Cửa Lò (Nghệ An) được khai phá từ thế kỷ 15. Từ những làng chài nghèo ven biển, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất này đã trở thành đô thị du lịch biển đầu tiên của cả nước với những bãi tắm lý tưởng.
Đền thờ Thái úy - Đô đốc Nguyễn Sư Hồi, người khai phá vùng đất Cửa Lò - Ảnh: K.Hoan
Giữa thế kỷ 15, Thái úy Nguyễn Sư Hồi tìm đến vùng Cửa Xá lập đại bản doanh, giúp cư dân khai phá vùng đất mới. Sức người đã biến vùng đất mặn chát nước biển này thành những ngôi làng trù phú, khởi thủy cho địa danh Cửa Lò ngày nay.
Chiêu dân, lập làng
Sử liệu ghi: Khoảng năm 1469, Thái úy - Đô đốc Nguyễn Sư Hồi (con trai trưởng của Thái sư Cương Quốc công Nguyễn Xí) được giao chỉ huy lực lượng thủy quân làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển phía nam quốc gia Đại Việt, gồm 12 cửa lạch kéo dài từ cửa biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) vào đến Cửa Tùng (Quảng Trị).
Ông chọn vùng Cửa Xá cạnh làng Thượng Xá làm đại bản doanh. Cửa Xá là nơi con sông Cấm đổ ra biển. Bao bọc Cửa Xá là núi, như những bức tường thành tự nhiên che chắn cho vùng đất này. Tại đây, Nguyễn Sư Hồi bắt tay vào công việc tuần tra, xây dựng tuyến phòng thủ ven biển dài từ mũi Gươm đến đồn tiền tiêu. Ông huy động binh lính và cư dân trong vùng dùng thuyền chở đá từ dãy núi Hoàng Lao để xây dựng thành con đê chạy dọc đôi bờ sông Cấm ra tận mé biển. Tuyến phòng thủ này không chỉ có tác dụng ngăn sự xâm thực của nước biển mà còn là bức tường thành giúp cho sự phối hợp giữa thủy binh và bộ binh tốt hơn khi có giặc xâm phạm.
Trải qua hơn 500 năm, dấu tích của kè đá này nay vẫn còn dọc hai bờ sông qua các xã, phường của H.Nghi Lộc và TX.Cửa Lò. Lịch sử địa phương chép rằng trong thời gian trấn trị tại Cửa Xá, Thái úy Nguyễn Sư Hồi cũng rất quan tâm phát triển kinh tế, chiêu tập dân cư, dùng các tù binh để khai phát đất đai. Ông đã truyền dạy cho dân chúng cách làm nông nghiệp và ngư nghiệp. Nghề chài lưới, đánh bắt hải sản sau đó trở thành nghề mang lại sự phồn thịnh cho vùng đất này nhờ nguồn hải sản ở đây rất dồi dào. Để có phương tiện ra khơi, Nguyễn Sư Hồi cho tuyển người đóng tàu thuyền giỏi từ ngoài bắc vào để phục vụ sửa chữa và đóng mới tàu thuyền cho hạm đội. Nghề đóng tàu thuyền vẫn còn tồn tại và thành làng nghề nổi tiếng cho đến nay tại làng Vạn Lộc và Trung Kiên.
Hơn 30 năm trấn trị tại Cửa Xá, Thái úy Nguyễn Sư Hồi đã dồn hết tâm sức để xây dựng, phát triển vùng đất Cửa Xá, biến mảnh đất hoang thành một địa bàn dân cư sầm uất, có tên gọi là làng Hải Ngung. Vào khoảng năm 1493, làng Hải Ngung đổi thành làng Hải Giang, về sau đổi thành làng Vạn Lộc và duy trì tên gọi này cho tới năm 1945. Vạn Lộc được đặt với ý nghĩa “muôn lộc đổ về đây”.
Sau khi mất, Thái úy Nguyễn Sư Hồi được người dân địa phương lập đền thờ để thờ phụng và tôn ông là thần hoàng của làng. Nay đền thờ của ông nằm bên con sông Cấm thuộc P.Nghi Tân, TX.Cửa Lò. Từ xưa đến nay, cứ 3 năm 1 lần, đến các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, từ ngày mùng 8 đến hết ngày 12 tháng giêng, người dân địa phương lại tổ chức lễ hội với nhiều hoạt động tế lễ, văn hóa, thể thao để tưởng nhớ đến ông. Không những thế, vùng đất Cửa Lò sau khi được khai phá từng sản sinh ra nhiều văn quan, võ tướng và nho y nổi tiếng. Cư dân nơi đây từng tự hào Cửa Lò là nơi “Văn giành đỉnh bút, võ chiếm đề đao, nền y học chưa nơi nào sánh kịp”.
Khai phá du lịch
Theo các thư tịch cổ và các tài liệu địa chất, vùng đất Cửa Lò được hình thành bởi sự bồi tụ của cát biển qua nhiều đợt biển tiến, biển lùi trong lịch sử. Trên những dải cát còn mặn chát nước biển, từ thế kỷ 15 đã hình thành nên các làng xã với cư dân dần đông đúc. Tên gọi Cửa Lò gây nhiều tranh cãi giữa các nhà địa danh học. Cuốn Cửa Lò - linh khí một vùng sông nước (Nhà xuất bản Nghệ An 2014) cho biết có một số học giả giải thích Cửa Lò xuất xứ là Kuala (từ gốc vùng Nam Đảo), có nghĩa là nơi con sông đổ ra biển. Tuy nhiên, theo các bậc túc nho và những người am hiểu về lịch sử vùng đất này, tên gọi Cửa Lò là hệ quả của sự biến âm Kẻ Lò mà thành. Bởi trước khi hình thành làng, xã, vùng duyên hải Nghi Lộc đã từng tồn tại nhiều vùng đất gọi là kẻ, như: Kẻ Áng (xã Nghi Quang ngày nay), Kẻ Đụn (xã Nghi Tiến)...
Đến năm 1907, sau khi phát hiện ra bãi cát thoải, độ mặn nước biển phù hợp, người Pháp đã cho xây dựng các nhà nghỉ ven biển Cửa Lò, đánh dấu bước ngoặt khai phá du lịch vùng đất này. Sau năm 1954, có thêm nhà nghỉ Công đoàn 3 tầng do Công đoàn tỉnh Nghệ An trực tiếp quản lý. Hồi đó, người dân địa phương gọi là “nhà mát”. Ngôi nhà này là biểu tượng của du lịch Cửa Lò vào những năm 60 của thế kỷ trước.
Cửa Lò được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp, nước biển sạch và độ mặt phù hợp, bãi cát mịn, dài, thoải, lưu trường dòng chảy phân bố tương đối đồng đều, ít xuất hiện giếng xoáy gây nguy hiểm. Tuy nhiên, Cửa Lò vẫn là “nàng công chúa ngủ trong rừng”. Sau năm 1975, Cửa Lò vẫn là những bãi cát hoang sơ với những rặng phi lao vi vút gió.
Theo Khánh Hoan – TN
NGUYỄN NHÃ TIÊN Bút ký"Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ. Hưng tộ diên trường ức vạn xuân". Nghĩa là: đất nước Hồng Lam sau ta năm trăm năm sẽ là một thời kỳ hưng thịnh vạn mùa xuân.Không hiểu những tương truyền về "sấm ký" Trạng Trình "ứng nghiệm" đến dường nào, đâu là nguyên bản và thực hư ra sao? Có điều, chúng tôi đang viếng thăm làng quê Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo - quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đúng vào cái khoảng thời gian "sau năm trăm năm" ấy, và nhất là vào giữa cái kỳ gian mà đất nước đang từng ngày" Hưng tộ diên trường ức vạn xuân".
TRẦN HOÀNGTrong tiếng Việt, từ "Văn vật" là một từ thuộc nhóm từ gốc Hán và cùng tồn tại song song với các từ: Văn hoá, Văn hiến, Văn minh. Người xưa thường dùng từ này để nói, viết về truyền thống văn hoá của một vùng đất, hoặc của một địa phương. Chẳng hạn, lâu nay, cư dân đồng bằng Bắc bộ đã có câu: "Thăng Long là đất ngàn năm văn vật". Song có lẽ từ "Văn vật" xuất hiện nhiều nhất trong các cụm từ "làng văn vật", "danh hương văn vật". Điều này cho thấy từ xa xưa, tổ tiên ta đã rất quan tâm đến "văn hoá làng" và "làng văn hoá".
TÔ VĨNH HÀTrong lịch sử loài người, có những bức tranh, những pho tượng lấp lánh toả ánh hào quang lặng im của chúng trong sự lâu bền của năm tháng. Có những ký ức có thể thi gan cùng vĩnh cửu. Nhưng có lẽ, ngôn từ có sức mạnh riêng mà không một thách thức nào, dù là của không gian hay thời gian có thể làm nhạt nhoà những âm vang của nó. Tất nhiên, một khi nó đã đi vào trái tim và khối óc của con người. 1034 chữ của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một trong những áng ngôn từ có sức sống bền vững với thời gian như thế.
TRẦN QUỐC TOẢN Tôi sinh ra và lớn lên giữa làng Hến bé nhỏ bên bờ sông La xã Đức Tân (tức Trường Sơn ngày nay) huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh. Qua sự nhọc nhằn của cha, vất vả của mẹ đã đút mớm cho tôi từng thìa nước hến, bát cháo hến để rồi tôi lớn dần lên.
HỒ TƯNằm trên dải cát ven phá Tam Giang, từ xưa làng tôi cũng đã có một ngôi đình. Đến năm 1946, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, Chính quyền cách mạng đã vận động nhân dân triệt phá ngôi đình để tránh cho Tây khỏi làm nơi trú đóng.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Đất nước ta, miền Bắc và miền nối liền nhau bằng một dải đất dài và hẹp gọi là miền Trung. Dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới phía Tây như một cột sống vươn những chi nhánh dài ra tận biển Đông, làm thành những đèo, trong đó hiểm trở là đèo Hải Vân.
PHẠM TIẾN DUẬT1.Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, khi nghiên cứu về dân tộc học, có luận điểm cho rằng, trong quá trình định cư dần dà từ Bắc vào Nam, các cộng đồng, một cách tự nhiên, hình thành từng vùng thổ âm khác nhau.
PHAN THUẬN AN.Nhiều người từng đến Lăng Cô hoặc nghe nói đến địa danh Lăng Cô, nhưng ít ai biết rằng vua Khải Định là người phát hiện ra khu du lịch nghỉ mát này.Có thể nói vua Khải Định là ông vua thích du lịch nhất trong số 13 vị vua triều Nguyễn (1802- 1945). Trong đời mình, nhà vua đã đi du lịch nhiều nơi tring nước và cả nước ngoài nữa.
Thiền tông, nhờ lịch sử lâu dài, với những Thiền ngữ tinh diệu kỳ đặc cùng truyền thuyết sinh động, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Á đông xưa và thấm nhuần văn hóa Tây phương ngày nay nên đã cấu thành một thế giới Thiền thâm thúy, to rộng.
Nhân giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch
Anh tôi đang giàu lên với nghề nuôi rắn độc, bị con hổ mang hỏi thăm vào tay. Mấy tiếng đồng hồ cáng tắt qua các cánh rừng đến bệnh viện huyện được cứu sống, nhưng vết thương bị hoại tử, hơn tháng sau mới xuất viện, tiêu tốn hơn chục triệu. Năm sau anh tôi lại bị chính con hổ mang ấy hỏi thăm ở tay kia. Lần này thì tôi đánh xe đi mời thầy thuốc rắn bản Lúng.
Đó là làng Lệ Mật thuộc xã Việt Hưng, (thị trấn Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Làng này có nghề nuôi bắt rắn, tới nay đã qua 900 năm.
Các hoàng đế nước Việt xưa phần lớn giỏi chữ Hán, biết thơ văn, trải Lý, Trần, Lê, Nguyễn đời nào cũng có các tác phẩm ngự chế quý giá. Nhưng tất cả các tác phẩm ấy đều nằm trong quỹ đạo Nho Giáo, dùng chữ Hán và chữ Nôm để diễn đạt cảm xúc về tư tưởng của mình.
"Sang Xuân ta sẽ ăn Tết khai hạ vào ngày mùng 7 tháng Giêng". Vì sao vua Quang Trung dám tuyên bố cả quyết như trên trước mặt ba quân? Tất cả bí mật của cuộc hành binh khôi phục Thăng Long đều được "gói trọn" trong một chiếc bánh chưng.
LGT: Nhà văn Thái Vũ với những cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng như Cờ nghĩa Ba Đình, Biến động - Giặc Chày Vôi, Huế 1885... nay đã gần 80. Tuổi già sức yếu song ông đã hoàn thành tập Hồi ức, gồm 4 phần dày dặn. Trong đấy phần II: HUẾ - QUẢNG NGÃI VÀ LK5 là những trang hồi ức đầy “xốn xang” trước và sau CM tháng Tám.Sông Hương xin trích đăng một phần nhỏ gửi tới bạn đọc nhân kỷ niệm ngày CM tháng Tám thành công và Quốc khánh 2 – 9.
Nếu kể cả những công trình nghiên cứu văn hóa, địa lý, lịch sử có đề cập đến các địa danh ở các tỉnh Trung Trung Bộ thì xưa nhất phải kể đến “ Ô Châu cận lục” của Dương Văn An đời Mạc chép về sông núi, thành trì, phong tục của xứ Thuận Quảng, từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Kế đến là “ Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn tập hợp những tài liệu về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa trong thời gian làm đô đốc xứ Thuận Hóa cuối thế kỷ 18.