Lúc sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những người bạn yêu nhạc của ông đã ấp ủ xây dựng "Nhà nguyện tình yêu" với ước mong nơi đây sẽ là nơi thề hẹn, nơi làm chứng, nơi gửi lại ngàn sau từng thời khắc rung động của cõi tình... Năm 2000, lần cuối cùng Trịnh Công Sơn về Huế, ông đã nói lên mơ ước dựng lên ngôi nhà ấy...
Cuộc thi kiến trúc quy hoạch với chủ đề "Ý tưởng sáng tạo vì Huế - Thành phố di sản, sinh thái và hiện đại" do Hội Quy hoạch phát triển đô thị Thừa Thiên - Huế, Hội Kiến trúc sư Thừa Thiên - Huế, UBND thành phố Huế và Khoa Kiến trúc - Đại học Khoa học Huế tổ chức vừa trao giải thưởng vào những ngày đầu tháng 3/2013.
Tác phẩm "Vườn âm nhạc Trịnh Công Sơn" của nhóm sinh viên lớp Kiến trúc khóa 34-B, Khoa Kiến trúc - Đại học Khoa học Huế đã đoạt đồng giải nhì, giải cao nhất của cuộc thi này.
Không gian hội ngộ
Bắt đầu từ chính ước nguyện của nhạc sĩ họ Trịnh, bốn chàng trai trẻ sinh viên Khoa Kiến trúc - Đại học Khoa học Huế là Nguyễn Sinh Hòa, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Đình Phương và Huỳnh Minh Tân đã tìm được ý tưởng và cùng nhau phác thảo nên đồ án "Vườn âm nhạc Trịnh Công Sơn".
Ước mong của những người làm đề tài là cải tạo khu công viên đầu đường Trịnh Công Sơn bên cạnh dòng sông Hương và các địa danh nổi tiếng của Huế như chợ Đông Ba, cầu Gia Hội, Cồn Hến... trở thành một khu vườn âm nhạc đậm nét Trịnh Công Sơn, để nơi đây là quán hội ngộ giữa người thưởng thức và nghệ sĩ âm nhạc, là nơi gặp gỡ giao lưu, diễn tập của các nhóm nhạc, là nơi khơi nguồn cho những sáng tác, là nơi tổ chức các sự kiện âm nhạc ngoài trời phục vụ người dân và khách du lịch.
Sinh viên Nguyễn Đình Phương cho biết: "Ban đầu cả nhóm dự định làm đề tài về cải tạo Đập Đá nhưng khi đến Đạp Đá, nhìn sang khu công viên đang xây dựng gần đường Trịnh Công Sơn thì một người trong nhóm đã nẩy ra ý tưởng làm một cái gì đó để tạo điểm nhấn cho con đường này".
Giải pháp quy hoạch tổng thể của đồ án kiến trúc "Vườn âm nhạc Trịnh Công Sơn" gồm ba khu chức năng chính: khu sân khấu biểu diễn ngoài trời, khu giao lưu âm nhạc, khu vườn âm nhạc Trịnh Công Sơn cùng với nhà nguyện tình yêu; hệ thống giao thông theo hình xoắn ốc để cảm nhận không gian tốt hơn. Giải pháp kiến trúc bao gồm khu sân khấu biểu diễn ngoài trời: nâng cốt mặt bằng tạo độ dốc chia bậc thang theo độ dốc làm ghế ngồi.
Mảng xanh trong tổng thể kiến trúc này là vườn âm nhạc Trịnh Công Sơn, nơi trồng cây xanh theo chủ đề, sử dụng các giải pháp về âm thanh (chuông gió, hệ thống khuếch tán âm, hệ thống cộng hưởng âm), giao thông theo tuyến cong, nâng cốt mặt bằng tạo nhịp điệu âm nhạc.
Công trình còn có khu tổ chức giao lưu âm nhạc bằng cách giữ nguyên chòi nghỉ như hiện trạng và nhà nguyện tình yêu được xây dựng trên hai hòn đảo nhỏ cách bờ sông khoảng 20 mét.
Chỉ nằm trên... giấy
Đồ án đưa ra giải pháp sử dụng các vật liệu truyền thống như tre, bình gốm đất, đá tự nhiên, hệ thống giàn không gian bằng thép, tre... Sinh viên Nguyễn Sinh Hòa cho biết thêm về tác phẩm của mình: "Theo kế hoạch, công viên này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011, thế nhưng, đã tới năm 2013 vẫn là bãi đất trống với hai ngôi nhà lục giác trống trải. Và nơi đây bị người dân chiếm dụng để kinh doanh nhậu nhẹt làm mất đi sự yên tĩnh và tính chất văn hóa của con đường mang tên người nhạc sĩ nổi tiếng Trịnh Công Sơn".
Chứng kiến thực trạng này, TS-KTS. Trần Đình Hiếu, Phó trưởng Khoa Kiến trúc - Đại học Khoa học Huế nhận xét: "Đồ án của các em là rất thiết thực đối với một thành phố văn hóa du lịch như Huế. Hơn nữa, trên thành phố quê hương của chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đến nay vẫn chưa có một công trình kiến trúc nào để tưởng nhớ và vinh danh ông.
Nếu đồ án "Vườn âm nhạc Trịnh Công Sơn" được thực thi ở một địa điểm lý tưởng như thế sẽ được rất nhiều người dân Huế cũng như những ai yêu mến nhạc Trịnh Công Sơn đồng tình...".
Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn
Chiều 08/02, tại Art Gallery Sông Như, họa sĩ Đặng Mậu Tựu cùng nhóm họa sĩ đã khai mạc phòng tranh con giáp với tên gọi "Cờ Hó Ngó Cờ Tây".
Chiều 08/02, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật "Niềm vui chiến thắng" tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Chiều 08/02, tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương (9 Phạm Hồng Thái, TP Huế), Liên hiệp các hội VHNT tỉnh phối hợp với Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật tỉnh đã tổ chức triển lãm mỹ thuật mừng Xuân Mậu Tuất 2018 với chủ đề “Mùa Xuân và hình tượng con giáp”.
Sáng ngày 8/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình "Hương xưa bánh tết" nhằm gợi lại không gian Tết cổ truyền của dân tộc.
Chiều 7/2, tại Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên- Huế đã diễn ra Hội báo Xuân Mậu Tuất 2018 với chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế với năm hành động”.
Sáng ngày 6/2, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế, Trung tâm Văn hóa TP. Huế tổ chức chương trình “Tết Huế” .
Chiều ngày 5/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt cộng tác viên và tặng thưởng tác phẩm hay và đồng hành cùng các chương trình Sông Hương năm 2017.
Sáng ngày 30/1, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Đặc công – Bộ Tư lệnh Đặc công tổ chức triển lãm Huế, Xuân 1968- Xuân của Việt Nam- Xuân của lòng dũng cảm.
Chiều ngày 26/1/2018, Ban liên lạc cựu học sinh Quốc Học Huế tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu sách Giai phẩm Xuân 2018 Quốc Học Huế - Tình yêu. Đây là tấm lòng của các cựu học sinh luôn hướng về thầy cô, bạn bè và ngôi trường Quốc học Huế.
Sáng ngày 25/1/2018, Ban liên lạc Cựu chiến binh quân khu Trị Thiên đã tổ chức lễ Họp mặt kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Chiều ngày 11/1, UBND thành phố Huế đã tổ chức họp báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
Sáng 11/1 (tức 25-11 Đinh Dậu), tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ ở núi Bân (thuộc phường An Tây, thành phố Huế), lãnh đạo tỉnh TT-Huế và TP Huế tổ chức Lễ dâng hương và kỷ niệm 229 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Chiều ngày 5/1/2017, tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2018. Đông đảo các văn nghệ sĩ và Hội viên đến tham dự.
Sáng 2-1, đoàn công tác Chính phủ do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu đã có buổi làm việc với Đại học Huế. Cùng đi có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành.
Đặng Thị Bích Ngọc (23 tuổi, quê Quảng Ngãi), cựu sinh viên ngành Thiết kế Đồ hoạ, khoa Kiến trúc Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng vừa đoạt giải “American Graphic Design Award 2017” ở hạng mục Student design (sinh viên thiết kế). do tạp chí Graphic Design USA (Mỹ) khởi xướng. Tác phẩm của Bích Ngọc là bộ 4 poster về vở tuồng cổ San Hậu trên chất liệu Trúc Chỉ. Vẫn còn vẹn nguyên những cảm xúc thăng hoa sau khi thắng giải, Bích Ngọc đã dành thời gian chia sẻ với chúng tôi về giải thưởng, về Trúc Chỉ.
Sáng 26/12, Bảo tàng Lịch sử và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (26/12/1867 - 26/12/2017).
Chiều 25/12, tại khách sạn Imperial Huế, Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam đã khai mạc triển lãm Hành trình Trúc chỉ - lần 1 với chủ đề Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam dành cho nghệ sĩ và sinh viên Huế.
Sáng ngày 22/12, trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách Nhật ký Đông Sơn của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Bộ TT&TT phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyên truyền biển, đảo giai đoạn 2013 – 2017, và 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 616/QĐ-TTg, ngày 11/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sáng ngày 15/12, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế kết hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tổ chức cuộc họp khởi động chiến dịch “ Thành phố Huế nói không với thịt thú rừng”.