bố địa điểm và chính sách giá vé cho khách trong nước và quốc tế khi vào xem các chương trình nghệ thuật tại Festival Huế 2010.
Đó là chuyến hành trình do Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức vào ngày 12/4 vừa qua theo lời mời của Hội VHNT Phú Thọ, đây là hoạt động nằm trong chương trình hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chào mừng Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).
Tối ngày 8/4 (ngày 24/2 năm Canh Dần), tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế, Lễ tế được thực hiện trang nghiêm với đầy đủ các nghi thức truyền thống.
Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” được UBND huyện Quảng Điền tổ chức lần đầu tiên sẽ diễn ra trong hai ngày 01- 02/5/2010, tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật phong phú, đa dạng mang đậm dấu ấn của vùng quê sông nước.
Chiều ngày 30/3, tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban báo chí quý I/2010.
Sáng ngày 26/3, tại quảng trường Ngọ Môn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ mittinh kỷ niệm 35 năm ngày quê hương hoàn toàn giải phóng (26/3/1975- 26/3/2010).
Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội- Huế- Sài Gòn (1960- 2010), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở VHTT&DL Hà Nội, Sở VHTT&DL TP Hồ Chí Minh khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “ Hà Nội- Huế- Sài Gòn là cây một cội, là con một nhà”, được diễn ra vào sáng ngày 24/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Huế.
Sáng ngày 23/3, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi ra mắt giới thiệu Sông Hương số đặc biệt chào mừng 35 năm giải phóng Thừa Thiên Huế và kỷ niệm 50 năm “Hà Nội - Huế - Sài Gòn như cây một cội, như con một nhà”.
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, sáng ngày 21/3, tại nghĩa trang liệt sĩ TP Huế, Ban điều hành Đại lễ cầu siêu tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Mời các bạn đón đọc SỐ ĐẶC BIỆT SÔNG HƯƠNG, một ấn phẩm mới của Tạp chí Sông Hương, khổ 20x30, dày 48 trang, phát hành từ ngày 23.3.2010 trong cả nước.
Chiều 14-3, đã diễn ra triển lãm mỹ thuật chủ đề “... Trên bố” tại gallery Chiêu Ê, số 89 đường Minh Mạng, TP Huế, đây cũng là xưởng vẽ của họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận.
Sáng ngày 14/3, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và UBND huyện Hương Trà đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng, làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh 2010 với chủ đề ảnh Thời sự nghệ thuật