“Với Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, GS Lê Thành Khôi đã trình bày lịch sử không phải lịch sử chính trị, mà là lịch sử của con người”, GS Phan Huy Lê nói về cuốn sử quý vừa ra mắt tại VN sau nhiều năm ở nước ngoài.
GS Lê Thành Khôi
Cuốn sách Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX -
Ảnh: Nhã Nam cung cấp
TS Nguyễn Thụy Phương, ĐH Paris Decartes, trong bài viết cách đây 1 năm, đã tôn vinh GS Lê Thành Khôi như di sản văn hóa sống của nhân loại, một bản thể chuyển giao và tiếp biến văn hóa Việt - Pháp ở ý nghĩa cao quý nhất. Ông cũng là người duy nhất giới thiệu với độc giả Pháp ngữ trên thế giới một cách hệ thống, uyên bác bề dày lịch sử, văn hóa, văn học VN. Nhưng bà Phương vương vấn nỗi buồn: “Đây đó, ông có những bài tiếng Việt nhưng chưa một công trình học thuật nào của ông được dịch in ở VN”.
Giờ đây, nỗi buồn đó sẽ không còn nữa. Hai cuốn sách cơ bản của GS Lê Thành Khôi đã được Công ty Nhã Nam dịch sang tiếng Việt và biên tập lại thành cuốn Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX. Hai cuốn đó là Việt Nam lịch sử và văn minh và Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1858.
“Đặt trong bối cảnh ra đời những năm 50 của thế kỷ trước, thì cuốn Việt Nam lịch sử và văn minh vừa là một quan điểm mới về sử học, vừa là một hình ảnh trung thực hơn về VN”, GS Phan Huy Lê nói.
Quan điểm mới, cái nhìn mới đó được đặt trên góc nhìn phản ánh phong cách đặc biệt của GS Lê Thành Khôi - cái nhìn liên ngành đa ngành. Trong khi lịch sử bấy giờ, kể cả lịch sử của các sử gia phương Tây viết, vẫn nặng về chính trị. “Ông đã cho thấy cách nhìn lịch sử không thể dừng lại ở lịch sử các vương triều. Lịch sử phải là lịch sử của con người”, GS Lê nói.
Viết về lịch sử VN, như thế với GS Khôi cũng chính là đi sâu vào cuộc sống, nhận diện lịch sử bao gồm toàn bộ đời sống xã hội. Có kiến thức dân tộc học, văn hóa học, khảo cổ học, kinh tế học. Một lịch sử của con người như thế trong sách, dễ làm người đọc xao xuyến. Trong khi, sự xao xuyến của lịch sử dường như xa xỉ với nhiều người đọc sử, nhất là người trẻ phải học sử đã hàng chục năm gần đây. Mặc dù, có thể nói, việc chuyển ngữ chưa được như giọng văn uyển chuyển, tinh tế mà bản gốc tiếng Pháp mang lại.
Những uẩn khúc của lịch sử
Bước qua những khô khan của biên niên sử, cuốn sử của GS Khôi khoan nhặt kể lại những uẩn khúc của lịch sử một cách khoa học. Nó cũng thấp thoáng bóng dáng một trái tim yêu nước ta, yêu sử ta. Có những tia sáng tí tách khi đọc tới đoạn văn có nhịp điệu vui khi ông mô tả những vết khắc, những đường thêu trên sống áo của người Mèo trắng, Mèo đen, Mèo đỏ, Mèo hoa, Mèo sừng. Có khi, độc giả sững lại rồi phập phồng khi ông viết về sự hình thành dân tộc tính của người Việt trong một nghìn năm đô hộ của giặc Tàu - nghìn năm dài hơn cả nghìn năm khác. Có cả sự khâm phục trước cách Khúc Hạo thoát khỏi kiềm tỏa Trung Hoa bằng cách xây dựng chính quyền khoan hòa mà đơn giản, miễn là nhân dân hạnh phúc...
“Đó là một thử thách khốc liệt. Nghìn năm mất nước là nghìn năm không chỉ đấu tranh chống đô hộ mà còn chống lại cả đồng hóa. Nghĩa là đấu tranh chống lại việc xóa bỏ lãnh thổ và văn hóa của người Việt. Ông đã rất tinh tế nhận ra bước phát triển sâu sắc của dân tộc tính, hình thành các dân tộc tính VN. Nên đã có mục riêng về hình thành dân tộc tính ấy”, GS Lê nói.
Chính vì thế, không mấy ngạc nhiên, khi hai cuốn sách của GS Khôi (được gộp lại trong bản in của Nhã Nam) đã mau chóng trở thành cuốn sách giáo khoa VN học của rất nhiều trung tâm nghiên cứu, trường đại học trên thế giới. Thậm chí, nhà dân tộc học gắn bó với Tây nguyên, Georges Condominas, đã tự nhận mình “gần như hoàn toàn lệ thuộc vào kiệt tác” của GS Lê Thành Khôi.
Và cuối cùng, cuốn sử quý đó đã trở về.
Nguồn: Trinh Nguyễn - TNO
PHẠM PHÚ PHONG
Trong mấy thập niên gần đây, cái tên Nguyễn Thị Thanh Xuân không còn xa lạ với độc giả trong cả nước.
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Trong một tiểu luận bàn về Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại, học giả Trần Đình Sử xem “ngoại biên hóa chủ yếu là phương thức tồn tại thông thường của văn học”.
HỒ THẾ HÀ
Mấy mươi năm cầm bút đi kháng chiến, Hải Bằng chỉ vỏn vẹn có 1 tập thơ in chung Hát về ngọn lửa (1980) ra mắt bạn đọc.
LÝ HOÀI THU
Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.
LÝ HOÀI THU
Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Trong thế hệ những nhà văn tuổi Canh Tý đương thời (sinh năm 1960), Hồ Anh Thái chiếm lĩnh một vị trí nổi bật. Càng đặc biệt hơn khi hình ảnh con chuột từng trở thành biểu tượng trung tâm trong văn chương ông. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), hãy cùng nhìn lại cuốn tiểu thuyết được ông viết cách đây gần một thập kỷ.
NGUYỄN TRỌNG TẠO
• Để chọn được những áng thơ hay, những người thơ có tài, người ta thường mở các cuộc thi, và cuối cùng là giải thưởng được trao.
PHẠM XUÂN DŨNG
Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.
TRẦN THÙY MAI
Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!
NGUYỄN QUANG THIỀU
Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.
VŨ VĂN
Một mùa xuân nữa lại về, mùa xuân của hòa bình, của ấm no và những đổi thay của đất nước. Nhưng đã có thời kỳ, những mùa xuân của dân tộc đến vào những lúc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong lòng nhiều người từng sống qua những năm tháng ấy lại dâng lên niềm thương nhớ Bác, nhớ giọng nói của Người, nhớ những lời chúc Tết của Người vang lên trên loa phát thanh mỗi đêm Giao thừa.
ĐỖ QUYÊN
1.
Du Tử Lê thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân đọc các tập truyện của Trần Bảo Định vừa được xuất bản)
LƯU KHÁNH THƠ
Giai đoạn giao thời ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự thay đổi vị trí xã hội của người phụ nữ. Từ “chốn phòng the”, một số người phụ nữ có tri thức và tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn vươn ra ngoài xã hội, bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến riêng và thể hiện con người cá nhân của mình.
PHẠM PHÚ PHONG
Trong vô tận (Nxb. Trẻ, 2019) là cuốn sách thứ mười ba và là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Vĩnh Quyền.
HOÀNG THỤY ANH
“Đá”(1) là tập thơ thứ 5 của tác giả Đỗ Thành Đồng. Điểm xuyết, vấn vương một chút dáng dấp của “Rác”, “Rỗng”, “Xác”(2), nhưng thần thái của “Đá” đã khác.
ĐÔNG HÀ
Mỗi dân tộc có một số phận lịch sử. Và lịch sử chưa bao giờ công bằng với dân tộc Việt chúng ta, khi trải qua hơn bốn ngàn năm, luôn phải đặt số phận con dân dưới cuộc chiến. Vì vậy, để viết nên trang sử nước nhà, không chỉ những chính sử gia, mà các nhà văn, nhà thơ, người cầm bút, không tránh chạm ngòi bút của mình vào nỗi đau của dân tộc.
NGUYỄN QUANG THIỀU
Khi đọc xong bản thảo trường ca Nàng, quả thực trước đó tôi không hình dung có một trường ca như vậy được viết trong thời đại hiện nay.
TRẦN HỒ
Lần đầu tiên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật, với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lương CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).