Minh họa: Ngô Lan Hương
Nặng với dày cái con khỉ! Câu hò ấm áp đột ngột bị cắt ngang bởi câu nói thô lỗ của Dộc.
- Thay mặt họ Lê Khúc, ta chấp nhận tình duyên giữa cháu Thúy Quỳnh và công tử Phi Vân, dòng dõi võ tướng đất Hoan Châu. Kể từ sau ngày nạp sính lễ, công tử Phi Vân được phép gọi ta là Bá phụ. - Thưa cụ, con xin tuân lời dạy - Phi Vân cúi đầu chào rồi nhanh chóng lùi gót. Chàng biết sau bức mành kia có một đôi mắt nồng cháy nhớ nhung sau bao ngày xa cách. Từ ngày làm lễ vu qui về nhà chồng đến nay thấm thoắt tròn chín tháng. Nhưng từ ngày đính hôn đến ngày vu qui dài đằng đẵng ba năm đợi chờ. Ngày ấy, sau khi hoàn tất lễ đính hôn, cụ tộc trưởng Hồ Phi trao cho Thúy Quỳnh một gói nhỏ và dặn: - Cháu Phi Vân sẽ tòng quân giết giặc. Ba năm để yên được giặc là thời gian không dài. Ba năm đợi chờ là một thời gian không ngắn. Cháu hãy giữ lấy gói muối này. Trong ba năm phơi giữa nắng mưa dầu dãi, muối vẫn còn mặn, còn nguyên hạt như hiện nay thì Phi Vân của cháu sẽ về cưới cháu làm vợ. Dòng họ Hồ Phi mong cháu cố gắng giữ gìn trọn vẹn. Lời giao ngôn của cụ trưởng tộc Hồ Phi làm các cụ bô lão đại diện họ Lê Khúc như chết đứng. Làm sao giữ được hạt muối dẫu dãi nắng mưa suốt ba năm mà còn nguyên hình, nguyên vị. Nhưng vì trước kia dòng họ Lê Khúc đã cho họ Hồ Phi nếm vị cay rồi, bây giờ thuộc quyền của họ thì phải chịu. Nhẽ ra, họ Lê Khúc giành quyền chọn ngày tháng thành hôn, nhưng họ Hồ Phi đã khôn ngoan đưa ra lý do đã được đức vua cho phép: các chàng trai tòng quân giết giặc lập công trở về, được phép chọn ngày cưới vợ mà không cần nhà gái chấp thuận hay không. Đó là phần thưởng đức vua ban cho các chiến binh để khích lệ họ giữ yên xã tắc, sơn hà. Họ Lê Khúc đành phải tuân theo phép nước để họ Hồ Phi cướp lấy tiên cơ. Tiểu thư Thúy Quỳnh cầm gói muối được bọc kỹ bằng nhiều lớp lá dong, lá chuối mà đã thấy mặn chát đầu môi, xa xót tận trong lòng. Muối để ba năm! Nhờ hai tì nữ Lan Hoa, Cúc Hoa mách kế và bà nhũ mẫu Bạch Nương dạy nghề từ trước, Thúy Quỳnh đã dệt nên một tấm lụa tơ tằm cực mỏng cực mịn, đủ sức đựng nước không chảy. Nàng cho gói muối vào túi lụa và treo ngoài sân trước khuê phòng theo lời giao ngôn của hai họ. Ba năm dầu dãi nắng mưa, gói muối vẫn nguyên hình. Ngày hai họ hội kiến, cụ trưởng tộc Hồ Phi sửng sốt trước gói muối bọc lụa. Đây là bằng chứng của sự khôn ngoan, khéo léo và thủy chung, những đức tính rất không thể thiếu của người con gái sắp làm dâu. Ba năm dầu dãi nắng mưa, nhưng nhờ sự giữ gìn cẩn trọng, muối vẫn nguyên vị, nguyên hình. Cụ tươi nét mặt trao gói muối lại cho Thúy Quỳnh. Nhưng lạ thay! Cụ không cười. Có một cái gì đó chưa đạt đến ý đằm sâu bên trong lời giao ngôn kỳ lạ. Tuy vậy, giữ lời hứa, cụ đã xin họ Lê Khúc cho phép chuẩn bị làm lễ thành hôn. Hồ Phi Vân vui mừng lộ rõ. Riêng Thúy Quỳnh, cô cố tỏ vẻ bình thản, nhưng khi vắng người, cô cứ tủm tỉm cười. Ít hôm sau, họ nhà gái mở tiệc chiêu đãi họ nhà trai trước ngày lễ cưới. Trên mâm cỗ linh đình, ngoài mấy món cá thịt sang trọng xếp quanh mâm đồng, còn có một món ít khi gặp trên các mâm tiệc kiểu này. Nó trở nên kỳ lạ. Nó được đựng trong đĩa sứ tráng men lam đặt chính giữa mâm. Nó nổi bật lên như một đóa hoa hồng bạch đang dần hé nụ. Cụ trưởng tộc Hồ Phi hơi sững sờ, tia mắt lóe sáng niềm vui. Nhưng cụ vẫn im lặng. Cụ trưởng tộc Lê Khúc ôn tồn diễn giải với họ nhà trai: -... Đây là món cà muối nổi tiếng của quý quán. Cháu Thúy Quỳnh đã nhờ người dạy cho cách ướp muối cà. Duy cái khó là loại cà bát của quý quán khác hương vị với loại cà to tương tự mà ở đây gọi là cà dĩa hay cà trắng. Cháu Thúy Quỳnh đã nhờ người dân vùng VuLa Trung quen trồng cà chọn lựa phơi sẵn chờ chư vị. Món cà này được phơi bởi nắng mật kinh kỳ, được ướp bởi muối mặn Hoan Diễn và được tỉa vẽ bởi tay cô dâu. Mời chư vị xơi! Xin thứ lỗi, nó có giống một búp hoa hồng bạch đang dần hé nụ không ạ! Cụ trưởng tộc Hồ Phi vuốt nhẹ chòm râu, gắp một miếng cà nhỏ nhai từ tốn. Đoạn cụ trịnh trọng đáp: - Thưa cụ! Rất giống. Mà, cụ nở nụ cười hết sức mãn nguyện, hương vị chẳng khác gì cà bát muối quê tôi. Quý hóa quá, thưa cụ! Họ Hồ Phi có phúc ấm nên được cô cháu dâu tứ đức vẹn tròn như thế này. Thật chẳng có gì quý hơn. À! tôi nghe nói ở quý quán đây có một loại cà muối nhỏ hơn... - Thưa cụ! Cháu Thúy Quỳnh có nhã ý mời các cụ xơi món đặc sản - cụ tránh dùng chữ “cà” - quê nhà trước khi dùng thử món ăn quê mùa của chúng tôi. Nói đoạn, cụ quay đầu gọi vọng xuống nhà dưới: “Đem lên đây nào!”. Một chiếc đĩa sứ men da lươn được đem lên. Trên đó, đựng những quả cà trắng tinh tròn tròn, to như hạt mít hoặc nhỏ hơn một chút. - Đây là loại cà pháo. Món này mỗi khi ăn phải ăn cả quả. Bỏ vào miệng, ngậm môi lại, cắn cái “bụp” xong khoan nuốt vội để thưởng thức vị ngon. Ngon đến nỗi phải muốn kêu lên: ứ... hự là ngon! Nhưng vì mồm đang ngậm chặt nên chỉ kêu được một tiếng đôi: “ứ...hự”. Vì vậy, món cà muối này, dân quê chúng tôi gọi là “Cà ứ hự”. Ây xin các cụ thứ lỗi cho. Đó là dân quê chúng tôi vốn hài hước, ngầm khoe các món ăn dân dã của mình là ngon lắm nên bịa chuyện cho vui. Xin mời các cụ dùng tạm. Cụ trưởng tộc Hồ Phi tủm tỉm cười rồi gắp thử một quả. Trơn quá! Phải ba lần gắp, quả cà bé xíu mới chịu nằm yên đầu đũa. Cụ từ từ đưa lên miệng. Một tay cụ ngửa ra để sẵn bên dưới phòng hờ quả cà rơi. Cụ không dám cười dù trong lòng rất thích thú cái cảnh ăn uống hết sức hoạt kê này. Thật đến món ăn cũng phải từ tốn, khéo léo và cẩn trọng giữ gìn. Dân kinh kỳ có khác thật. Cụ cho quả cà vào miệng rồi cắn. Bụp! Cụ hơi giật mình vì bất ngờ. Vị mằn mặn, chua chua đặc biệt của cà muối vỡ òa trong miệng. Cụ chỉ kịp kêu lên: “ứ... hự!”. Các cụ cùng mâm bật cười òa thích thú. Cụ trưởng tộc Hồ Phi nhai xong, nhắp một chén rượu, vuốt bộ râu ba chòm ánh bạc đoạn gọi to: Phi Vân mô mồ! Hồ Phi Vân bước tới cúi chào đợi lệnh. - Bầy choa đại ưng rồi. Hà hà! mi ráng giữ vợ nghe. Đại phước, đại phước đó cháu. Triều mơi rước du xong, bầy choa cho tụi bây mần chi mược kệ. Bầy choa nỏ biết. Hà hà! Thì ra, lời giao ngôn kỳ lạ không chỉ có ý muốn thử thách lòng kiên trinh, tính cẩn trọng và tài khéo léo của cô dâu tương lai. Nó còn có ý ngầm kiểm tra xem cô dâu có thật là người tinh tế, thật yêu chồng chăng. Nếu là người tinh tế, phải hiểu được ý ngầm của lời giao ngôn. Nếu thật yêu chồng, người con gái khác quê chẳng ngại ngần tìm hiểu mọi phong tục tập quán quê chồng trước khi về làm dâu. Món cà bát đặc sản xứ Nghệ được đặt trong đĩa sữ tráng men lam kinh kỳ và món cà “ứ hự” đặc sản nơi đây được đặt trong đĩa men nâu Hoan Ai xa xưa, đều được ủ nắng mật kinh kỳ quê vợ, được ướp mặn bởi muối quê chồng và được tỉa vẽ bởi bàn tay tài hoa của chính cô dâu đã thể hiện đầy đủ tình yêu chung thủy chân thành của cô gái họ Lê Khúc. Quá cảm động và sung sướng, cụ trưởng tộc Hồ Phi quyết định thôi dùng ngôn ngữ xã giao trang trọng theo nghi thức. Từ nãy giờ, hai họ ngồi kín cả năm gian nhà ngói rộng lớn cứ phải im lặng lắng nghe hai cụ trưởng tộc trò chuyện theo nghi thức trang trọng ấy. Họ đã muốn cười ầm lên khi cụ trưởng tộc Hồ Phi nhai quả cà “ứ hự”. Nhưng họ cố nén vì biết chưa đến lúc. Đám nam nữ thanh niên sôi động nhất phải lấy tay bụm miệng vì sợ bật ra tiếng cười sẽ bị các cụ quở trách thất lễ. Đến lúc này, không khí trang nghiêm tột độ bỗng nhiên bị phá vỡ bởi câu nói đặc sệt dân miền xứ Nghệ của cụ trưởng tộc Hồ Phi như tín hiệu nổ bùng. Đám trẻ biết đã đến lúc được cười đùa thỏa thích. Cả năm gian nhà ngói rùng rùng tiếng cười như hàng tràng pháo nổ. Trên bàn tiệc ở gian giữa, các cụ trưởng thượng của hai họ đang cùng nhau cười vui nâng chén chúc mừng tình duyên đôi trẻ Phi Vân- Thúy Quỳnh bén lửa nồng men. Thấm thoắt đã hơn chín tháng kể từ cái hôm bái lễ tơ hồng, chung chén rượu giao bôi động phòng hoa chúc. Nay đã gần kỳ nở nhụy khai hoa. Chín tháng mang thai mỗi ngày phải ngậm một viên thuốc dưỡng thai đắng hơn ngãi, Thúy Quỳnh cố gắng chịu đựng để mong cho đứa con ra đời khoẻ mạnh, thông minh như cha nó, xứng con nhà võ tướng lừng danh, văn tài rực sáng. Chín tháng mang thai, chín tháng kiêng khem từ miếng ăn, thức uống, câu thúc từ dáng ngồi, bước đi, người mẹ tương lai cay cực gánh chịu vì đứa con của mình. Chỉ còn dăm hôm nữa là đến ngày lâm bồn, vẫn chưa thôi bao nhiêu cay cực phải chịu để dành lấy ngọt ngào cho đứa con mai sau. Con ơi! Thúy Quỳnh vuốt ve đứa con trong bụng rồi thầm nói: “Cay đắng mấy mẹ cũng chịu được hết vì con. Mẹ cũng vượt qua được hết vì con và cha con đó con nờ! ngủ đi con!” Hổ Oai tướng quân Hồ Phi Vân dừng ngựa bên gốc đa ven đường. Đoàn quân tùy tùng phân tán ra khắp nơi. Tướng quân trao cương cho người lính hộ vệ rồi đưa tay vuốt bờm con ngựa chiến. Dưới bàn tay nồng ấm chắc khỏe của tướng quân, cổ con chiến mã rung rung nhẹ. Nó phấn khí nhấc một chân trước gõ cồm cộp lên mặt đường. Chiến mã ơi! - Tướng quân thầm thì - ngươi đã cùng ta ba năm dong ruổi. Giờ đây ta sắp trở về quê cũ. Dừng một lát, tướng quân dõi nhìn về phía cánh đồng hoang trải dài trước mắt. Ông thở dài: - Nông phu bỏ đi đâu cả rồi! Gia đình ta phiêu bạt nơi đâu! Phu nhân ơi! Nàng và Phi Hổ có mệnh hệ gì không? Đã ba năm rồi khi nạn binh đao tràn đến quê hương, Hồ Phi Vân lại tòng quân giết giặc. Ngọn lửa bạo tàn của quân giặc đã thiêu rụi căn nhà ngói năm gian. Tiểu thư Thúy Quỳnh phải bồng con cùng hai tì nữ về kinh kỳ lánh nạn. Qua ba năm ròng rã trong cuộc chiến Hồ Phi Vân đã lập nhiều chiến công hiển hách, được phong Hổ Oai tướng quân, được lập tướng phủ. Vợ là Thúy Quỳnh được phong tước Phu nhân. Hồ Phu nhân xuất thân nhà quan văn, chân yếu tay mềm, liệu có thoát khỏi tai kiếp chiến tranh, phong sương dầu dãi chăng? Tan giặc, Hổ Oai tướng quân được đức vua cho về nhà tìm vợ con và xây dựng tướng phủ tại quê. Đã về nơi cũ, người cũ nơi đâu? Hổ Oai tướng quân rưng rưng nước mắt thương người vợ hiền, nhớ đứa con thơ dại vừa mới lên ba. - Tao đã lờ mờ hiểu điều mày muốn nói. Nhưng điều đó có liên quan gì đến cái tên của tao và tình cảm của tao với Thúy Uyên. Dộc dịu giọng hỏi Tuấn. - Từ từ. Đâu vào đó. Cậu có thấy sự liên quan gì giữa cái tên của cậu và đứa em trai Hồ Phi Vọng không? - À à! Có thể... có thể. Nguyên ủy tên tao là Hồ Phi Dục. Gặp phải thằng cha cán bộ tuyển sinh trường Đại học xây dựng phát âm nhầm “u” thành “ô”. Tên tao trở thành Hồ Phi Dộc. Ô hô! Kỹ sư xây dựng Hồ Phi.. Dộc. Hì hì! Quái thật! - Ấy đấy! Tên mày và em mầy chính là lời khuyên răn của ông cha: Không tham cầu, ước muốn lợi quyền. PHI DỤC, PHI VỌNG. Bởi vì mấy đời trước, họ Hồ Phi đã bị nạn tru di tam tộc. May còn sót lại một nhành ở Hoan Châu, truyền đến ngày nay là mày. Do tham cầu danh lợi, cụ cao tổ đã mắc tội đại nghịch soán ngôi. Do tài cao chí lớn vượt đương thời, cụ bị đời đố kỵ. Vậy nên, con cháu đời sau luôn được đặt những cái tên có ý nhắc nhở: HỒ PHI ÁC, HỒ PHI THAM... Mày biết rõ chứ. Nếu người ta biết gốc gác cái tên của mày thì ai dám chê “DỘC là KHỈ”. - Tao thật có tội. Mặc cảm nghề nghiệp. Mặc cảm cái tên bị sửa sai đâm ra mặc cảm cả với cội nguồn tổ tiên oanh liệt. Còn Thúy Uyên thì sao? - Lê Khúc Thúy Uyên. Lê Khúc Thúy Quỳnh. Rõ chưa? - Ôi chao! Tao thật ở trong chỗ sáng đâm quáng mắt chạy sang chỗ tối mất rồi. Tội nghiệp Thúy Uyên. Cô ấy cứ phải cắn răng nghe tao chửi bậy hoài! Con gái Huế hiền dịu, giỏi chịu đựng thật! - Thôi! Tuấn vỗ vai DỤC - về nhà, pha ấm trà móc câu, nhâm nhi lát mứt gừng là đẹp nhất. Rồi sau đó - Tuấn nháy mắt cười -tìm cách tạ lỗi với nàng đi. Hai người vui vẻ khoác vai nhau đi về nhà DỤC. Bên ấm trà ngon, nhón lát mứt gừng trắng vàng mỏng mảnh đưa vào môi, Dục nhắm mắt như muốn thưởng thức hương vị cay nồng ngọt dịu của lát mứt gừng ngày tết do chính tay Thúy Uyên làm ra. Trong gió xuân về, hương trà thơm nức quyện lẫn giọng hò dịu ấm bay xa. Ngoài kia, đàn trẻ hàng xóm đang chơi trò dung dăng dung dẻ. Dục mỉm cười xoa đầu đứa con trai. Bỗng như sực tỉnh, anh quay sang Tuấn: - Thế về sau thì sao? Họ có gặp lại nhau không? - Muối ba năm còn mặn. Hồ Phu nhân giữ vẹn tiết trinh chờ chồng dù bị rơi vào tay một tên phản tướng. Sau nhờ quân ta đánh chiếm lũy tướng giặc, rước nàng và đứa con từ trong ngục tối đem về quê cũ. Họ gặp lại nhau giữa tướng phủ nguy nga. Trong bữa tiệc đoàn viên, Hổ Oai tướng quân Hồ Phi Vân đã soạn nên câu hò bất hủ ấy.Từ đó... - Trời ơi! Cầm viên ngọc quý trong tay cứ chê là đất đá, lại đi mơ vàng bạc nhà người. Tao thật là - giọng Dục trầm hẳn lại. - Không sao! Nhấm mứt gừng đi! Tao chỉ thích bánh chưng và mứt gừng ngày Tết, vừa giản dị tiết kiệm vừa chứa đựng ân tình, lại ngon, bổ, ngừa bệnh cảm mạo và tiêu chảy rất dễ gặp trong ba ngày Tết. Mày biết không, xét về y học dự phòng, bữa ăn Á Đông hơn xa các món ăn Tây phương. Lại bao hàm triết lý hòa hợp giữa thiên nhiên với con người. Cần phải loại bỏ bớt các chất ngọt, chất béo trong các món ăn. Nạn trẻ con béo phì đã bắt đầu. Nhưng bọn trẻ bây giờ thích ngọt, ghét cay, tập xài sang ghê quá - Dục trầm giọng. Bọn trẻ thời nào chẳng thế. Mày cũng từng là trẻ con chớ bộ! Phải rèn tập từ đầu, lâu dần chúng nó sẽ quen và chấp nhận. Khi lớn lên, hiểu được mọi điều tinh túy ẩn trong cái mộc mạc, chúng nhất định sẽ yêu lát mứt gừng, tấm bánh chưng, tô canh chua cá ngạnh, đĩa rau tập tàng hơn những món ăn du nhập từ xứ người. Lỗi lầm chính do người lớn làm hư trẻ. Dục ngồi im nghe bạn nói. Anh thừa nhận những đứa con của Tuấn thường chẳng đua đòi, kể từ món ăn đến quần áo như phần lớn những đứa trẻ có hoàn cảnh giàu sang tương tự. Dục trầm ngâm nhìn khói trà bay lên trong căn phòng ấm cúng. Cu Cầu, con trai anh, nếu không được mẹ rèn cặp nghiêm khắc ắt đã hư hỏng như mấy đứa gần nhà. Dục rất thương con đến độ cưng chiều khiến nhiều khi Thúy Uyên phải nhăn nhó. Tuổi thơ cực khổ khiến anh rùng mình mỗi khi nhớ lại, do đó anh có lúc sai lầm trong quan niệm giáo dục con cái chỉ vì sợ thấy con phải khổ như mình. Nếu không có một người vợ dịu dàng và rất kiên quyết như Thúy Uyên thì rất có thể anh sẽ phải ân hận về sau này bởi cái tính chiều con quá đáng của mình. Thế mà đã nhiều lần anh vì mặc cảm không đâu, đã buông lời thô lỗ với nàng. May thay, cô ấy chưa bao giờ... Dục khẽ thở ra một hơi nhè nhẹ rồi cất giọng trầm ấm hò lên câu hò tình nghĩa bao năm: À ơi! Muối ba năm muối hãy còn mặn gừng chín thánh gừng vẫn còn cay đôi ta tình nặng nghĩa dày dù có xa nhau chăng nữa ba vạn sáu ngàn ngày mới xa... Tuấn vỗ tay reo ầm lên. Rồi như để tán thưởng ca sĩ, Tuấn bốc một dúm mứt gừng bỏ vào mồm nhai ngỏn ngoẻn, hít hà hít hà một lúc. Đoạn, cười vang nhà: - Chị Thúy Uyên ơi! Thằng Dục nó hò hay quá. Chị hò đối đáp đi! - Mời anh xơi mứt gừng, uống trà đã. Thúy Uyên mỉm cười, nghiêng phích rót thêm nước vào bình trà. - Mày biết không. Tuấn quay sang Dục, mứt gừng nhấm trà móc cau nóng hổi thì thật tuyệt vời! - Nhấm với bạn chí cốt càng tuyệt hơn! Dục cười - Nếu có nàng Quỳnh Anh của tao ở đây thì cả hai cặp cùng nhâm nhi mứt trà mới thật là “đại tuyệt vời”. Bà xã nhà tao số dách về món thịt bò dầm với cái “chua ngọt”. Riêng cái - Tuấn đưa lát mứt gừng lên môi - này thì... thật là... - Sao? Anh định nói xấu chị Quỳnh Anh hả? Thúy Uyên làm bộ đanh đá. - Thì thật là ngang tài ngang sức với bà Thúy uyên nhà mày. Hà hà! - Tuấn bật cười sảng khoái. Thúy Uyên biết mình bị “gác cơ”, đứng ngẩn ra rồi cũng bật cười theo. - Mẹ ơi! Cu Cầu từ nãy giờ lẽo đẽo theo sau lưng mẹ, thấy cơ hội tốt vội nhào đến ôm choàng lấy mẹ, miệng cười cười: “Ba với chú Tuấn toàn khen mứt ngon, trà ngon mà không khen mẹ chi cả” Thúy Uyên khẽ lừ mắt. Cu Cầu vội thè lưỡi rụt cổ im lặng. Tuấn bật cười, xoa đầu thằng bé: - Giỏi! giỏi lắm! Con trai của mẹ Thúy Uyên có hiếu ghê! Cu Cầu bẽn lẽn buông áo mẹ, chạy tọt vào buồng trong. Tuấn quay sang Thúy Uyên: - Lâu quá không nghe giọng hò của chị. Đầu năm, xin chị hò đáp với thằng Dục một câu cho vui đi! Tuấn vẫn quen miệng xưng hô theo “nội qui” của lớp: gọi bạn là mày nhưng bắt buộc phải gọi vợ bạn là chị, không được gọi bằng em. Thúy Uyên tủm tỉm cười. Cô thừa biết âm mưu của Tuấn. Cô dịu dàng đưa tay vén lọn tóc đen mượt lên vành tai, rồi nâng chén trà nhắp một ngụm nhỏ. Cô lại cười, nụ cười cố giấu sau vành môi. Anh mắt đằm thắm và ấm như ngọn lửa hướng về Hồ Phi Dục. Trong hương trà thơm nức quyện lẫn gió xuân về, giọng hò của Thúy Uyên đằm thắm cất lên: À ơi! Trọng mình thì giữ danh mình thương nhau xin giữ cái tình cho nhau... Huế, Xuân Ât Hợi 1995 P.X.P (131/01-2000)
|
DƯƠNG PHƯỚC THU
Truyện ngắn dự thi
Kìa, lão đang đứng trước mắt chúng tôi đây, tay ngửa ra xin của bố thí, và đợi chờ một chút ân huệ nhỏ nhoi...
TRƯƠNG QUỐC TOÀN
Lạ quá. Mùi hương thoang thoảng từ đâu theo gió đến đây. Một ngôi nhà nhỏ vách và mái đều từ lá tranh có sẵn trên núi.
HÀ KHÁNH LINH
Thuở còn tiệm đế, đức Thái Tổ Cao Hoàng đế đã bôn ba tạo dựng cơ nghiệp - Vào sinh ra tử, nằm gai nếm mật nhiều phen.
TRƯƠNG CÔNG DŨNG
I
Những ngày đầu ở thôn Phước Quả tôi không "bắt rễ" vào được một gia đình nào cả. Trước khi phân công tôi về đây, Trần Quốc Nghĩa - đội trưởng đội công tác kiêm Chủ tịch Uỷ ban Quân quản xã - cho tôi biết sơ bộ tình hình của thôn.
NGUYÊN NGUYÊN
Chúng tôi vẫn tiếp tục rảo bước, dọc đại lộ hoang vắng, vẻ như nàng vẫn chưa có dấu hiệu muốn dừng lại. Bởi trước đó nàng nói, khi nào tới gần quảng trường thì dừng lại, nhưng chúng tôi đã đi qua quảng trường cách đây năm phút rồi.
PHÁT DƯƠNG
Giờ ai còn rảnh rỗi ngắm mặt trăng nữa? Người ta bị giá đồ ăn và những thứ lặt vặt bủa vây.
NGUYỄN TOÀN THẮNG
Đinh Tú nhiều năm đèn sách siêng năng, nhưng không hiểu sao thi lần nào trượt lần ấy.
DƯƠNG GIAO LINH
Con dâu nhanh nhảu ra đỡ chiếc làn trên tay bà:
- Nay mẹ có mua như con bảo không ạ?
CÁT LÂM
1.
Cảm giác thức giấc phải đối mặt với lo sợ hoặc buồn phiền thật là khó chịu. Giấc mơ đêm qua không nhớ nổi mình mơ gì.
BẠCH LÊ QUANG
1.
Mấy năm về hưu, cõi người chộn rộn, xa xôi, giáo Nghĩa dặn lòng, thôi thì, thân thoái, về với chim chóc, cỏ cây. Tự tâm, ông nghĩ, có khi, muông thú, tiếng chim, hoa và lá lại có chỗ hơn người.
NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
Mưa quất ràn rạt trên đầu. Mưa như xói cát vào mắt cay xè. Thanh nhoài mình ra cố nắm lấy hai bàn tay bé nhỏ mềm mại đang chới với đưa lên từ mặt nước. Con đò nhỏ mỏng manh chao đảo chực lật úp. Và mảng chớp lòa trước mắt kèm theo tiếng nổ khô khốc chụp xuống hất anh ngã nhào...
Hòa Vang - Luân Lâm - Dương Thành Vũ
PHẠM GIAI QUỲNH
1.
Đây là một nơi như thế, Viễn buông một câu không đầu không cuối khi xách hành lý của Khanh lên và dẫn cô vào trong nhà nghỉ tạm.
TÔN NỮ DẠ LY
Ly cảm giác mình như bị xé toang da thịt. Bầu trời đêm như mọi khi, vẫn không vỗ về cô, nó để cô lạc lõng, cô đơn như những hạt mưa, như những cơn gió đông vẫn đang mải mê với điệu vũ của chúng ngoài kia.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Ngày cha mất, mắt mẹ buồn như cơn đông miền núi Khước. Tôi vân vê những trái sầu bám riết bên ngực, bất lực nhìn đó đeo bám suốt quãng đời từ khi mở mắt.
TRẦN QUỲNH NGA
Tôi mở cửa, vứt cái ba lô to kềnh xuống sàn nhà rồi nằm vật ra giường. Tưởng sẽ ngủ được một giấc nhưng rồi không thể chợp mắt được.
TRẦN BĂNG KHUÊ
MINH ĐỨC
(Tặng Tác giả và dịch giả Thiền Luận)
HÀ KHÁNH LINH
Giây phút của sự bí ẩn có khi lại bắt đầu bằng cả một cuộc đời được phơi bày trần trụi.
NGUYỄN THU PHƯƠNG
Vào lúc Tình sầu dứt, tiếng vỗ tay đây đó lác đác. Người đàn ông râu tua tủa ngồi ở cái bàn kê dưới gốc cây si rễ lòng thòng cách bàn chúng tôi chừng dăm mét vội vàng đứng dậy, đi nhanh tới khoảng sân nho nhỏ có mái che được quán thiết kế thành sân khấu, nghiêng người trao tặng hoa cho cô ca sĩ với vẻ trân trọng như một fans hâm mộ đích thực.