Cuộc chiến đấu giải phóng nhà lao thừa phủ Tết Mậu Thân năm 1968 ở Huế

15:11 11/09/2008
PHAN VĂN LAITrong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, Huế đã nổi lên là một chiến trường xuất sắc, được Đảng, Chính phủ tặng danh hiệu: “Tiến công nổi dậy, anh dũng kiên cường”, được Bác Hồ khen ngợi: “Bác rất vui mừng vừa qua Huế đã đánh giỏi, công tác giỏi, thu được nhiều thắng lợi to lớn” và được cả nước tự hào về Huế.

Thực hiện chủ trương tiến công ở Huế, trong đó có mục tiêu rất trọng yếu phải nhanh chóng chiếm lĩnh nhà lao Thừa Phủ với yêu cầu không để kẻ địch sát hại hàng ngàn cán bộ, cơ sở cách mạng của ta đang bị chúng giam giữ. Từ bước chuẩn bị các đồng chí lãnh đạo an ninh khu và thành phố Huế đều trăn trở, lo lắng toan tính một kế hoạch thật hệ trọng, một bài toán hết sức khó khăn, phức tạp và khó lường. Với phong cách chỉ đạo sâu sát, cụ thể và kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu ở chiến trường, đồng chí Lê Minh - Phó Bí thư khu uỷ, Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch toàn khu Trị Thiên Huế - Trưởng ban an ninh khu, đồng chí Nguyễn Đình Bẩy - Phó trưởng ban thường trực an ninh khu, đồng chí Tống Hoàng Nguyên - Phó trưởng ban an ninh khu, Thường vụ Thành uỷ, Trưởng ban an ninh thành phố Huế đã bàn bạc thống nhất một kế hoạch chỉ đạo cơ sở điệp báo của an ninh và của Thành uỷ trong thành phố, kể cả tổ chức của Đảng trong nhà lao Thừa Phủ nắm tình hình trong nhà lao. Chỉ sau một thời gian, cơ sở đã cung cấp khá đầy đủ tài liệu về Ban giám thị nhà Lao, lực lượng, quy luật và bố trí canh phòng của địch; phân loại số người đang bị giam giữ; đặc biệt cơ sở báo cho ta biết chúng đã cài sẵn hệ thống mìn clây-mo xung quanh các phòng giam để sẵn sàng bấm nút tiêu diệt tù nhân nếu bị cách mạng tấn công.
Nhiệm vụ giải phòng nhà lao Thừa Phủ được lãnh đạo an ninh khu báo cáo với khu uỷ phân công đồng chí Nguyễn Đình Bẩy vừa tham gia ban chỉ đạo cánh Nam Huế, vừa trực tiếp làm mũi trưởng, mũi tấn công khu vực phía tây nam Huế, trong đó có mục tiêu nhà lao Thừa phủ. Lực lượng mũi tấn công này có một tiểu đoàn quân chủ lực số hiệu 815, 1 tiểu đoàn đặc công, 1 đại đội biệt động, 1 phân đội trinh sát vũ trang thành phố Huế và một số cán bộ an ninh khu. Theo kế hoạch, 8 giờ sáng ngày mở đầu chiến dịch mũi tiến công này đã chiếm lĩnh được hầu hết các mục tiêu trọng yếu như Toà tỉnh Trưởng, Toà đại biểu chính phủ bắc Trung Nguyên Trung phần, Ty Bình Định nông thôn, các cơ quan CIA và nơi ở của cố vấn Mỹ đóng trên địa bàn... Nhưng làm sao không khỏi lo âu, day dứt vì đã qua 2 ngày vẫn chưa được giải quyết được dứt điểm mục tiêu nhà lao Thừa Phủ, tính mạng hàng ngàn đồng chí, đồng đội của mình đang treo trên sợi tóc, nếu không được giải cứu sẽ có tội với Đảng, với nhân dân và anh em mình. Đồng chí Nguyễn Đình Bẩy - Ban chỉ huy Tiểu đoàn 815 và mọi cán bộ, chiến sĩ đều nung nấu và suy tư như vậy.
Với quyết tâm giải phóng nhà lao Thừa Phủ, tối ngày thứ ba (tức ngày mồng 4 tết) đồng chí Nguyễn Đình Bẩy quyết định triệu tập một cuộc họp khẩn cấp toàn đơn vị tại sân trường Đồng Khánh để cán bộ, chiến sỹ hiến kế giải phóng nhà Lao. Ngồi giữa sân trường trong đêm tối giá lạnh, sau khi nghe đồng chí Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 815 trình bày ngày qua đơn vị đã tấn công nhưng không đạt yêu cầu, cả đoàn người đều im lặng đến nghẹt thở, hy vọng hôm nay sẽ tìm ra một cách đánh mầu nhiệm để có thể chiếm lĩnh được mục tiêu mà vẫn bảo toàn được người của ta không bị địch sát hại, tránh được thương vong cho bộ đội. Với bản lĩnh và kinh nghiệm của người cán bộ chỉ huy đã từng trải qua chiến trận, đồng chí Nguyễn Đình Bẩy với giọng nói xúc cảm của người con xứ Huế, đồng chí đã động viên cán bộ, chiến sĩ của mình tiếp tục nêu cao ý chí tiến công, không bi quan chán nản, không lùi bước trước khó khăn, khắc sâu lòng căm thù địch, khơi dậy tình thương yêu đồng chí, đồng đội của mình đang trong lúc lâm nguy và dõng dạc khích lệ: “Đêm nay chúng ta hứa với nhau dù có hy sinh cũng phải giải cứu cho được anh em mình đang bị giam cùm trong ngục tù, nhất định không để chúng sát hại đồng chí, đồng đội của mình”. Nói đến đây, bỗng trong đêm tối có tiếng phát ra: “Chúng ta nhất định phải giải phóng nhà lao trong đêm nay”; rồi có tiếng xì xào hỏi lại: “Vậy, ta đánh bằng cách nào? bằng phương tiện gì? Trong khi cơ số đạn của đơn vị đã cạn, chưa được bổ sung”. Được cán bộ, chiến sĩ đồng lòng và quyết tâm, như thế cờ đã mở, đồng chí Nguyễn Đình Bẩy tiếp tục nói lên suy nghĩ về cách đánh của mình. Đồng chí nhắc lại trận đánh ngày qua chúng ta mới đánh bằng đòn quân sự mà chưa vận dụng đầy đủ phương châm đánh địch bằng 3 mũi giáp công, nay ta đánh bằng cả quân sự, chính trị, binh vận nhất định sẽ đem lại hiệu quả, trong khi ta đang ở thế thắng, thế áp đảo, bọn cai ngục và binh lính của chúng đang hoang mang, dao động đã qua 3 ngày không thấy quân Ngụy đến cứu viện. Đồng chí Nguyễn Đình Bẩy vừa dứt lời, trong bóng tối nhiều người đứng lên đồng thanh tán thành, khí thế sôi động hẳn lên. Ban chỉ huy tiểu đoàn đồng tình triển khai kế hoạch từ bên ngoài tấn công chính trị, binh vận vào trong nhà Lao và thống nhất hẹn nhau đúng 3 giờ sáng ngày 4/2/1968 tập kết tại vị trí đã định để đúng 3giờ 30’ sẽ nổ súng.
Ngay sau cuộc họp, đồng chí Nguyễn Đình Bẩy phân công cho đồng chí cán bộ thông tấn xã Việt , được bố trí theo cánh quân để đưa tin. Suốt đêm đó, đồng chí này đứng trên thành nhà của trường ở sát nhà Lao, dùng loa thông báo tin chiến thắng của cách mạng trong toàn miền . Tin quân giải phóng đã chiếm thành phố Huế và các Quận lỵ, tuyên truyền chính sách khoan hồng nhân đạo của cách mạng, kêu gọi binh lính đang canh gác nhà lao bỏ súng trở về với cách mạng, đồng thời động viên anh chị em đang bị địch giam giữ xiết chặt hàng ngũ cùng đứng lên phá gông cùm của địch để giải phóng cho mình.
Nhờ kiên trì thực hiện công tác tuyên truyền, địch vận đã có tác dụng và hiệu quả thiết thực đến tinh thần tư tưởng hàng ngũ địch trong nhà lao. Vào 1 giờ sáng 4/2/1968, một nguỵ quân, từ trong nhà lao trốn trại giam ra ngoài theo một đường cống thoát nước thì gặp bộ đội ta và được dẫn về chỉ huy sở. Qua khai thác, nguỵ quân này cho biết: “Anh, chị em trong nhà lao đang sẵn sàng chờ quân giải phóng để phá nhà lao; bọn cai ngục và lính canh gác đang rất hoang mang vì không thấy quân nguỵ đến cứu viện, hiện có một đường cống thoát nước từ trong nhà lao ra, có thể di chuyển mỗi chuyến 3 người theo hàng một, nếu quân giải phóng tin tôi, tôi tình nguyện dẫn đường”. Kiểm tra lời khai và thái độ của nguỵ quân này là có cơ sở, đồng chí Nguyễn Đình Bẩy và ban chỉ huy tiểu đoàn thống nhất kế hoạch dùng nguỵ quân này dẫn đường, kết hợp bộ đội ta bao vây từ bên ngoài với lực lượng theo đường cống thoát nước tiến nhập vào bên trong mở cổng nhà lao để quân ta tấn công. Đúng giờ quy định, nguỵ quân này dẫn 2 chiến sĩ của ta theo đường cống thoát nước vào đến trung tâm nhà lao, bắn 3 phát súng làm hiệu lệnh, từ cổng chính quân ta xung phong tràn vào tấn công, bị đánh bất ngờ bọn cai ngục và binh lính canh gác trại hoảng sợ và có phần đã được ta tuyên truyền, địch vận nên chúng không phản ứng và đầu hàng. Quân ta không ai bị thương vong, lập tức anh chị em trong trại nổi dậy reo hò, phá cửa buồng giam và bộ đội ta cũng kịp thời phá khoá các buồng xà lim giải thoát cho cán bộ, đảng viên của ta bị địch giam. Chỉ trong vòng chưa đầy ba mươi phút, toàn bộ 2.300 cán bộ, chiến sĩ, cơ sở cách mạng được đưa về tập kết tại địa điểm số 5, đường Lê Lợi. Đến 5 giờ sáng, 500 thanh niên, bộ đội, du kích hăng hái tham gia chiến đấu được lựa chọn bổ sung ngay cho bộ đội và lực lượng an ninh tiếp tục cuộc chiến đấu trong thành phố. Trong số này có người đã anh dũng hy sinh ngay trong lòng thành phố qua các trận chiến đấu ác liệt, giành giật với kẻ thù từng dẫy nhà, đường phố 26 ngày đêm làm chủ thành phố thân yêu. Số anh em còn lại được bàn giao cho bộ phận công tác hậu phương tiếp tục bổ sung cho các lực lượng.
Cuộc chiến đấu giải phóng nhà lao Thừa Phủ năm 1968, đến nay đã trải qua 40 mùa xuân nhưng vẫn khắc sâu trong tâm trí cán bộ, đồng bào Thừa Thiên Huế về một sự kiện lịch sử đặc sắc, một dấu ấn đượm tình người. Đó là sinh mạng hàng ngàn chiến sĩ cách mạng được bảo toàn trong thời khắc hiểm nguy, hàng ngàn trái tim yêu nước được tiếp thêm nhiệt huyết, rồi hàng ngàn con người đó tiếp tục xông pha, chiến đấu, hy sinh và cống hiến cho quê hương và đất nước.
                                                                                                            P.V.L

(nguồn: TCSH số 228 - 02 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Sông Hương xứ Huế đã bao đời miệt mài làm nên những nét tinh tế và độc đáo của văn hóa Việt Nam. Đó là dòng chảy giao hòa và dung hợp của nét văn hóa truyền thống dân gian với văn hóa cung đình với những con người Huế với những nét đặc trưng không lẫn với bất cứ nơi nào về giọng nói, tiếng cười, điệu hò và những món ăn Huế hấp dẫn.

     

  • ILIA ÊRENBUA
            Trích hồi ký

    Tôi đã viết, tôi đón đợi đại hội các nhà văn Xô-viết hệt như một cô gái đón đợi buổi vũ hội đầu tiên trong cuộc đời. Nhiều trong số những niềm hy vọng ngây thơ của tôi, có thể đã không được thực hiện, nhưng đại hội vẫn còn đọng lại trong ký ức của tôi như một ngày hội lớn, kỳ lạ.

  • HOÀNG LONG 

    Đây là một tiểu thuyết cực tiểu, gồm năm thiên. Và không có tên. Cũng như mọi thứ trên đời này đều như vậy. Tự thân không có tên. Chúng ta đặt tên cho chúng và ban cho vạn vật một ý nghĩa nào đó với chúng ta. Tất cả là do tâm tạo tác. Cái vọng tưởng đó của ta chẳng liên quan gì đến thế giới. Vì thế giới vận hành trong sự không tên.

  • NHÂN KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27/7/2013

    HỒNG NHU
              Bút ký

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                            

    Vừa mới hôm nào nhận thư Phong Sơn báo tin năm nay sẽ được mùa lớn. Lúa phơi màu rất đẹp.

  • VÕ NGỌC LAN

    Đi trong thành phố xanh này, ở đâu cũng thấy một màu xanh dịu mát. Có lẽ nhờ thế mà mưa nắng cứ đến rồi đi, cỏ hoa cứ bốn mùa làm xanh thêm cuộc hành trình mưa nắng.

  • BẢO CƯỜNG 

    Tiếng sáo làm bạn với con người ngay từ tuổi ấu thơ. Tiếng sáo gợi hồn quê hương dân tộc. Chỉ với một ống trúc giản dị, mục đồng đã chế tạo thành một ống sáo để thổi. Những ngày lùa trâu ra đồng các em ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo nghe réo rắt, vang xa đến tận cuối làng.

  • MAI VĂN HOAN

    Nhà thơ Hồ Chí Minh từng viết: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ” (Thơ xưa yêu cảnh thiên thiên đẹp). Có thể nói thiên nhiên tràn ngập trong thơ xưa - đặc biệt là mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông… Riêng về cỏ, các nhà thơ xưa rất ít nhắc đến.

  • NGUYỄN KIM CƯƠNG  

    Những ngày đầu Tết Mậu Thân 1968, quân dân ta tấn công và nổi dậy khắp các thành thị miền Nam, buộc lực lượng Mỹ và quân đội Sài Gòn phải phân tán đối phó.

  • CÁI NẾT  

    Trên cánh đồng lúa Mụ Dâu ngút ngàn, lạ thay, người ta không thấy màu xanh non của mạ, chỉ thấy một rừng hoa dài đến tận chân trời…

  • NGUYỄN THỊ THÁI  

    Bao lâu rồi dã quỳ nồng nhiệt, dã quỳ rủ rê, dã quỳ khắc khoải, dã quỳ đớn đau. Tây Nguyên thấp thỏm màu vàng, mỗi người có một lần đợi mong, người thiếu phụ mang trong ngực tháng mười mơ ước, nhập vào sắc hoa hoang dại mênh mang thương và nhớ.

  • NGUYỄN DƯ

    Đi đâu mà vội mà vàng
    Mà vướng phải hố, mà quàng phải xe

    Ngày nay, nhiều người sợ đi ngoài đường. Khác ngày xưa…

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI

    Chiều hôm ấy mưa to lắm…
    Được cô cho nghỉ sớm, tôi rời lớp học thêm vật lý và đi dạo cùng đứa bạn thân. Thấy lề đường ướt sũng mà trái tim tôi cũng ướt theo. Nhìn qua thấy đứa bạn đang nói chuyện điện thoại với cha của nó… thì ra, hơn nửa tuổi thơ này… tôi đã không có cha! Trời hôm nay thật lạnh nhưng chỉ lạnh bằng một góc nào thật nhỏ của tháng ngày trước, cái ngày mà cha tôi ra đi… nỡ để lại trước mắt đứa con gái bé nhỏ của ông một cái xác không hồn…

  • HOÀNG HỮU CÁC

    Tiếng chân giày của trung tá Nguyễn Đình Sơn bước bồn chồn trên nền đất ẩm của căn hầm kiên cố dùng làm sở chỉ huy của đoàn B15 bộ binh là âm thanh duy nhất tôi nghe được ở đây trong chiều hôm nay.

  • THÁI KIM LAN

    Con thương yêu,
    Mẹ đang ở Huế, ngồi trong nhà của ngoại viết thư cho con. Con ơi, rời mùa Thu Munich về đây, lại thấy Huế cũng Thu.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
                  bút ký

    Hồ Tịnh Tâm lại đã đến mùa sen nở. Những cánh sen trắng khiêm tốn lấp ló giữa bạt ngàn lá xanh dịu. Mới đó, năm ngoái, sau cơn bão số 8, ngôi nhà lục bát trên hòn đảo giữa hồ bị đổ nát, cảnh hồ thật tiều tụy. Quy luật xoay vần của thiên nhiên quả là kỳ diệu.

  • TỐNG TRẦN TÙNG

    Xin được giải thích ngay cụm từ “đi mót” ở đây. Theo từ điển tiếng Việt thì nghĩa thứ hai của từ mót là “nhặt nhạnh của để rơi vãi hoặc bỏ sót”.  Tuy vậy, ở quê tôi, khi nói đến đi mót thì người ta nghĩ ngay đến đi mót ngày mùa, mùa gặt lúa, mùa cày khoai, mùa nhổ lạc…

  • THÍCH CHƠN THIỆN
                            Tùy bút

    Kinh Pháp Cú (Dhammapada), một bản kinh phổ biến nhất trong các nước Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền (Phật giáo thế giới) ghi: “Những người có đủ 36 dòng ái dục, họ mạnh mẽ rong ruỗi theo dục cảnh, người có tâm tà kiến hằng bị những tư tưởng ái dục làm trôi giạt hoài”. (câu 339)

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH  

    Trên bàn tay Phật pháp vô biên hẳn còn nhiều hướng đi khác tích cực hơn và Tạ Thị Ngọc Thảo đã chọn phương pháp Vòng Thời Gian (hay Đạo pháp Calachakra) trong Mật giáo.

  • VIỆT HÙNG

    “Trên đỉnh Trường Sơn, ta gặp nhau giữa đường đi chiến đấu, anh giải phóng quân Lào biên giới đẹp sao...”*- Câu hát từ thời chống Mỹ, đã trở nên xa xăm, song giờ đây, thỉnh thoảng nó vẫn vang lên trên các sóng phát thanh...