Hát ví Sông La (tên gọi một làn điệu ví của Xứ Nghệ; cũng có thể hiểu là điệu ví ở sông La) tham luận này đề cập giới hạn những điệu ví ra đời, tồn tạị, phát triển ở vùng sông La, miền Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Trên cơ sở đó, xem xét những đặc điểm địa – văn hóa liên quan, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình tồn tại, phát triển của hát ví Sông La, trong đó lấy vùng đất hai bên bờ sông La làm trung tâm, không có sự phân tách rạch ròi về giới hạn địa lý, cọng đồng dân cư và tiến trình lịch sử giữa vùng đất này với các vùng miền khác thuộc huyện Đức Thọ .
1/. Đặc điểm địa lý: Vùng đất dọc hai bờ Sông La tính từ xã Ngã ba Tam Soa (Linh Cảm) đến Đò Hào (nơi gặp Sông Lam) gồm 13 xã (trên 28 xã của Huyên Đức Thọ): Tùng Ảnh, Thị trấn Đức Thọ, Đức Yên, Bùi Xá, Đức Nhân, Yên Hồ, Đức La, Đức Quang, Đức Vĩnh, Trường Sơn, Liên Minh, Đức Tùng, Đức Châu . Vùng đất này nằm phiá Bắc Huyện Đức Thọ, ở 18, 35 vĩ độ Bắc, 105, 38- 105,45 độ kinh đông.
Xét về các mối quan hệ, sự tác động và sự tương quan về lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội, Đức Thọ nằm vào khu vực trung tâm của Xứ Nghệ. Xét về truyền thống văn hóa, về các sự kiện lịch sử trong tiến trình lịch sử Đức Thọ, có thể khảng định vùng đất ven Sông La là trung tâm của huyện Đức Thọ.
Vùng đất này có một không gian, một cảnh quan địa lý riêng biệt, là châu thổ Sông La, Sông Lam. Ngoài Sông La là trung tâm hội tụ Sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu còn có Sông Minh, Sông Trúc và rất nhiều ngòi, hói chằng chịt nuôi dưỡng sự màu mỡ cho mảnh đất này. Đây cũng là nơi có những cánh đồng, nương bãi trù phú, những dãy núi nổi tiếng như Thiên Nhẫn, Trà Sơn, Tùng Lĩnh, thuận lợi cho sự hình thành và ổn định cho phát triển nông nghiệp (với các giống cây trồng đa dạng); chăn nuôi (với các loài gia súc, gia cầm phong phú) ; thương nghiệp (các phường buôn đường bộ, đường sông); thủ công nghiệp (các làng nghề truyền thống), văn nghệ dân gian, lễ hội, mỹ thuật truyền thống, ẩm thực... (với bản sắc văn hoá và môi trường nhân văn riêng).
Cảnh quan địa lý, điều kiện tự nhiên có tính ưu việt này đã tạo nên quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa dân tộc và khu vực sớm, cùng với các thành tố văn hóa địa phương, đã tạo nên tiền đề để vùng đất này sớm tụ cư và phát triển, sáng tạo nên nhiều giá trị lịch sử, văn hóa , xã hội.
2/. Đặc điểm lịch sử : Trong suốt trường kỳ lịch sử miền đất này đã mười lầnthay đổi tên gọi của mình. Mãi đến thời Minh Mệnh thứ 3 (1822) vùng đất này có tên Đức thọ. Sông La và vùng đất dọc hai bờ Sông La nằm trong huyện Đức Thọ từ ấy đến nay.
Là trung tâm của Xứ Nghệ với Sông Lam, Sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, núi Thiên Nhẫn, Trà Sơn, Hồng Lĩnh, Đức Thọ có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Trong quá trình chống giặc ngoại xâm từ phương Bắc, bảo vệ và mở mang bờ cõi, vùng đất này không chỉ là phên dậu mà còn là đất “ tiến”, bàn đạp tiến công của của nhà nước Đại Việt.
Thời thuộc Tấn (265-420), đến thời thuộc Lương, thuộc Tùy (T.KV-TKVI), vùng đất này là nơi đóng quận lỵ của quận Cửu Đức. Năm 1409, Trần Quý Khoáng đặt dinh ở bờ nam Sông La, xây lũy dọc bờ sông La để chống giặc Minh.
Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi đã chọn vùng đất ven Sông La để đứng chân, phản công và giành thắng lợi, giải phóng đất nước, lập nên triều Lê. Núi Tùng Lĩnh, phía Nam Sông La là tiền đồn, núi Thiên Nhẫn, phía bắc Sông La là đại bản doanh của nghĩa quân Lê Lợi.
Bước sang thời hậu kỳ trung đại mảnh đất Đức Thọ nói chung và vùng đất ven Sông La nói riêng, đã chứng kiến nhiều sự kiện chính trị, quân sự quan trọng. Trong cuộc chiến phân tranh Đàng trong, Đàng ngoài, đất này là vùng đệm chiến lược của tập đoàn phong kiến Lê -Trịnh
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, vùng đất này là địa bàn, giai đoạn đầu là trung tâm của phong trào Cần Vương nổi tiếng. Sau thất bại của phong trào Cần Vương nơi đây là địa bàn quan trọng của các hoạt động yêu nước và cách mạng, từ phong trào Duy Tân - Đông Du, chống sưu thuế (1908), Hội Phục Việt, Tân Việt cách mạng Đảng, Xô viết Nghệ Tĩnh đến cách mạng giành chính quyền 1945.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, sông La trở thành huyết mạch giao thông, cùng với đường bộ 8A, phà Linh Cảm- ngã ba sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và Sông La, diểm chốt trên núi Tùng Lĩnh, núi Thiên Nhẫn... góp phần quan trọng cho thắng lợi chung của dân tộc.
Những đặc điểm lịch sử nói trên đã tạo nên tính cách, phẩm giá con người ven sông La- chủ thể sáng tạo nên những câu ví đầy bản sắc văn hóa chứa đựng cốt cách con người Đức Thọ.
3/ Đặc điểm văn hóa:
3.1. Dân cư: Căn cứ vào kết quả nghiên cứu khảo cổ học và nhiều tài liệu lịch sử khác về “xưởng chế tác đá Rú dầu” ở Đức Thọ, có thể khảng định, cách đây 4000-5000 năm có người nguyên thủy cư trú ở miền đất này.
Xét cảnh quan địa lý, điều kiện tự nhiên và căn cứ vào chứng cứ lịch sử, có thể thấy rằng, cộng đồng cư dân ven sông La bắt đầu từ trên các đồi núi tiến xuống để khai phá miền đất màu mỡ ven sông, kênh rạch và ao hồ. Họ đánh bắt cá, trồng lúa, trồng rau trên các bãi sông, rồi trồng lúa trên các chân ruộng thấp. Có thể đấy là lớp người thời đại Hùng Vương, thời Văn Lang- Âu Lạc. Một yếu tố quan trong khác để hình thành và ổn định cộng đồng cư dân dọc hai bờ sông La là quá trình thiên di để cộng cư và tụ cư từ sau Công nguyên; đặc biệt là sau khi thoát khỏi thời Bắc thuộc. Nhiều xã, nhiều dòng họ lớn ven Sông La có nguồn gốc dân thiên di. Đáng quan tâm là vùng đất phía cuối sông La là nơi dân nhiều nơi tụ cư về; đặc biệt là người Hoa đã từng làm nên phố Phù Thạch một thời sầm uất.
Đặc điểm này đã tạo nên sự giao thoa văn hóa miền Đức Thọ với các vùng, miền khác; đặc biệt là văn hóa Bắc Bộ, ảnh hưởng tới sự hình thành tính cách con người. Ngoài tính cách yêu nước, thông minh, cần cù, chịu khó, hiếu học, tình nghĩa, can trường, gan góc, khô khan... vốn có của người Xứ Nghệ, cư dân ven Sông La giàu có thêm bởi tính cách của dân Xứ Bắc kỳ mềm dẻo, phóng khoáng, hào hoa... Điều ấy làm nên sự phong phú của lời, của làn điệu hát ví Sông La từ hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu.
Do sự thiên di, tụ cư mà cộng đồng cư dân hai bên bờ Sông La sáng tạo nên nhiều nghề thủ công làm tiền đề cho sự phát triển thương nghiệp. Ngoài rất nhiều chợ, có các phường hội: Phường buôn thuyền, Phường thủ công, phường võng, phường vàng... gắn với các làn điệu Ví đò đưa Sông La, ví đò đưa xuôi dòng, ví đò đưa nước ngược.
Miền Đức Thọ là đất học hành khoa bảng. Hoàng giáp Bùi Dương Lịch ( 1757-1827) có câu thơ: Châu Mặc thành sơn văn học đa; nghĩa là, Son Mực thành non chữ nghĩa nhiều. Đầu đời Lê, hầu hết các xã đều có các trường (lớp) sơ học. Từ đời Trần- Lê nhiều văn thần, võ tướng là nhà khoa bảng ở Thăng Long, Kinh Bắc, Hải Dương, Thanh Hoa vào đây làm quan, và một số ở lại định cư. Đức Thọ thời nào cũng có một đội ngũ đông đảo trí thức bình dân đến các nhà khoa bảng nổi danh. Và hàng trăm giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân thời hiện đại, quê ở dưới chân Tùng Lĩnh, Thiên Nhẫn bên bờ Bắc và bờ nam Sông La. Họ đã có đóng góp to lớn về nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, văn chương học thuật không chỉ riêng cho Đức Thọ mà cho cả dân tộc. Và dĩ nhiên, sự phát triển, nét độc đáo ngữ ngôn của hát ví Sông La có sự đóng góp của đội ngũ trí thức, nho sỹ nói trên.
3.2. Văn hóa vật thể và phi vật thể: Suốt chiều dài lịch sử, người dân Đức Thọ đã sáng tạo, gìn giữ, chuyển tiếp những giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mặc dù bị thiên tai, địch họa tàn phá, nhưng hiện vẫn còn nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đặc sắc phân bổ đều trên trên đất Đức Thọ nói chung và vùng đất ven sông La nói riêng.
- Văn hóa vật thể: Đức Thọ có tới gần 40 di tích, thuộc các loại hình: Lịch sử- văn hóa, Kiến trúc Nghệ thuật, Danh thắng, Tôn giáo. Trong số đó có 21 di tích nằm trong vùng đất ven Sông La, có mối liên hệ trực tiếp, hoặc gián tiếp với dân ca nói chung và hát ví Sông La nói riêng.
- Văn hóa phi vật thể:
+ Làng nghề truyền thống: Chúng ta dễ dàng nhận ra hầu hết làng nghề truyền thống của Đức Thọ tập trung ở vùng đất ven Sông La: Nghề đóng thuyền, làm hến Trường Xuân, nghề dệt lụa Yên Hạ, nghề gốm Cẩm Trang, nghề kéo che ép mật Chợ Trổ, nghề làm nón Trường Xuân, làm bún Yên Trung...
+ Lễ hội: Đức Thọ có 14 lễ hội dân gian. Số nhiều đã mất. Chưa thể xác định được những lễ hội bị mất từng tồn tại ở giai đoạn nào. Dẫu sao cũng biết được rằng, vùng đất này đã từng có những lễ hội với Lễ nghi- Biểu diễn nghệ thuật - Trò chơi và các cuộc thi tài. Và cũng có thể tin được rằng, hát ví Sông La đã từng tham gia vào nhiều lễ hội dân gian Đức Thọ.
+ Văn nghệ dân gian: Văn nghệ dân gian Đức Thọ phong phú về loại hình, thể loại, đa diện và sâu sắc về nội dung và có bản sắc riêng do điều kiện địa lý, cảnh quan, kinh tế xã hội có tính đặc thù. Từ những tư liệu trong Báo cáo Tổng điều tra văn hóa phi vật thể Hà Tĩnh của Sở VHTT Hà Tĩnh năm 2006 và các tác phẩm Dân ca Nghệ Tĩnh của Lê Hàm, Vi Phong, Địa chí dân gian Nghệ Tĩnh của Nguyễn Đổng Chi, cho phép ta khảng định Đức Thọ là cái nôi văn hóa dân gian Hà Tĩnh.
Truyện kể: có truyện thần thoại, truyện truyền thuyết và truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Truyện dân gian trên vùng đất này đa dạng về đề tài, chủ đề sâu sắc đấy tính triết lý nhân sinh. Các loại hình dân ca đã trở thành một thành tố văn hóa đậm đà bản sắc làm giàu có đời sống văn hóa tinh thần không chỉ cho riêng đất Đức Thọ mà cho cả Hà Tĩnh: Hò, Ví, Giặm, Vè, Hát Đồng dao, Hát Nhà trò, Hát ru, Tuồng... Mỗi loại hình như vậy có nhiều làn điệu. Do đất bằng, sông dài, bến rộng, lắm chợ, lắm thuyền xuôi ngược, núi non hùng vĩ mà thơ mộng, dân ca vùng đất này có nhịp điệu khoan thai, lời đẹp, ý sâu, giàu tính trữ tình song cũng giàu tính chiến đấu.
+ Ngoài ra, truyền thống văn hóa thành văn, văn hóa bác học với những thành tựu nổi bật và những nhân vật đại diện tiêu biểu như: Đoàn Xuân Lôi, Phan Nhật Tĩnh, Bùi Dương Lịch, Phan Đình Phùng, Phạm Văn Ngôn, Đậu Quang Lĩnh, Lê Thước, Hoàng Ngọc Phách, Hoàng Xuân Nhị...Phẩm chất, tính cách của họ, tác phẩm văn chương nghệ thuật của họ đã tác động tích cực tới sự phát huy truyền thống văn hóa quê hương và trực tiếp ảnh hưởng tới hát ví Sông La trên các phương diện âm nhạc, ca từ, không gian diễn xướng.
Những đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa xã hội Đức Thọ vừa có tính đại đồng vừa có tính tiểu dị. Tính đại đồng tạo nên sự hòa nhập của Đức Thọ với các vùng miền khác. Tính tiểu dị tạo nên những nét riêng nổi trội của Đức Thọ. Những đặc điểm ấy làm nên các thành tố văn hóa Đức Thọ và các thành tố ấy trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới sự hình thành và phát triển của hát ví Sông La.
Tính ưu việt Địa- Văn hóa của Đức Thọ, của các xã ven hai bờ sông La, sông Lam, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố đã tạo nên một loại hình dân ca độc đáo, giàu bản sắc văn hóa, đã, đang và sẽ là một yếu tố tạo nên sự đa dạng văn hóa, bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Hát ví Sông La do con người sáng tạo ra, con người từng gắn bó và phát triển nó để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Vì vậy nguyên tắc tôn trọng vai trò cọng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị hát ví Sông La phải đặt lên hàng đầu.
Theo Phạm Đức Ban - TC Văn Hóa Nghệ An
NGUYỄN QUANG HÀ Kỷ niệm 20 năm thành lập đặc khu Côn Đảo (8.1991 - 8.2011) Thế hệ chúng tôi, thời tuổi trẻ, ai mà chẳng thuộc bài hát ca ngợi chị Võ Thị Sáu: “Mùa hoa Lêkima nở, ở quê ta miền Đất Đỏ, thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho đời sau...”.
NGÔ VĂN MINH Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là công việc quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Triều Nguyễn sau khi đã mở mang, hợp nhất địa giới hành chính trong toàn lãnh thổ đã có những quy định về việc bảo vệ chủ quyền, tránh các thế lực bên ngoài dòm ngó, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ chủ quyền đường biên giới và đường biển.
LÊ THỊ BÍCH HỒNG Ghi chép Đến hẹn lại lên cứ đến ngày 27/3 (âm lịch) hàng năm, mảnh đất Mèo Vạc - nơi “phên dậu” của Tổ quốc lại rạo rực không khí đón Lễ hội chợ tình Khâu Vai - phiên chợ tình nổi tiếng có một không hai ở nước ta, thậm chí còn độc đáo và hiếm có trên thế giới, mà từ lâu đã trở thành huyền thoại.
NGUYỄN MINH CHÂU Trong đời viết văn của tôi, các tác phẩm chính về truyện ngắn và tiểu thuyết đều viết về vùng đất Bình Trị Thiên.
NGUYỄN HOÀNG YẾNChiếc xe khách chạy chậm dần. Âm giọng đặt sệt miền Nam của gã phụ xe chợt vang lên “Đến ngã ba MaDaGui rồi… có ai xuống không” Kiểu nói oang oang của gã kèm với tiếng thắng xe rít nhè nhẹ đánh thức tôi ra khỏi vùng ký ức mơ hồ vừa nồng nàn ấm áp vừa gian khổ chua cay.
XUÂN ĐỨCLàng tôi cách thị trấn Hồ Xá không xa, người lớn đi bộ gần một giờ, còn trẻ con thì đủ sức níu lấy gióng mẹ mà chạy lon ton từ nhà lên chợ huyện.
KÊ SỬUGiá trị văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học, thẩm mỹ được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề trình diễn và các hình thức lưu giữ khác.
NGÔ THIÊN THUPhước Yên một thời là thủ phủ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, con thứ sáu của Nguyễn Hoàng. Sau khi lên ngôi chúa ông cải tổ lại mọi công việc và được dân gọi là chúa Sãi. Sau khi Nguyễn Hoàng mất vào năm 1613, theo lời di huấn, ông ra sức củng cố sức mạnh cho mình bằng cách hoàn thiện bộ máy hành chính và quân sự... Năm 1626 ông dời phủ từ Dinh Cát vào đất Phước Yên để lập phủ mới. Mục đích chính cho việc chuyển phủ vào đây là để chuẩn bị thực lực chống quân Trịnh lâu dài.
NGUYỄN THAM THIỆN KẾDo xê dịch ngẫu nhiên của số phận, tuổi thơ tôi lớn lên ở mường Cự Thắng, châu Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
VI THÙY LINHÔ tô xanh chạy triền đê thở cùng những đợt hôn ngạt thở. Không phải Hollywood mà hơn cả Hollywood, khi mỗi nhịp vô - lăng là một scène cuồng say nơi miền không chạm đất nơi miền không lên trời. Sông Thao đang chảy trong tình yêu của tôi.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế)Dọc một thời trai trẻ của những năm chín mươi, khi ấy đất nước bắt đầu đổi mới, tôi đi gần như khắp các làng quê xứ Huế từ biển khơi, đầm phá đến thẳm sâu rừng núi đại ngàn.
KÊ SỬU1. Đặc điểm đời sống của dân tộc Ta ôi
HIỀN QUANGCâu chuyện của tôi về vùng núi ven đường số 9, ngay trên thung lũng Khe Sanh lịch sử này chỉ xoay quanh con cá và cây cà phê trong hướng đi lên của hợp tác xã Tân Độ.
NGUYỄN VĂN VINHCuối năm 1953, Pháp thực hiện kế hoạch Na-Va, chúng tổ chức nhiều cuộc càn quét có quy mô đánh sâu vào vùng hậu cứ nước ta. Quân dân ta đánh trả quyết liệt. Pháp thua to, dẫn đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, vị trí chiến lược quan trọng vào bậc nhất của giặc Pháp bị tiêu diệt.
HÀ LẬP NHÂNLần đầu tiên người Việt phát hiện ra những điều sâu kín nhất trong chính tâm hồn mình. Đó là tích truyện An Dương Vương quay lại chém chết con gái Mỵ Châu yêu quí của Người sau khi kinh đô Cổ Loa thất thủ. Vì vậy cho dù bản thân An Dương Vương không phải là một nhà tư tưởng, nhưng tích truyện về ông thì lại có một tầm tư tưởng thật sâu sắc.
NGUYỄN HỮU SƠN1. Trong trường kỳ lịch sử Việt Nam, danh nhân thiền sư Từ Đạo Hạnh (?- 1117) là một trong những hiện tượng văn hóa chứa đựng nhiều điều nghịch lý:
PHONG LÊTrên các chuyến tàu xuyên Việt, từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh tôi thường xiết bao bồi hồi khi qua mảnh đất miền Trung quê tôi - xứ nghèo Nghệ Tĩnh, khô khát nắng hạn và gió Lào.
NGUYỄN KHẮC PHÊGọi là “một ngày”, nhưng có nhiều cách tính. Thông thường, đó là quãng thời gian từ sáng đến tối; với các công chức thì chỉ gọn trong “8 giờ vàng ngọc”.
TRẦN HOÀI... Chiều nay ra đứng trông về, bên ven bờ Hiền Lương mây lặng lờ trôi... Phải, đến bây giờ, sau hơn 40 năm kể từ ngày nhạc sỹ Hoàng Hiệp ôm cây đàn mãng- đô- lin hát bài hát đầu tay của mình mới sáng tác "Câu hò bên bến Hiền Lương" nổi tiếng, mây vẫn lặng lờ trôi.
NGUYỄN HỮU NHÀN Ghi chép Ngày nay đồng bào cả nước nô nức về Phú Thọ để tưởng niệm Vua Hùng. Theo sử sách cổ của Trung Hoa thì ông Vua Hùng chính là người Lạc Việt có nhiều pháp thuật, quyền năng phục được các bộ lạc, làm thủ lĩnh mà xưng là Hùng Vương (1).