Chiều ngày 29/05, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương vừa tổ chức Đại hội lần thứ X – Nhiệm kỳ 2022 – 2025.
Toàn cảnh đại hội
Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương là một trong những thành viên của Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế, hoạt động tập hợp các nhà báo thuộc chi hội phát huy tài năng sáng tạo, cùng các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, văn hóa và nhân dân phấn đấu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển.
Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương trong những năm qua đã nỗ lực cùng góp phần xây dựng Tạp chí Sông Hương xây dựng ngày một phát triển, xứng đáng là diễn đàn phục vụ cho sự phát triển đất nước và tỉnh nhà Thừa Thiên Huế.
![]() |
Đại diện Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế tặng hoa chúc mừng đại hội Chi hội Tạp chí Sông Hương |
Trong nhiệm kỳ qua, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế, của Chi uỷ Chi bộ Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, của Ban Biên tập Tạp chí Sông Hương nên hoạt động đều được thuận lợi và hiệu quả.
![]() |
Nhà báo, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế phát biểu chỉ đạo đại hội |
Mặc dù số lượng hội viên ít với chỉ 11 hội viên, nhưng trong nhiệm kỳ qua, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương đã phát huy vai trò của mình đóng góp vào sự phát triển chung của Hội Nhà báo tỉnh. Chi hội tham gia đều đặn các hoạt động do Hội Nhà báo tỉnh tổ chức. Tham gia tốt các kỳ Hội Báo xuân. Hàng năm, Chi hội đều có các tác phẩm được xét hỗ trợ tác phẩm chất lượng cao.
![]() |
Nhà báo, nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế - Tổng Biên tập TCSH điều hành Đại hội |
Về công tác chuyên môn, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương đã phối hợp với Ban Biên tập Tạp chí đã hướng cho phóng viên, biên tập viên viết nhiều bút ký về đời sống xây dựng và phát triển trên các vùng miền của tỉnh Thừa Thiên Huế; Tập trung tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước trên các lĩnh vực, chú trọng lĩnh vực Văn hóa văn nghệ; Tuyên truyền Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Các hội viên của chi hội đã phát huy tính trách nhiệm của mình trong vấn đề đi thực tế viết bài và biên tập bài vở. Vì vậy, rất nhiều bút ký mang tính thời sự đã xuất hiện trong các số tạp chígần đây của tạp chí, với chất lượng cao.
![]() |
Nhà báo, Nhà văn Nhụy Nguyên trình bày báo các hoạt động của Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương |
Trong nhiệm kỳ tới, Chi hội nhà báo Tạp chí Sông Hương tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tiếp tục tham gia thực hiện hiệu quả các hoạt động do Bộ Thông tin và truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Luôn giữ gìn đạo đức trong sáng của người làm báo Việt Nam. Chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nghề nghiệp; Hội viên luôn thực hiện đúng 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp; Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.
![]() |
Nhà báo - họa sĩ Đặng Mậu Tựu phát biểu ý kiến tại Đại hội |
![]() |
Nhà báo Võ Thị Bích Đào phát biểu ý kiến tại Đại hội |
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng các nhà báo trẻ và giới thiệu Hội Nhà báo tỉnh để kết nạp, cử hội viên tham gia các khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức, tham gia phối hợp cùng Tạp chí Sông Hương nhằm phát triển hơn nữa hình thức và nội dung
![]() |
Ban thư ký chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương Nhiệm kỳ 2022 - 2025 ra mắt đại hội |
Đại hội đã tiến hành thảo luận và bầu Ban thư ký chi hội nhiệm kỳ 2022 – 2025 và bầu đại biểu giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh khóa VII nhiệm kỳ 2022 – 2027.
Phương Anh
Chùa xây xong chưa bao lâu thì có một con rùa khá lớn từ dưới sông Hương bò lên đồi Hà Khê. Đó là đồi Hà Khê nổi danh về phương diện phong thủy với thế đất rồng cuộn hổ ngồi (long bàn hổ cứ) từng chiếm vị trí đặc biệt tôn nghiêm trong tâm thức và ký ức của các vua chúa nhà Nguyễn…
Mặc dù có tổ bảo vệ trực ban đêm và có người ngủ lại ngay tại các điểm chính của di tích lăng Tự Đức - thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, nhưng kẻ trộm vẫn lẻn vào và “cuỗm” đi nhiều cổ vật có giá trị. Đây không phải là lần đầu tiên di tích Huế bị trộm khoắng cổ vật, mà trước đó đã có nhiều vụ tương tự.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng rõ nét trong những năm gần đây đã tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. Với 12 di sản thế giới đã được UNESCO vinh danh, hơn 4 vạn di tích phân bố ở khắp mọi miền đất nước, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Việt Nam trước tác động BĐKH đang gặp những thách thức lớn.
Leo lên dốc cao dựng đứng, lội qua suối sâu vắt búng đầy dưới đôi dép cao su… chúng tôi theo lực lượng tuần tra song phương của Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) và lực lượng bảo vệ biên giới tỉnh Xê Kông từ tờ mờ sáng tới xế trưa mới chạm chân đến đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ…
Trong trí nhớ của tôi, làng trường thọ có nhiều ở phía Bắc. Thế nhưng, khi đến Huế cũng nghe chuyện này, tôi đã tức tốc đến làng Trúc Lâm (phường Hương Long, TP.Huế).
(SHO) - Festival Huế 2014 tổ chức các loại hình dịch vụ về đêm tại khu vực xung quanh Hoàng Thành Huế. Đó là kết luận UBND tỉnh tại cuộc họp nghe báo cáo kế hoạch cho Festival 2014 sắp tới.
(SHO) - Rạng sáng 8-11, lăng Tự Đức (nằm trên địa bàn P.Thủy Xuân, TP.Huế, Thừa Thiên – Huế) bị mất cổ vật quý.
(SHO) - Vào tối ngày 7/11, Hội Nhà Văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương, Tủ Sách Văn tuyển Sài Gòn tổ chức cuộc giao lưu, giới thiệu tập “Thơ Tình Nguyễn Miên Thảo” (2013) tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, 15 Lê Lợi, Huế.
(SHO) - Từ đêm đến sáng nay, do ảnh hưởng của nhiễu động gió đông trên cao kết hợp với hoàn lưu phía Bắc của áp thấp nhiệt đới, nên tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to cộng thêm việc xả lũ của các nhà máy thủy điện đã khiến cho nước sông ở một số nơi dâng cao, gây ta lũ lụt.
Tọa lạc tại địa chỉ 31 đường Nguyễn Chí Thanh (thuộc phường Phú Hiệp), thành phố Huế, phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn được xây dựng vào năm 1921 dưới thời Khải Định.
Bạn có về kinh đô Huế với tôi, cùng mở trang sách 13 đời vua, 9 đời chúa, cùng đi thăm Đại Nội, và nhớ ra sân sau cố cung, mua một chiếc vé, rồi hóa trang khoác áo, mũ, đi hài, làm hoàng hậu chụp ảnh kỷ niệm. Rồi vẫn phải quay lại sân sau để xem đoàn tùy tùng đi “tuần”, trống không dong nhưng cờ mở.
Đằng sau lối sống xa hoa và những ngôi mộ hoành tráng bậc nhất Việt Nam của làng 'ăn xin' (An Bằng thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên - Huế) là những câu chuyện 'cười ra nước mắt' không phải ai cũng biết
Bạch mai là 1 loại hoa lạ hiện xuất hiện rất ít tại Việt Nam, cả miền Trung, Nam, Bắc. Hoa nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay cái, có 5 cánh, thi thoảng mới có 6 cánh, nhụy màu trắng vàng. Đặc biệt, hương hoa thơm ngát, nếu hít thật sâu thì sẽ thơm buốt mũi. Ở dưới những tán cây bạch mai đang lúc ra bông, ta khoan thai vì hương thơm ngát toát ra từ cây.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có biết bao tấm gương anh dũng quả cảm của phụ nữ Việt Nam, 11 cô gái Sông Hương là một tập thể kiên cường chiến đấu, lập nên chiến công vang dội trong Chiến dịch Mậu Thân 1968. Các bà được Bác Hồ khen ngợi và được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân…
Từ biển Thuận An, xuôi theo dòng sông Ô Lâu để đi dọc theo chiều dài đầm phá.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phát triển trong bối cảnh của cơ chế thị trường, có mặt tích cực là khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về KT-XH, tạo thêm nhiều giá trị văn hóa mới, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng đồng thời cũng nảy sinh những mặt tiêu cực, có nguy cơ hủy hoại bản sắc văn hóa dân tộc.
Dù bây giờ ở Huế có nhiều nhà hàng đặc sản, nhưng những ai một lần được thưởng thức những món ăn dân dã, nhưng ngọt ngào dư vị đồng quê của làng Nam Phổ chắc chắn sẽ không thể nào quên.
Du lịch trải nghiệm luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mỗi khi đi tham quan. Tại các làng nghề truyền thống, việc để khách tham quan tự làm ra các sản phẩm, thực sự đã thu hút và hấp dẫn du khách.
Huế xưa nay vốn nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mang đậm tính chất dân gian. Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Huế, bình phong và non bộ đương nhiên là những yếu tố không thể thiếu.
Tới Huế mà chưa xuống thuyền nghe ca Huế coi như chưa biết đến đất Cố đô. Vì thế, dù bận đến đâu du khách cũng cố dành thời gian “tựa mạn thuyền rồng” để thưởng thức thú chơi tao nhã và độc đáo này. Nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường, ca Huế trên sông Hương lại đang bị vướng vào lắm nỗi niềm.