Đã thấy định hình bóng dáng thành phố tương lai

15:18 11/04/2014

LƯU THỦY

Thừa Thiên Huế đang tăng tốc trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Cuộc làm việc mới đây giữa đoàn khảo sát Trung ương với lãnh đạo tỉnh đã định hình phương án cấu trúc đô thị tương lai. Còn rất nhiều việc phải thực hiện để cuộc chuyển mình đưa Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương; nhưng có một điều phải luôn lưu ý: phải hết sức giữ gìn để phát huy các giá trị di sản, sinh thái, cảnh quan, môi trường hết sức đặc trưng của nó.

Nhng thành tu mi

Đầu năm mới 2014, trả lời phỏng vấn báo chí, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, quá trình xây dựng, phát triển đô thị ở Thừa Thiên Huế đến nay đã cơ bản hội tụ các điều kiện đạt tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc Trung ương theo quy định của Chính phủ về phân loại đô thị. Với tính chất đặc thù rất riêng, đô thị Thừa Thiên Huế sẽ hướng tới xây dựng thành phố di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với môi trường.

Trong các định hướng lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển đô thị vùng - quốc gia, đã khẳng định Thừa Thiên Huế và đô thị Huế là 1 trong 5 đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Yêu cầu chung là xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã tập trung đầu tư, nâng cấp và phát triển mở rộng thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị trấn Phú Đa để đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa. Đến nay, toàn tỉnh đã có 1 đô thị loại I, 2 đô thị loại IV, 8 đô thị loại V, tỷ lệ dân cư đô thị ngày càng chiếm tỷ lệ lớn. Thị trấn Thuận An đang được ưu tiên đầu tư xây mới, nâng cấp các công trình hạ tầng để đạt chuẩn đô thị loại IV. Các trung tâm tiểu vùng Bình Điền, Điền Lộc, Thanh Hà, An Lỗ, La Sơn, Vinh Thanh đang được đầu tư đạt chuẩn đô thị loại V. Công tác xây dựng và chỉnh trang thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị trấn Phú Đa, thị trấn Sịa và các đô thị khác được đẩy nhanh.

Nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống được tổ chức, việc phục dựng các lễ hội Cung đình Huế, xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật mới để nâng cao chất lượng các kỳ Festival Huế được tiếp tục đẩy mạnh. Tỉnh cũng đã tổ chức nhiều hội thảo, phổ biến các giá trị văn hóa, lịch sử về di sản văn hóa Huế; tăng cường các hoạt động đối ngoại, giao lưu văn hóa để quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế với bạn bè quốc tế. Hệ thống di tích Cố đô Huế, di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được đầu tư tu bổ, tôn tạo. Một số thiết chế văn hóa được đầu tư nâng cấp, chỉnh trang. Trung tâm y tế chuyên sâu miền Trung, nòng cốt là Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Các trung tâm y tế chuyên ngành khác cũng đang được xây dựng quy mô cao.

Về giáo dục - đào tạo, Đại học Huế tiếp tục khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo đại học và sau đại học lớn ở miền Trung, một trong 14 đại học trọng điểm quốc gia, hàng năm có trên 95.000 sinh viên theo học. Đại học Huế đã xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020 với mục tiêu xây dựng thành trung tâm đào tạo đại học và sau đại học, đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia và khu vực; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mạnh về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội - nhân văn, giáo dục, quản lý, nông nghiệp, y dược, kỹ thuật công nghệ cao.

Khoa học - công nghệ phát triển theo hướng khai thác các thế mạnh về khoa học xã hội và nhân văn, y dược, công nghệ thông tin. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, 100% các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và 152 xã, phường, thị trấn đã kết nối mạng LAN phục vụ tốt công tác điều hành, quản lý công việc; 90% doanh nghiệp kết nối internet. Hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế (GISHue); hoàn thành xây dựng một số cơ sở dữ liệu chuyên để đưa vào khai thác, sử dụng trên nhiều lĩnh vực…

Định hình cu trúc đô th tương lai

Hạ tuần tháng 2/2014, đoàn công tác Trung ương do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh về đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương. Một trong các phương án được ưu tiên là sẽ lấy thành phố Huế hiện tại là đô thị lõi, trên cơ sở 27 phường và sáp nhập thêm phường Thủy Dương, xã Thủy Bằng, Thủy Vân, Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) và xã Phú Thượng (huyện Phú Vang) để chia thành 3 quận. Đơn vị hành chính mới của thành phố trực thuộc Trung ương gồm 3 quận, 2 thị xã, 6 huyện với 100 xã, 44 phường và 8 thị trấn.

Các thành viên trong đoàn đã cơ bản nhất trí thành lập các đơn vị hành chính thành phố trực thuộc Trung ương theo phương án nói trên. Đoàn cũng đề nghị, về tên gọi của thành phố trực thuộc Trung ương cũng như đề án công nhận tỉnh Thừa Thiên Huế là đô thị loại I và đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, cần phải lấy ý kiến của nhân dân để có sự đồng thuận và thống nhất cao. Mặt khác, trong đề án cần làm rõ xây dựng thành phố du lịch - dịch vụ thì trong tương lai hệ thống đô thị sẽ phát triển như thế nào, năng lực quản lý đô thị mới đáp ứng ra sao, cần phải bổ sung, đào tạo đội ngũ cán bộ như thế nào... Một điều nữa, Thừa Thiên Huế phải khẳng định được vị thế và sự thay đổi về chất của thành phố trong tương lai. Đơn cử như khi nói đến thành phố Hải Phòng là người ta biết đến thành phố của cảng và công nghiệp, Thừa Thiên Huế cũng phải định trước sự phát triển như thế nào của thành phố di sản và du lịch. Đề án cũng phải có báo cáo đánh giá tác động về kinh tế - xã hội, về thể chế và tác động môi trường sau khi mở rộng thành phố Huế để thành lập các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là những biến đổi từ mô hình chính quyền nông thôn lên chính quyền đô thị và tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị trong chính quyền đô thị mới.

Tin mừng là mới đây, ngày 13/3, tại hội thảo “Về tên gọi của thành phố, các quận và phương án tổ chức các đơn vị hành chính của thành phố trực thuộc trung ương” do tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, hầu hết nhà quản lý và nghiên cứu văn hóa đều chọn Huế là tên gọi chung khi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả thăm dò qua mạng cũng có 88% ý kiến chọn thành phố Huế, 11% chọn thành phố Thừa Thiên Huế và 1% có ý kiến khác.

Tại hội thảo này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra phương án thành lập các quận nội thành trên cơ sở mở rộng thành phố Huế hiện nay, cùng với các thị xã và huyện ngoại thành. Có rất nhiều ý kiến góp ý về việc phân tách, sáp nhập các địa giới hành chính để thành lập các quận, đặc biệt là về tên gọi các quận sẽ thành lập... Cuối tháng 3 đề án toàn tỉnh Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được trình Chính phủ sau khi xin ý kiến các bộ ngành. Tỉnh cũng sẽ trình bày đề án này với Bộ Chính trị, sau đó Chính phủ sẽ trình ra Quốc hội.

Huế - đô th t nn tng di sn văn hóa

Huế từ lâu đã được xác định là đô thị di sản. Theo nhiều chuyên gia, Huế biểu trưng duy nhất của Việt Nam cho một chỉnh thể lịch sử đặc trưng, một sản phẩm của nền văn minh đô thị, kết hợp hữu cơ các thành tố vật chất và tinh thần, kiến trúc và văn hóa, trong sự hòa quyện với thiên nhiên. Đô thị di sản Huế hợp nhất những thành phần - di sản, đó là: kiến trúc triều Nguyễn, kiến trúc phố thị, các làng truyền thống, kiến trúc thuộc địa, cảnh quan thiên nhiên hài hòa trong suốt tiến trình đô thị hóa.

Ngoài các kiến trúc triều Nguyễn, kiến trúc phố thị (4 ô phố trong kinh thành, hình thành từ cuối thế kỷ XIX, là một ví dụ khá sớm về kiểu quy hoạch theo ô bàn cờ) lâu nay sách vở, truyền thông đề cập đến rất nhiều, phải rất lưu ý rằng các làng ven kinh thành như Kim Long, Vĩ Dạ, An Cựu, Nguyệt Biều,… là những thành phần hữu cơ của cơ thể kinh đô Huế, góp phần tạo nên tính duy nhất cho đô thị này, nơi có sự chuyển hóa tự nhiên từ kiến trúc kinh thành sang kiến trúc phố thị, sang kiến trúc các làng ven. Các làng ven tiếp biến lại chuyển hóa sang các làng xã ngoại vi. Những làng Lại Ân, Thanh Tiên, Dương Nỗ, Chiết Bi, Dưỡng Mong, Dạ Lê Chánh, Hương Cần, Ngọc Anh… đang mang trong mình một quỹ kiến trúc - văn hóa - nhân văn và cảnh quan rất quý. Hay ở làng Phước Tích, cách Huế khoảng năm chục cây số, lại tồn tại hàng chục căn nhà rường, mà kiến trúc, sự tinh tế nơi hoa văn trang trí, hoàn toàn không thua kém gì kiến trúc cung đình hoặc ở các dinh thự ở Phú Mộng, Kim Long.

Cùng với các không gian làng mạc ấy, là không gian của những lâm viên phía Tây Huế. Rõ ràng những thảm rừng xanh tạo nên cảnh quan lâm viên đã không chỉ dừng lại ở những rặng núi Thiên An, Thiên Thai, Chầm… mà hiện nay đã vươn xa hơn ở các cánh rừng trồng phía Tây Hương Trà, Tây Phú Lộc…

Huế, vùng đất tựa lưng vào núi, đứng bên sông mặt hướng ra biển. Và những khoảng đệm là rừng núi cao, rừng đồi, rừng lâm viên, những cánh đồng sâu chuỗi các lũy tre và vườn tược, đầm phá với cụm rừng nước mặn…; tất cả tạo nên một sự uyển chuyển mềm mại đến lạ lùng trong bức tranh phong thủy. Chính xác như ai đó nói: sự hài hòa đã lên ngôi ở nơi này.

Tất cả đó là nền tảng cho việc phát triển đô thị Thừa Thiên Huế từ gốc rễ văn hóa di sản - cảnh quan sinh thái.

Vì thế khi quy hoạch phát triển thành phố Huế tương lai, không thể không tính đến những không gian văn hóa ấy, bên cạnh quỹ kiến trúc di sản cung đình.

Một vốn liếng di sản quan trọng khác góp phần để Huế là đô thị - di sản - sinh thái, đó là văn hóa phi vật thể, văn hóa thị dân (hơi hướng quý tộc xưa). Một tài nguyên không thuần chỉ thuộc về quá khứ, mà đang là một thực thể sống động, đang tồn tại trong cộng đồng và trong lòng đô thị có không gian tương ứng. Văn hóa Huế chính thống đang tiếp tục dòng chảy tự nhiên, chi phối mọi lĩnh vực, từ lời ăn tiếng nói dạ thưa đến cách ứng xử từ tốn, từ quan hệ gia đình dòng tộc đến tín ngưỡng tôn giáo, từ thi ca đến âm nhạc, từ chiếc nón bài thơ và tà áo dài đến cách bài trí các món ăn tinh tế Huế… Không một xứ sở nào ở Việt Nam mà bản sắc văn hóa lại còn bảo lưu khá đầy đủ như ở Huế.

Với di sản ắp đầy những cái riêng như thế, con đường để Huế trở nên hiện đại mà không đánh mất mình, chỉ có thể là phát triển trên cơ sở gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa đó.

Đô th tương lai: di sn, văn hóa, sinh thái, cnh quan và thân thin vi môi trường

Ở Huế, chúng ta đang bảo tồn di sản kiến trúc cung đình một cách bài bản khoa học, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa phi vật thể bằng những festival sân khấu hóa. Và chúng ta cũng đang chăm lo phát triển, hiện đại hóa đô thị và quỹ kiến trúc đô thị.

Tuy nhiên, quá trình phát triển cũng đã bộc lộ những mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Một số kiến trúc cũ quý hiếm đã biến mất, một số công trình được xây dựng không hợp lý về kiến trúc, sự phát triển đã manh nha phá vỡ cơ thể đô thị là nỗi lo cần thiết. Nguy cơ chuyển từ đô thị - di sản sang đô thị có những di sản sẽ là hiện thực nếu chúng ta không có những giải pháp bây giờ.

Nhiều chuyên gia kiến trúc đã đề xuất giải pháp: phát triển trong sự tiếp nối. Theo đó, sự tiếp nối chính là nhịp cầu giữa bảo tồn và phát triển. Chẳng hạn ý kiến của kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính: Tiếp nối chính là sự đảm bảo dòng lịch sử phát triển đô thị chảy tự nhiên. Thời đại ta có thể phát triển mạnh hơn, nhanh hơn, để lại nhiều dấu ấn hơn, song thời ta tuyệt nhiên không có quyền phủ định cái đi trước, nhất là khi nó lại là khối giá trị vật chất - tinh thần to lớn. Hơn nữa, phải hiểu rằng chúng ta cũng chỉ là một khâu trong cái chuỗi những kiếp người. Di sản chúng ta để lại cho hậu thế chính là những khả năng duy trì sự tiếp nối. Ông đề xuất định hướng phát triển mở rộng cho Huế tương lai theo 2 hướng:

- Quy hoạch xây dựng những khu đô thị mới, những khu công nghiệp hoặc dịch vụ mới, tập trung và thật sự hiện đại, đúng với trình độ của thế kỷ XXI. Song nên lưu ý thiết lập những vùng đệm, dải đệm chuyển tiếp giữa Huế cũ và Huế mới.

- Mạnh dạn hơn nữa là ý tưởng tạo lập một hệ, một chùm đô thị vệ tinh bao quanh Huế. Trong tương lai xa, hệ đô thị này sẽ có khả năng trở thành mô hình một vùng đô thị, có chung một nền tảng, - đó là vùng văn hóa xứ Huế. Điều quan trọng là nên nói “KHÔNG” với xu hướng xây dựng xen cấy, tăng mật độ và phá vỡ không gian cảnh quan, điều đang xảy ra trên bờ Nam sông Hương.

Vì vậy rất cần có quy chế riêng cho vùng lõi của đô thị di sản Huế, trong bối cảnh phát triển đô thị Huế diện rộng.

*

Huế sẽ trở thành đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với môi trường - đó là một hướng phát triển tối ưu mà không phải thành phố nào cũng may mắn được thiên nhiên và tiền nhân tạo dựng cho như vậy.

L.T
(SDB12/03-14)








 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • 1. Trung tâm văn hóa tôi muốn đề cập ở đây là thành phố Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đã là một Trung tâm văn hóa thì bao giờ cũng quy tụ nhiều nhân tài lớn, trên nhiều lĩnh vực, từ mọi miền đất nước, thậm chí từ cả ngoài nước, trải qua nhiều thế hệ, nhiều thử thách khó khăn mới vun đắp lên nổi một truyền thống, mà có được truyền thống văn hóa lại càng khó khăn hơn. Trong bài viết này tôi chưa đề cập tới những nhà khoa học, những nhà văn hóa và văn nghệ sĩ xuất sắc đang sống và hoạt động tại Thừa Thiên Huế, mà tôi chỉ muốn nói tới chủ yếu các vị đã qua đời nhưng đã để lại dấu ấn sâu đậm, lâu dài cho mảnh đất này, góp phần quan trọng hình thành nên truyền thống văn hóa Huế.

  • Trên thế giới có nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong mỗi nước, ngoài mẫu số chung về nền văn hóa của cả dân tộc, còn có văn hóa vùng miền được phân định căn cứ vào đặc điểm nhân văn riêng của từng nơi. Nơi nào có được tính cách nhân văn đặc thù thì nơi ấy có văn hóa địa phương hay văn hóa bản địa. Một từ mà các nhà văn hóa học năng sử dụng khi đề cập đến lĩnh vực này là “bản sắc”. Nếu dùng từ bản sắc làm tiêu chí để nhận diện văn hóa thì Việt Nam có nền văn hóa riêng của mình, trong đó có văn hóa Huế.

  • Tôi quê Hà Tĩnh, nhưng lại sinh ra ở Huế, khi ông cụ tôi ngồi ghế Phủ Doãn, tức là “sếp” cái cơ quan đóng bên bờ sông Hương ở giữa Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Hai Bà Trưng - Đồng Khánh xưa, nay đang được xây dựng to đẹp đàng hoàng gấp nhiều lần ngày trước. (Thời Nguyễn phong kiến lạc hậu, nhưng lại có quy chế chỉ những người đậu đạt cao và thường là người ngoại tỉnh mới được ngồi ghế Phủ Doãn để vừa có uy tín, học thức đối thoại được với quan chức trong Triều, vừa tránh tệ bênh che hay cho người bà con họ hàng chiếm giữ những chức vụ béo bở. Nói dài dòng một chút như thế vì nhiều bạn trẻ thời nay không biết “Phủ Doãn” là chức gì; gọi là “Tỉnh trưởng” cũng không thật đúng vì chức Phủ Doãn “oai” hơn, do Huế là kinh đô, tuy quyền hành thực sự người Pháp nắm hầu hết).

  • *Từ tâm thức kính sợ trời đất đến lễ tế Giao: Từ buổi bình minh của nhân loại, thiên nhiên hoang sơ rộng lớn và đầy bất trắc, với những hiện tượng lạ kỳ mưa gió, lũ lụt, sấm chớp, bão tố... đã gieo vào lòng người nhiều ấn tượng hãi hùng, lo sợ. Bắt nguồn từ đó, dần dần trong lịch sử đã hình thành tập tục thờ trời, thờ đất, thờ thần linh ma quỷ. Đó là nơi trú ẩn tạo cảm giác an toàn cho con người thuở sơ khai. Ở phương Đông, tập tục thờ cúng trời đất, thần linh gắn liền với việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, phổ biến từ trong gia đình đến thôn xóm, làng xã. Khi chế độ quân chủ hình thành, một số triều đình đã xây dựng những “điển lệ” quy định việc thờ cúng trời đất, thần linh, với những nghi thức trang trọng, vừa biểu thị quyền uy tối thượng của nhà vua, vừa thể hiện khát vọng mong cầu quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, phong hoà vũ thuận của muôn dân.

  • Sông Hương thuộc loại nhỏ của Việt Nam, nhưng với Thừa Thiên Huế có thể nói là “tất cả”. Hệ thống sông Hương cung cấp nước, tạo môi trường để phát triển gần như toàn bộ nền kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế, đặc biệt sông Hương còn là biểu tượng của Huế, hai bên bờ mang nặng di sản văn hoá nhân loại. Nhưng đồng thời nó cũng đưa lại những trận lụt lớn vào mùa mưa, nhiễm mặn vào mùa hè...

  • Huế được Chính phủ xác định là một trong 5 thành phố cấp quốc gia, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ du lịch. Quá trình phát triển đô thị, Huế đồng thời cũng đứng trước những thử thách mới, còn nhiều bất cập nhưng Huế vẫn giữ được nét kiến trúc riêng. Hình ảnh một thành phố mà kiến trúc và thiên nhiên hoà quyện, phải chăng đó là bản sắc Huế, khó trộn lẫn với bất kỳ một đô thị nào khác trong cả nước.

  • I. Toàn cầu hóa và lý luận văn học: I.1. “Toàn cầu hóa” làm cho “thế giới trở nên phẳng” (Thomas F.Fredman). Lý luận văn học là một lĩnh vực khoa học nhằm cắt nghĩa, lý giải, khái quát văn chương, đặt trong khung cảnh đó, nó cũng được “thế giới hóa”, tính toàn cầu hóa này tạo nên một mặt bằng chung, hình thành một ngôn ngữ chung. Từ đó mới có sự đối thoại, tiếp biến học hỏi lẫn nhau giữa các nền lý luận của các châu lục, quốc gia tạo nên một thể thống nhất trong đa dạng.

  • Đêm Nguyên tiêu 15 tháng giêng Quý Mùi 2003, thực hiện chủ trương của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại TTH đã tổ chức trên sông Hương một đêm thơ rất tuyệt vời. Ban tổ chức cho biết Hội Nhà văn Việt Nam đã được phép quyết định kể từ năm nay lấy ngày 15 tháng giêng âm lịch hằng năm làm Ngày Thơ Việt Nam. Quyết định ấy lay động tâm trí tôi vốn đang ưu tư với Huế Thành phố Festival, thay vì đọc thơ, trong đêm Nguyên tiêu ấy tôi đã phác họa sơ lược về một Festival thơ. Không ngờ ý kiến của tôi được Đêm thơ Nguyên tiêu hưởng ứng và các nhà thơ đã đề nghị tôi nên thực hiện một Hồ sơ cho Festival Thơ.

  • Trí thức trong bất cứ thời đại nào và ở đâu cũng là một nguồn lực quan trọng, là sức mạnh tinh thần nối kết truyền thống của dân tộc với thành tựu trí tuệ của thời đại. Khi nguồn lực trí tuệ của đội ngũ trí thức gắn kết được với sức mạnh cộng đồng thì xã hội sẽ có những chuyển biến tích cực. Ngược lại, nguồn lực trí tuệ không được phát huy thì năng lực phát triển của xã hội sẽ bị suy thoái. Thừa Thiên Huế có một thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Đàng Trong và trở thành kinh đô của cả nước. Vì thế Huế đã từng là nơi hội tụ nhiều thế hệ trí thức tinh hoa của đất nuớc. Lớp trí thức lớn lên tại Thừa Thiên Huế có điều kiện tiếp cận với những thiết chế và sinh hoạt văn hoá, học thuật có tầm cở quốc gia (Quốc Tử Giám, Quốc Sử Quán, Hàn Lâm Viện, Thái Y Viện. Khâm Thiên Giám.. ), năng lực trí tuệ của trí thức ở kinh kỳ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, cả trên lĩnh vực tư duy sáng tạo và quản lý, thực hành.

  • I. Sự hình thành và phát triển hệ thống đường phố ở Huế: Trước khi Huế được chọn để xây dựng kinh đô của nước Việt Nam thống nhất, đất Phú Xuân - Huế kể từ năm 1738 đã là nơi đóng đô thành văn vật của xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Rồi Phú Xuân lại trở thành kinh đô Đại Việt của nhà Tây Sơn. Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh toàn thắng quân Tây Sơn; từ Thăng Long ông trở về Phú Xuân, chọn lại đất ấy, lấy ngày lành, lên ngôi vua, xưng hiệu là Gia Long. Tháng 5 năm 1803, nhà vua sai người ra ngoài bốn mặt thành Phú Xuân, xem xét thực địa, định giới hạn để xây dựng kinh thành mới. Trên cơ sở mặt bằng thành Phú Xuân cũ, lấy thêm phần đất của 8 làng cổ lân cận, mở rộng diện tích để xây dựng nên một kinh thành rộng lớn hơn trước. Cùng với việc xây dựng thành quách, cung điện, nha lại, sở ty... thì đường sá trong kinh thành cũng được thiết lập.

  • Thừa Thiên Huế là thủ phủ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, là kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn và triều Nguyễn, nay là cố đô, một trong những trung tâm văn hoá và du lịch quan trọng của Việt Nam , trải qua quá trình đô thị hoá, vừa mang dấu ấn của một đô thị cổ phương Đông, vừa có đặc trưng của một đô thị mới. Để góp phần định hướng phát triển và tổ chức quản lý vùng đất nầy, một trong những việc cần làm là nên soát xét lại kết quả của quá trình đô thị hóa để lựa chọn những giải pháp quản lý phù hợp.

  • Trong quá khứ, mảnh đất Phú Xuân - Huế đã được chọn để đóng đô thành của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rồi đến kinh đô Đại Việt của nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ, sau nữa là kinh đô Việt Nam thống nhất dưới thời họ Nguyễn Phúc trị vì và cuối cùng trở thành cố đô từ sau Cách mạng Tháng 8.1945. Huế đã và đang là thành phố Festival - một thành phố lễ hội mang nhiều thành tố văn hóa đặc trưng của Việt Nam theo một quy chế đặc biệt. Để có cái nhìn khách quan về lịch sử, thiết nghĩ, chúng ta hãy điểm lại vài nét quá trình đi lên của thành phố Huế để trở thành đô thị loại I - đô thị đặc biệt hôm nay.

  • Hội nghị cán bộ Việt Minh mở rộng vào cuối tháng 4 đầu tháng 5/1945 diễn ra trên đầm Cầu Hai đề ra chủ trương lớn để phát triển phong trào cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, chuẩn bị cùng cả nước khởi nghĩa cướp chính quyền khi có thời cơ. Sau hội nghị, phong trào cách mạng phát triển đều khắp trong toàn tỉnh. Đầu tháng 8, được tin quân đội Nhật bị quân đồng minh đánh bại ở nhiều nơi, nhất là ở Mãn Châu Trung Quốc, Thường vụ Việt Minh dự đoán ngày Nhật theo chân phát xít Đức bị đánh bại không còn xa, đã quyết định đẩy mạnh chuẩn bị khởi nghĩa. Giữa tháng 8 được tin Nhật Hoàng sẵn sàng đầu hàng, Thường vụ Việt Minh chỉ đạo các huyện khởi nghĩa. Sau khi tất cả các huyện phụ cận Huế khởi nghĩa thành công, ngày 20/8 Thường vụ Việt Minh triệu tập 6 huyện bàn quyết định chọn ngày 23.8.1945 là ngày khởi nghĩa giành chính quyền. Cũng ngay chiều ngày 20.8.1945 phái đoàn Trung ương có cụ Hồ Tùng Mậu, anh Nguyễn Duy Trinh và anh Tố Hữu đã đến Huế, vì Huế là thủ đô của chính quyền bù nhìn lúc bấy giờ. Khởi nghĩa ở Huế mang sắc thái đặc biệt có tính chất quốc gia. Ta giành lại chính quyền không phải từ tay một tỉnh trưởng mà là từ triều đình nhà Nguyễn - Bảo Đại ông vua cuối cùng, bên cạnh Bảo Đại lại có cả bộ máy chính quyền Trần Trọng Kim do Nhật lập ra. May mắn thay đoàn phái bộ Trung ương vào kịp thời nên vẫn giữ nguyên ngày khởi nghĩa (23.8.1945). Đêm 20.8.1945 cuộc họp của phái đoàn Trung ương và Thường vụ Tỉnh ủy thông qua kế hoạch khởi nghĩa của tỉnh và cử ra Ủy ban khởi nghĩa gồm có: anh Tố hữu là Chủ tịch đại diện cho Trung ương, tôi làm Phó Chủ tịch (PCT) đại diện cho Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh địa phương cùng một số ủy viên: Lê Tự Đồng, Lê Khánh Khang, Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Sơn...

  • Ba mươi năm trước, cùng với lực lượng cách mạng, những người làm Báo Cờ Giải Phóng của Đảng bộ Thừa Thiên Huế sôi nổi chuẩn bị số báo đặc biệt và có mặt trong đoàn quân tiến về giải phóng quê hương. Tháng 10/1974, chúng tôi được tham gia hội nghị Tỉnh ủy mở rộng bàn về đẩy mạnh nhiệm vụ đánh kế hoạch bình định, mở rộng vùng giải phóng nông thôn đồng bằng, phối hợp có hiệu quả với các chiến trường, góp phần giải phóng miền Nam, Thường vụ Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cho Báo Cờ Giải Phóng ra số báo đặc biệt, nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn để chuyển tải khí thế cách mạng miền Nam và trong tỉnh, đưa mệnh lệnh, lời kêu gọi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Thừa Thiên Huế và các chính sách của Mặt trận đối với vùng giải phóng.

  • Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, lực lượng an ninh huyện Phú Vang đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với 95 thương binh, 135 liệt sĩ và không có một cán bộ, chiến sĩ nào đầu hàng phản bội, lực lượng an ninh huyện Phú Vang và 4 cán bộ an ninh huyện đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

  • Trong mọi thời đại Hoàng đế và kẻ sĩ có mối quan hệ đặc biệt. Đó là mối quan hệ giữa người cầm quyền và người trí thức có nhân cách và tài năng. Khi Hoàng đế là minh quân thì thu phục được nhiều kẻ sĩ, khi Hoàng đế là hôn quân thì chỉ có bọn xu nịnh bất tài trục lợi bên mình còn kẻ sĩ bị gạt ra ngoài thậm chí có khi bị giết hại. Lịch sử bao triều đại đã chứng minh điều đó. Mối quan hệ giữa Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ và La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp của thế kỷ XVIII là cuộc hội ngộ lớn, mang đến nhiều lợi ích cho quốc gia và có ý nghĩa cho muôn đời. Nguyễn Huệ và Nguyễn Thiếp đều sống trong bối cảnh triều Lê suy tàn, chúa Trịnh lộng hành, chúa Nguyễn mới nổi dậy. Sau gần 300 năm hết nội chiến Lê Mạc đến Trịnh Nguyễn phân tranh đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ. Trong bối cảnh đó Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa, Nguyễn Thiếp cáo quan về ở ẩn.

  • Năm 2008 là một năm khá kỳ lạ và đặc biệt của loài người. Nửa năm đầu, cả nhân loại thăng hoa với các chỉ số chi tiêu mà ngay cả các chiến lược gia kinh tế cũng phải bàng hoàng. Nửa năm cuối, quả bóng phát triển, ổn định bị lưỡi dao oan nghiệt của khủng hoảng đâm thủng nhanh đến nỗi hàng ngàn đại gia bị phá sản rồi, vẫn chưa lý giải nổi hai chữ “tại sao”. Bất ổn và đổi thay còn chóng mặt hơn cả sự thay đổi của những đám mây. Không phải ngẫu nhiên mà người Nhật lại chọn từ “thay đổi” (kanji) là từ của năm, vì B. Obama đã chiến thắng đối thủ bằng chính từ này (change)...

  • Bạn đọc thân mến! Hiệp hội Đo lường Thời gian quốc tế đã quyết định kéo dài thời gian của năm 2008 thêm 1 giây, và chúng ta đã chờ thêm 1 giây để đón chào năm mới. Sau thời khắc 23 giờ 59 phút 59 giây của ngày 31.12.2008, không phải là giây đầu tiên của năm mới mà phải sau thời khắc 23 giờ 59 phút 60 giây cùng ngày, năm 2009 - năm lẻ cuối cùng của thế kỷ 21, mới chính thức bắt đầu. Nhân loại đã có thêm một giây để nhìn lại năm cũ và bước sang năm mới. Và trong một giây thiêng liêng ấy, chắc chắn nhiều ý tưởng sáng tạo đã xuất hiện, nhiều tác phẩm nghệ thuật vừa hoàn tất, âm tiết cuối của câu thơ cuối một bài thơ vừa được nhà thơ viết xong và buông bút mãn nguyện. Cùng với ly rượu vang sóng sánh chúc mừng năm mới được nâng lên, cái đẹp, cái cao cả tiếp tục xuất hiện để phụng sự nhân loại và chắc chắn, những nụ hôn của tình yêu thương đã kéo dài thêm một giây đầy thiêng liêng để dư vị hạnh phúc còn vương mãi trên môi người.

  • Tham luận tại cuộc tọa đàm “Văn học trẻ Huế- nhìn lại và phát triển” của nhà thơ trẻ Lê Vĩnh Thái: "một lần ngồi uống cà phê tôi được một nhà thơ, người anh trong Hội thống kê về đội ngũ sáng tác trẻ nữ của cố đô Huế chỉ có vỏn vẹn chưa đầy 5 người mà tuổi đã ngoài 30, còn tuổi từ 20, 25 đến 30 thì không thấy!?... "

  • Từ cuối tháng 6. 2008, trên mạng Internet, cùng lúc có những bài viết về nhiều nhà văn, nhà thơ ở Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Vàng Sao, Tô Nhuận Vỹ và ở Quảng Trị, Quảng Bình. Các bài viết được đăng tải trên các báo điện tử nước ngoài (hoặc sách in ra được các tờ báo đó đưa lên mạng), cả trên tờ báo của một tổ chức chống nhà nước Việt Nam cực đoan nhất, và trên blogs của một số nhà văn trong nước (được một số báo điện tử nước ngoài nối mạng sau đó). Mục đích khác nhau nhưng các bài đó, tạm xếp vào hai loại, có một điểm giống nhau: DỰNG ĐỨNG những sự kiện của cuộc đời và hoạt động của các nhà văn nhà thơ này.