Cuộc bội ước ráo hoảnh

08:58 21/10/2011
LÊ THĂNG LONG Sự ra đời của cấu trúc luận, giải cấu trúc đã kéo theo sự đổ vỡ của những quan niệm truyền thống mang tính phổ quát về nghệ thuật sáng tạo khởi thủy từ Platon.

Ảnh: internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Giờ đây tác phẩm văn học không còn là phát ngôn thuộc về ý hướng chủ quan của tác giả, không còn là địa hạt độc tôn để chủ thể sáng tạo quảng diễn tuyên ngôn của mình. Cái chết của tác giả đã tống tiễn cha đẻ của tác phẩm bước sang một quỹ đạo khác, trên quỹ đạo đó người cha của tác phẩm chỉ đứng nhìn và im lặng trước sự đồng sáng tạo trong những kiến giải khác nhau của tha nhân. Khi dựa vào túi khôn của lí trí trong hệ thống lý luận phê bình văn học, người ta ngỡ ngàng nhận ra văn học đương đại không còn là tấm gương phóng chiếu hiện thực bằng những diễn ngôn tường minh. Văn bản tác phẩm không còn là con đẻ ngoan hiền của hiện thực mà trở thành những bản thế vì mang màu sắc ngụy tạo, văn bản là sự nối kết nhiều dạng thức văn bản khác trong nó, tất cả thâu tóm và hỗn chứa trong trò chơi liên văn bản của người sáng tạo.

Khi nhà ngôn ngữ học Ferdinand de Saussure đưa ra lí thuyết ngôn ngữ học tổng quát thì những người kế tiếp ông khước từ sự chăm chú vào khía cạnh lịch sử của ngôn ngữ mà thay vào đó, người ta đi vào tìm hiểu sự hình thành và duy trì ý nghĩa của ngôn ngữ cùng với những chức năng của cấu trúc ngữ pháp. Từ đó các nhà cấu trúc luận, hậu cấu trúc đã nâng ngôn ngữ lên một tầm mới trong việc khai phá địa hạt sáng tạo văn chương. Giờ đây ngôn ngữ không còn ngủ yên trong chức năng phản ánh của nó mà góp phần vào kiến tạo sự hiện hữu của hiện thực. Ngôn ngữ trở thành ngôi nhà của hữu thể đã khiến cho tác giả bị đánh bật ra khỏi cuộc chơi mà mình chính là người châm ngòi cho cuộc chơi đó. Tác giả giờ đây không còn là chủ thể toàn trị trong diễn ngôn của mình như trong hệ hình cũ. Bây giờ những vấn đề có tính chất hệ lụy tới văn bản như nhà văn, hiện thực xã hội, lịch sử, văn hóa dường như bị loại trừ khỏi cuộc chơi. Thay vào đó văn bản bước lên đài cao trong sứ mệnh làm trung tâm tạo nghĩa. Giải cấu trúc nhìn nhận rằng sự bất định là nơi mà con người và thế giới đang hiện tồn, cũng chính vì thế mà tất cả trở thành liên văn bản trong sự chằng chịt đan xen của những mảng màu khác nhau nằm ngoài mọi khế ước vĩnh cửu. Liên văn bản cũng là yếu tố đưa đến cuộc bội ước ráo hoảnh với nghệ thuật văn chương truyền thống. Là con đẻ của sự hôn phối giữa các mảng tri thức khác nhau trong bức tranh liên văn bản, giờ đây văn chương không còn là những bản tuyên ngôn đưa đến sự thấu thị hoàn mỹ nào cả. Văn chương không hướng tới những thông điệp mang tính chất phổ quát, không tham vọng làm bức tranh phản chiếu hiện thực, không còn một cấu trúc cố định bất biến. Phi trung tâm đã đưa đến một diện mạo khác cho tác phẩm, một diện mạo luôn luôn biến hình, lấp lửng lưỡng thê.

Từ đó văn chương hiện đại thế giới không ngừng hoài thai những hiện tượng lẫy lừng như Umbesto Eco, Garcia Marquez, Coetzee, Robbe - Grillet, Donald Barthelme, Italo Calvino …

Trước cuộc bội ước ráo hoảnh mà văn học đương đại thế giới dành cho những trào lưu văn học trước đó thì nhìn trên diện rộng văn học Việt Nam vẫn đang mãi ngủ mê trong diễn ngôn của một hệ hình cũ, chưa có sự vượt thoát lẫy lừng nào ra khỏi tư duy tiểu nông trong cảm quan của người sáng tạo. Nhưng dù muốn dù không, khi thế giới được làm phẳng bởi internet thì trong cái vùng lõm của một xã hội tiền hiện đại ở Việt Nam vẫn có sự xâm nhập của những mảnh nhỏ tư duy nghệ thuật đương đại trên thế giới. Những mảnh nhỏ của tư duy nghệ thuật hậu hiện đại trên thế giới đi vào miền sáng tạo của người viết Việt dễ nhìn thấy nhất đó là sự giễu nhại, giải thiêng, phi trung tâm, đưa vào trang viết những dự cảm trong chiều sâu nội cảm của vô thức, những hoang tưởng mang đậm dấu ấn tâm thức hậu hiện đại.

Trong “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông – Nxb Hội nhà văn- 2011”, xét riêng về kết cấu, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã làm một cuộc bội ước ráo hoảnh với mô thức kết cấu truyền thống trong văn chương Việt. Chúng ta nhìn thấy rằng không vì một lý do nào đó mà nhà văn khoan nhượng độc giả. Đây thực chất là một cuộc thăm dò để đi đến xác lập một diễn ngôn mới nhằm thoát khỏi sự ám ảnh lâu đời trong suốt hàng thập kỷ của một diễn ngôn cũ trong hệ hình cũ. Mỗi tác phẩm trong “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” không còn dấu vết của lối kết cấu theo dòng chảy logic của sự kiện. Những sự vụ trôi lăn bất định nằm ngoài quy luật và sự chi phối của lý tính thuần túy. Kết cấu trở nên xáo trộn, thậm chí vỡ vụn ra thành những mảng nhỏ, mang ý niệm của những tiểu tự sự rời rạc, chớp nhoáng. Dường như có một sợi dây nào đó ẩn đi trong suốt chiều dài của cuộc chơi ngôn từ mà Nguyễn Vĩnh Nguyên đang quảng diễn. Dưới lớp diễn ngôn tường minh hiển lộ ra bên ngoài thông qua văn bản còn có một thế giới khác ẩn ngầm. Chính thế giới ẩn ngầm đó tạo nghĩa, sản sinh ra ý niệm cho mỗi tác phẩm rời rạc trong cấu trúc. Thực ra điều này là một sự khiêu khích sự tri nhận của độc giả. Và văn chương thì thường như thế, người viết luôn muốn giấu đi những ý niệm của mình.

Không còn dựa dẫm vào những siêu diễn ngôn mang ý hướng phổ quát nên thế giới trong “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” là những lát cắt ngẫu nhiên được hỗn chứa trong hệ thống ngôn ngữ mang tính lưỡng thê, lấp lửng hai mặt của Nguyễn Vĩnh Nguyên. Dưới góc nhìn nội quan thì sự phân rã cấu trúc trong “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” đã vươn tới cực hạn. Sự phân rã này sẽ là một nỗi ám ảnh, thậm chí là đưa đến sự dị ứng trong lối tiếp nhận của những ai mang cảm quan nghệ thuật cổ điển. Và có thể nói sự dị ứng này là một điều hiển nhiên khi người đọc ở Việt Nam đã quen với những câu chữ trong sáng, dễ hiểu, những cốt truyện li kỳ, gay cấn, đậm màu sắc tải đạo, những kiểu kết thúc hoàn bị, tận kết...

Cũng từ góc nhìn nội quan chúng ta thấy chính sự tẩy trắng đã hậu thuẩn cho Nguyên Vĩnh Nguyên đi đến thực thi cuộc bội ước ráo hoảnh với văn chương truyền thống. Nguyên Vĩnh Nguyên đã tẩy trắng, mờ hóa những thứ mà theo tư duy nghệ thuật cổ điển là phải hiển minh: Những nhân vật mù mờ về danh tính, địa vị, những mảng không gian thời gian phi thực, thứ ngôn từ lấp lửng, hàm ngôn, những mặt người bất thần xuất hiện và biến mất trong văn bản tác phẩm khi chưa được tận quyết…

Xét cho cùng thì toàn bộ thực tại trong “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” đều giấu mặt sau những ẩn dụ mang màu sắc phi lí. Đó là sự báo hiệu và phơi bày một quái trạng bất khả cứu chuộc. Đó là nỗi hoài nghi về chân giá trị, nỗi hoang mang khi những điều hoang tưởng xen lấn trong đời sống trần trụi. Tất cả có thể trôi lăn tới vùng hủy diệt.

Trong rừng các nhà văn trẻ Việt Nam hiện nay khó tìm thấy một tác giả nào có đủ bản lĩnh trước trò chơi ngôn từ của mình. Nhìn một cách công bằng thì đã có sự xuất hiện của những dấu hiệu dấn thân và đổi mới. Không dám nói Nguyễn Vĩnh Nguyên có đủ bản lĩnh trong cuộc chơi cam go này nhưng thực sự “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” là một sự cảnh tỉnh về tư duy nghệ thuật cho người sáng tạo và sự đọc của những kẻ đồng sáng tạo. Cần phải vượt thoát những lề lối cũ trong tư duy tiểu nông để đôi cánh văn chương không mãi yếu mềm. Nguyễn Vĩnh Nguyên đã bội ước với đường xưa lối cũ trong văn chương Việt, đã vượt lên những điều cấm kỵ trong tư duy cổ hủ của người tiếp nhận. Văn nhân tham vọng tìm đến những miền đất không hạn định để đưa văn chương thoát khỏi sự nhàm chán nếu không muốn nói là thoát khỏi sự lâm nguy.

L.T.L

(272/10-11)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN TRỌNG TẠOCó người làm thơ dễ dàng như suối nguồn tuôn chảy không bao giờ vơi cạn. Có người làm thơ khó khăn như đàn bà vượt cạn trong cơn đau sinh nở. Có người không đầy cảm xúc cũng làm được ra thơ. Có người cảm xúc dâng tràn mà trước thơ ngồi cắn bút. Thơ hay, thơ dở, thơ dở dở ương ương tràn ngập chợ thơ như trên trời dưới đất chỉ có thơ. Thơ nhiều đến ngạt thở chứ thơ chẳng còn tự nhiên như hơi thở mà ta vẫn hoài vọng một thời.

  • THẠCH QUỲSuốt đời cần mẫn với công việc, luôn mang tấm lòng canh cánh với thơ, vì thế, ngoài tập “Giọng Nghệ” in riêng và bao lần in chung, nay Ngô Đức Tiến lại cho ra tập thơ này.

  • Trong đội ngũ những người hoạt động văn nghệ tại Thừa Thiên Huế, bên cạnh các Hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (như Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật, Hội Âm nhạc…) có một tổ chức gọi là “Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế”(CHNV).

  • Hà Khánh Linh xuất thân trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng ở Huế. Tên khai sinh của chị là Nguyễn Khoa Như Ý. Năm 20 tuổi, đang học dở dự bị đại học Khoa Học Sài Gòn thì chị quyết định bỏ học để gia nhập quân Giải phóng. Từ đó cho đến khi nghỉ hưu chị đã từng đi dạy, làm phóng viên Đài phát thanh Giải phóng, Đài phát thanh Bình Trị Thiên, làm biên tập, Thư ký Tòa soạn rồi Phó tổng biên tập Tạp chí Sông Hương. Chị quen biết và giao tiếp khá rộng từ các vị quan chức đến các vị đại đức, linh mục, trí thức... cùng những năm tháng gian khổ ở chiến trường Trị Thiên, những chuyến đi thực tế ở Căm pu chia... đã giúp chị có một vốn sống hết sức phong phú.

  • Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ra và lớn lên bên bờ sông Kiến Giang thơ mộng. Nhưng tuổi thơ của chị chứa đầy buồn đau và nước mắt: Mẹ không có cửa nhà/  Em đứa trẻ vắng cha/ Như mầm cây trên đá/ Biết khi nào nở hoa? Nỗi tuyệt vọng cứ ám ảnh suốt cả tuổi thơ của chị. Trong một bài thơ đầu tay chị viết: Tuổi thơ tôi như ráng chiều đỏ lựng/ Hắt máu xuống dòng sông đen.

  • Trần Thùy Mai bắt đầu được các bạn trẻ yêu thích văn chương ở Huế biết đến khi chị đang học ở trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng (1975). Tốt nghiệp vào loại xuất sắc, chị được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở trường đại học Sư phạm Huế. Dạy ở trường đại học Sư phạm Huế được một vài năm, chị chuyển sang làm công tác biên tập ở nhà xuất bản Thuận Hóa. Đây là một quyết định khá táo bạo và sáng suốt. Làm việc ở nhà xuất bản, chị có điều kiện viết lách hơn.

  • LÊ HUỲNH LÂM                 (Đọc Viết bên Hộ Thành hào - thơ Nguyên Quân -, Nxb Thuận Hoá, 2009)Giữa những đổ nát hoang tàn quá khứ và hiện tại, khi mà thang giá trị bị đảo lộn, những mảnh vỡ đang vung vãi mọi nơi, tác giả lại tìm đến Hộ Thành hào để nhìn ngắm cõi lòng đang hỗn hênh mọi thứ và như chợt nhận ra niềm hy vọng mỏng mảnh, anh đã Viết bên Hộ Thành hào.

  • HOÀNG DIỆP LẠCBất chợt giữa một ngày mưa gió, nhìn những hạt nước toé lên từ mặt đất như những đoá hoa mưa. Một loài hoa của ảo giác. Có thể trong tâm trạng như vậy, Lê Tấn Quỳnh chợt hỏi:Hoa vông vangCó hay không

  • ĐINH NAM KHƯƠNG(Thơ Tuyết Nga - NXB Hội Nhà văn 2002)

  • NGUYỄN VĂN HOA1. Cuối thế kỷ 20, tôi làm cuốn sách “Tuyển tập thơ văn xuôi Việt Nam và thế giới” cùng tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thiện (Viện Văn học Việt Nam), trong tập sách này gồm phần học thuật và phần tuyển thơ Việt Nam và Thế giới. Phần thơ Việt có nhiều tác giả sinh sống ở Huế, ngẫu nhiên-tình cờ có hai nhà thơ có thơ trong tập này, đó là Hải Bằng và Hải Trung.

  • NGA LINH NGA1. Xuất bản mười hai tập thơ, mười hai tập văn xuôi, một tập nhạc; viết mười hai kịch bản phim chân dung, hai mươi lời bình cho các phim khác, biên soạn hai mươi tập nhạc... điều thật khó tin ở một người nổi tiếng rong chơi, thích cao đàm khái luận, thường không mấy khi vắng mặt nơi những cuộc rượu của đám văn nghệ Hà Thành như Nguyễn Thụy Kha.

  • L.T.S: Trong vài năm lại đây, ở Huế, chưa có tập sách nào ra đời lại gây được “hiệu ứng ngạc nhiên” cho bạn đọc như một hiện tượng ngoài tập Thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa ấn hành vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Huế và Đà Nẵng vừa qua. Ngoài các bài viết giới thiệu, phê bình in trên nhiều tờ báo trung ương và địa phương, Sông Hương vẫn tiếp tục nhận được thêm các ý kiến cảm thụ về tập thơ này.Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG           (Đọc tập thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa)

  • YÊN CHÂU          (Đọc Thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa)Giống như những cây xanh bói muộn bất ngờ cho một mùa hoa trái, thơ Nguyễn Xuân Hoa xuất hiện đột ngột như vậy. Anh không cho in rải rác đâu đó, cũng không đọc thơ ở những cuộc gặp gỡ bạn bè. Im lặng, đùng một cái cho ra hẳn một tập thơ. Thơ Trà My của nguyễn Xuân Hoa đã đến với bạn bè như vậy.

  • BÙI ĐỨC VINH            (Nhân đọc tập thơ “Cho người tôi thương nhớ”-NXB Hội Nhà văn 2004)Có một chàng thi sĩ phong tình đi lang thang vô định trên nẻo đường mưa bay gió tạt, chợt lơ đãng nhận ra mình là kẻ bị tình yêu truy nã trong bài thơ “Nhận diện” anh đã tự thú với trái tim thổn thức của mình.

  • INRASARA           (Đọc Mang, tập thơ của Phan Trung Thành, Nxb, Trẻ TP.Hồ Chí Minh, 2004.)Dòng Seine và cầu Mirabeau, cuộc tình với người tình. Sông đi và cầu ở lại, cuộc tình tan nhưng người tình thì ở lại. Mãi mãi ở lại, cùng nỗi buồn ở lại.                Con sông nào đã xa nguồn                Thì con sông đó sẽ buồn với tôi                                                (Thơ Hoài Khanh)

  • THANH THIỆNBốn mùa yêu là tập thơ tình mang ý nghĩa "vật chứng" cho một biệt lập tâm hồn có tên là Lưu Ly. Người thơ này dường như luôn đắm mình trong giai điệu tình yêu muôn thuở giữa ba ngôi Trao - Nhận - Trả và đã chọn cách trả sòng phẳng nhất cho sự nhận của mình là trả vào thơ.

  • NGUYỄN VĂN HOA(Nhân đọc Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)Tôi đã đọc nhiều tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường và tôi cũng đã gặp ông trực tiếp đôi ba lần ở Huế và Hà Nội. Nhưng ấn tượng nhất là buổi hội ngộ của gia đình tôi với ông ở nhà nhà thơ Ngô Minh ở dốc Bến Ngự Huế.

  • HOÀNG VŨ THUẬT         (Thơ Chất trụ của Nguyễn Hữu Hồng Minh- Nxb Thuận Hoá 2002)Nguyễn Hữu Hồng Minh không làm cái phép phù thuỷ đưa độc giả tới một không gian rắc rối. Quan niệm về thơ của anh được trình bày rất nghiêm túc qua bài “Chất trụ”, lấy tên cho tập thơ. Tôi rất đồng tình quan niệm này, không mới, nhưng không dễ làm người ta chấp nhận.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN(Đọc Dòng sông Mía của Đào Thắng)