Đà Linh, tôi nhớ...

08:45 14/10/2014

PHÙNG TẤN ĐÔNG

Đời của nó như thể bềnh bồng
Cái chết của nó như thể an nghỉ

                           F.Jullien
(Dẫn nhập cuốn “Nuôi dưỡng đời mình - tách rời hạnh phúc” - Bửu Ý dịch, 2005)

Nhà văn Đà Linh - Ảnh: internet

Một năm đã lặng lẽ qua. Một người đã về nơi nảo nơi nao xa thẳm. Trong tôi, tôi với Đà Linh như cứ mãi còn nợ nhau một lần gặp nữa... Rốt, tôi với anh cũng là những kẻ bình sinh có “duyên” mà không “nợ” - có chung một ý hướng mà không có điều kiện để song hành, bù khú, sẻ chia... Số là cuối những năm 80, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi cầm cái thư giới thiệu đầy chất tùy bút của anh Tường (Hoàng Phủ Ngọc Tường) về gặp anh Giai - Giám đốc Nhà xuất bản Đà Nẵng lúc bấy giờ xin một chân biên tập sách, rồi sau đó, mặc dù anh Giai đã “cố” hết sức - như tính anh hay tận tâm với bạn bè, em út - nhưng do những tì vết quá khứ gia đình - do “âm bản đời riêng” nên tôi đành “chào thua” cuộc lữ... Nhiều khi ngồi với Đà Linh, lúc anh đương là “tổng biên tập” nhà xuất bản - nói những “giá như” kiểu “với “giá như”... thì người ta có thể nhốt Paris vào một cái chai” anh cười cười nói trong “họa” có “may”, ông mà về với tôi, ông là thằng “chết” trước, ông là đứa cao ngạo ngầm, có tham vọng bách khoa, lại nhất thời hồ đồ... Đành lòng vậy, cầm lòng vậy, ừ, cái thằng tôi của mình “thua” xa Đà Linh nhiều thứ, trước hết anh ta là dân “con nhà” - dân cách mạng nòi, anh là dân Quảng Nam nói tiếng Bắc, thứ hai là anh chỉn chu, luôn có tác phong “phát biểu”, luôn com-lê, cà vạt, đi uống cà phê mà như đi hội nghị, ba là - món này thì tôi “kính phục” - rằng dù có bị người ta chửi thẳng vô mặt rằng mày là đứa nọ con kia, anh vẫn cố nén, cố nín nhịn, cố “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, rồi sau đó mới lịch sự ‘mời ông/anh vui lòng đi chỗ khác...”. Vậy rồi cũng có nhiều khi anh lên cơn thịnh nộ, thịnh nộ cũng với một phong cách rất “quý ông lịch sự” nghĩa là tuyệt không nói tục, không chửi tục, rồi anh lại có tật nói lắp - một sự khó khăn bày tỏ vốn có từ bé thơ chăng, vậy mà, từ 20 năm có lẽ, từ khoảng 1990 đến năm 2010, con người ấy trở thành người đồng hành khốn khổ của cái Đẹp, của sự khai phóng việc viết và đọc văn chương không chỉ ở địa phương đất Quảng, mà cả miền Trung, cả nước...

Quen nhau từ thủa lên tàu ra Bắc dự Hội nghị “những người viết văn trẻ” năm 1994 (Đà Linh là trưởng đoàn nhà văn trẻ QN-ĐN mà thành viên là Trần Kỳ Trung và tôi), lúc bấy giờ anh đã có những truyện ngắn đầu tay có những nhân vật “cá biệt” như “Nàng Kim Chi sáu ngón”, anh cựu binh lên cơn điên loạn sống bằng hồi ức chiến trường..., đại loại, nhiều những nhân vật xù xì, lẩn khuất, dị biệt mà tốt đẹp, lương thiện, chỉ khi kẻ khác (nhà văn, bạn đọc) nhìn kỹ, nhìn bằng con mắt “biệt nhãn liên tài” thì mới thấy, mới cảm nghiệm. Sau này, khi anh “thôi” truyện ngắn, tôi hay đùa chọc, rằng anh nên viết một tập nữa, lấy tên là “Vĩnh biệt nàng Kim Chi sáu ngón” tại sao không?, anh cười, nói “vấn đề là viết như thế nào thôi ông ạ”, thật vậy, viết như thế nào bao giờ cũng là mối suy tư thường trực của kẻ viết là lũ chúng tôi. Ngồi với Đà Linh sau những chuyện đồn thổi gái trai ông nọ bà kia thường không kéo dài lâu, bao giờ cũng là chuyện văn, chuyện triết. Nhà thơ Trần Tuấn nói Đà Linh hay “đem bạn bè” làm mồi nhậu là quá trúng. Con người ấy cũng là chúa cả tin vì hồn nhiên rất mực. Chuyện có thật, trong một lần “gặp gỡ cuối năm”, nhận “bì” xong, anh em hẹn nhau “đi quán”, bữa đó bận khách - vì đang làm lãnh đạo, Đà Linh dặn từng người rằng anh em cứ đến trước, mình đến sau, cứ kêu bia bọt vô tư, tính sau, mấy ông ở xa cứ giữ bì mà đổ xăng, đừng lo. Khi đến quán, Trần Kỳ Trung đầu têu trò PR hầu moi tiền Đà Linh bằng cách triệu tập ba bốn em tiếp viên trong quán lại, bảo thế này, thế này, nhớ diễn cho tốt, anh boa, anh boa. Khi Đà Linh đến, các em reo lên chào nhà văn, chào nhà văn, Đà Linh ngạc nhiên nói chắc mấy anh này nói trước chớ gì, một em nói, ô, có tác phẩm nào của anh mà em không đọc đâu, bìa sách của anh có in ảnh anh nữa, em kể tên sách của anh nhá, rồi các cô, mỗi cô mỗi kể... Đà Linh sướng, sướng tê sướng tái quay sang anh em đầy hãnh diện, rồi nói đó các bác thấy chưa, các em vất vả thế này mà còn đọc Đà Linh, biết Đà Linh, thấy chưa, thấy chưa, và rồi vung tay bẻ ngón kêu khặc khặc, hô lớn bia đâu, bia đâu, rồi cạn, rồi boa, boa, Kỳ Trung cười khấc khắc nói đó, đó, anh Linh boa đó, boa đó, sướng chưa...

Nhà văn Đà Linh (trái) đọc một sắc phong triều Nguyễn cùng nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân (tháng 7/1998) - Ảnh: Nguyễn Đình Toán (TT&VH)


Đà Linh là kẻ tiên phong, người đổi mới văn chương, triết học, văn hóa học... trên lĩnh vực xuất bản. Có thể nói, nói khi anh còn sống rằng anh với vai trò chỉ đạo, lãnh đạo - đã làm nên một giai đoạn “sáng danh” cho Nhà xuất bản Đà Nẵng mà mở đầu là những tuyển tập “Thơ miền Trung thế kỷ XX”, “Văn miền Trung thế kỷ XX”, “Lý luận phê bình văn học miền Trung thế kỷ XX”... in vào những năm 2000, 2001. Cuốn “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới” của Jean Chevaller, Alain Gheerbrant, Nhà xuất bản Đà Nẵng phối hợp với Trường viết văn Nguyễn Du dịch và in năm 1997 là cuốn “cẩm nang” của giới văn hóa học còn non trẻ của Việt Nam từ đó đến nay. Đặc biệt là từ năm 2000 các tác phẩm triết học của Francois Jullien - giáo sư Đại học Paris 7 - Denis Dierot và là thành viên Viện Đại học Pháp, điều hành Viện Tư tưởng hiện đại lần lượt được dịch và xuất bản ở Việt Nam (Nhà xuất bản Đà Nẵng tổ chức bản thảo dịch và in) như “Xác lập cơ sở đạo đức” (2000), “Bàn về chữ thời” (2003), “Minh triết là vô ý” (2003), “Bàn về cái nhạt” (2003), “Đường vòng và lối vào” (2005)... Đà Linh cũng ‘tiên phong” in lại Phan Khôi, cuốn “Việt ngữ nghiên cứu” cuối những năm 90, in tuyển tập Nguyễn Văn Xuân, Hoàng Châu Ký... cũng vào những năm đó. Việc xuất bản những tác giả trong nước như in “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu (2006), “Thơ” của Trần Dần (2008, phối hợp với Nhã Nam) luôn đặt anh trước những thách thức “hoặc chiến đấu hoặc bỏ chạy” thậm chí bị “truy tố” như dư luận đồn đãi... Đà Linh, sau những lần “lên bờ xuống ruộng’ ấy nói không sao không sao, vấn đề là phải bản lĩnh, phải chứng minh là các tác phẩm ấy giá trị, giá trị... Nhưng “đêm dài lắm mộng”, cho đến khi cuốn “Con rồng đá hay mũi tiêm uốn ván” của Vũ Ngọc Tiến... ra đời - như một giọt tràn ly buộc anh phải từ bỏ vị trí, nhiệm sở, ra Hà Nội về Nhà xuất bản Lao Động chỗ anh Lê Huy Hòa, rồi bạo bệnh ập đến và đi... Đà Linh ở một phương diện nào đó - như những Mạnh Thường Quân. Bình Nguyên Quân bên Tàu thủa trước, có “con mắt xanh” của kẻ liên tài - thấy tác phẩm có cái gì hay, mới, vượt thoát khỏi lề lối cũ, ý hệ thẩm mỹ cũ, không phản “chân, thiện, mỹ” là in, nhờ thế mà những “Chuyện tình mùa tạp kỹ” của Lê Anh Hoài - với một kết cấu “giễu nhại”, “hài hước đen”..., “Hôm qua - hôm nay” của Vũ Trọng Quang với nhiều bài thơ “tái sử dụng”, “thơ thị giác”, “Thơ vẽ”... mới được ra đời. Khoan nói về phẩm chất của tác phẩm ấy hãy thấy sự có mặt của nó như một “ấn chứng” của một khai phóng, một quy hồi về cái muôn thủa của văn chương - cái khoảng trời của “những khả thể hư cấu” “những khả thể thể hiện”... Mà triết học F. Jullien từng mượn Héraclite chỉ ra “cái đối lập là cái cùng gánh vác, nó cùng thao tác, tức hợp tác...” chỉ ra “cái đối lập hợp tác”, cái đi ngược có ích, cái khởi sự nghịch dị để vươn tới “cái tích cực hoàn toàn” đó thôi... Đà Linh, anh bạn hiền lành mà “dữ dội” của tôi đã làm được điều mà Lão Tử nói “những việc khó trên đời phải được làm ở giai đoạn dễ dàng” mà với anh, anh đã “tận hiến toàn phần”, đã “chấp nhận”, đã “đánh đu cùng dâu bể” (thơ Thu Bồn), đã “vượt’ qua “con đường sấm sét” của định kiến hẹp hòi, của cảm quan cố chấp và đi, đi cho đến cùng tận của sinh tồn...

Một năm lặng lẽ qua, đôi câu đối đùa vui vừa mới đọc sau lần anh về thăm mẹ, thăm quê lần cuối, anh cười cười, thoáng vẻ “anh hùng chớm mệt”, câu đối rằng “con rồng đá đá anh Hùng ra Bắc - cái bóng đè đè em Diệu qua Tây” (Hùng là Nguyễn Đức Hùng - Đà Linh, Diệu là Đỗ Hoàng Diệu), nghe xong kêu được, được, rồi bàn về cái “tân cổ điển” mà thầy Hiến (Hoàng Ngọc Hiến) xem là “nẻo về của ý” của văn chương đương đại, rồi tranh luận văn Tô Hoài, thơ Nguyễn Bính - và so sánh hai ông, ông mô có tính nhơn loại phổ quát hơn... Tiếc là khi anh đau không thăm anh được, khi anh mất tang sự diễn ra ở Hà thành, đành một nén hương thắp vọng trong ngày đưa nhau...

Hội An, tiết lập thu, Giáp Ngọ, 2014     
P.T.Đ
(SDB14/09-14)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • PHẠM THỊ CÚC  

    Chú tên là Đô, người làng Thanh Thủy, nhưng không phải làng Thanh Thủy Chánh có Cầu Ngói, mà là Thanh Thủy Thượng, bây giờ gọi là Thủy Dương, cùng quê với nhà thơ Phùng Quán. Chú không phải là nhà thơ nên ngất ngưỡng kiểu khác, đặc biệt hơn.

  • NGÔ THỊ Ý NHI

    Ở Huế, có những buổi sáng cứ thích nằm nghe tiếng con nít rủ nhau đến trường ríu rít như chim. Bình yên đến lạ! Thành phố nhỏ bé, nhịp sống không vội vàng, những con đường hiền lành, êm ả trẻ con dễ dàng đi bộ.

  • Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2019) và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019)

    PHẠM THUẬN THÀNH

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Năm Nhâm Tý (1672), chúa Trịnh xua 180 ngàn quân vào Nam, có ý vượt sông Gianh đánh chúa Nguyễn. Trấn thủ Bố Chính là Nguyễn Triều Văn hoảng sợ chạy vô Kim Long cấp báo với Hiền Vương (tức chúa Nguyễn Phúc Tần).

  • BÙI KIM CHI   

    Ngày xưa, cách đây 60 năm, ở đường Duy Tân Huế từ cầu Trường Tiền đi xuống, qua khỏi Morin (cũ), đi một đoạn, có một địa điểm mang cái tên nghe là lạ Ngọ Phạn Điếm. Càng lạ và đặc biệt hơn nữa, Ngọ Phạn Điếm chỉ đón khách vào ăn một bữa trưa (demi-pension) trong ngày là học sinh của Trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế mà thôi.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG 
                       Bút ký 

    KỶ NIỆM 20 NĂM CƠN LŨ LỊCH SỬ 1999

  • NGUYỄN DƯ  

    Ngày xưa thi đỗ tiến sĩ… sướng lắm!
    Nghe đồn như vậy. Ít ra cũng được vua biết mặt chúa biết tên. Được cả làng, cả tổng đón rước về tận nhà. Chữ nghĩa gọi là rước tiến sĩ vinh quy bái tổ.

  • PHI TÂN  

    Hồi trước, khi làng xã tôi còn đoàn đội tập thể hay hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thì đàn trâu ở làng cũng của hợp tác luôn. Trâu được các hộ xã viên nhận về nuôi để ăn chia công điểm. Nhà mô có nuôi trâu thì con cháu trong nhà phải nghỉ học sớm để chăn trâu hàng ngày.

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUY   

    Ngày thơ ấu tôi đã bao lần ngủ ngon giấc trong lời ầu ơ của mẹ:

  • Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) và 50 năm Ngày mất của Người (02/09)

    HỒ NGỌC DIỆP

  • Kỷ Niệm 72 Năm Ngày Thương Binh - Liệt Sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019) 

    PHẠM HỮU THU

  • DƯƠNG PHƯỚC THU    

    Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Hội An, nơi xưa kia thường gọi là Faifô (vì làng này ở gần cửa Đại An nên quen gọi Hải Phố mà ra thế) nay Hội An đã lên cấp là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam; quê nội Nguyễn Kim Thành ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

    Dáng thế của đồi Hà Khê như một con linh thú vừa tách khỏi đất mẹ, rời tổ uống mấy ngụm nước bên bờ dòng Linh Giang. Quay đầu hướng về quê mẹ, đất tổ Trường Sơn như một lời từ biệt, lòng rộn buồn vui. Một nhát gươm chí mạng của thuật sĩ Cao Biền, thân thú mang nặng vết thương vẫn còn hằn sâu ở chân đồi.


  • ELENA PUCILLO TRUONG  

    (Viết cho những người bạn cầm phấn)

  • Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6  

    NGUYỄN XUÂN HẢI

  • ĐÔNG HÀ

    33 năm đổi mới trong Văn học Thừa Thiên Huế

  • NGUYỄN ĐỨC HÙNG   

    Một chiều cuối năm 2018, tôi nhận được tấm thiệp mời nhân dịp Lễ mừng tuổi chín mươi của nhà giáo Trần Thân Mỹ và kỷ niệm 65 năm ngày cưới của ông bà Trần Thân Mỹ và Dương Thị Kim Lan. Nếu tính từ mốc tôi được ông đặt bút ký vào hồ sơ chuyển ngành từ Quân đội về làm việc tại Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) thành phố Huế là tròn 35 năm, trong đó có 7 năm (1983 - 1990) tôi được làm việc trực tiếp với ông trước khi ông nghỉ hưu. Ông là vị thủ trưởng khả kính đầu tiên của tôi, là người đã giáo dục, đào tạo và có ảnh hưởng rất lớn đối với tôi.