Lúc sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những người bạn yêu nhạc của ông đã ấp ủ xây dựng "Nhà nguyện tình yêu" với ước mong nơi đây sẽ là nơi thề hẹn, nơi làm chứng, nơi gửi lại ngàn sau từng thời khắc rung động của cõi tình... Năm 2000, lần cuối cùng Trịnh Công Sơn về Huế, ông đã nói lên mơ ước dựng lên ngôi nhà ấy...
Cuộc thi kiến trúc quy hoạch với chủ đề "Ý tưởng sáng tạo vì Huế - Thành phố di sản, sinh thái và hiện đại" do Hội Quy hoạch phát triển đô thị Thừa Thiên - Huế, Hội Kiến trúc sư Thừa Thiên - Huế, UBND thành phố Huế và Khoa Kiến trúc - Đại học Khoa học Huế tổ chức vừa trao giải thưởng vào những ngày đầu tháng 3/2013.
Tác phẩm "Vườn âm nhạc Trịnh Công Sơn" của nhóm sinh viên lớp Kiến trúc khóa 34-B, Khoa Kiến trúc - Đại học Khoa học Huế đã đoạt đồng giải nhì, giải cao nhất của cuộc thi này.
Không gian hội ngộ
Bắt đầu từ chính ước nguyện của nhạc sĩ họ Trịnh, bốn chàng trai trẻ sinh viên Khoa Kiến trúc - Đại học Khoa học Huế là Nguyễn Sinh Hòa, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Đình Phương và Huỳnh Minh Tân đã tìm được ý tưởng và cùng nhau phác thảo nên đồ án "Vườn âm nhạc Trịnh Công Sơn".
Ước mong của những người làm đề tài là cải tạo khu công viên đầu đường Trịnh Công Sơn bên cạnh dòng sông Hương và các địa danh nổi tiếng của Huế như chợ Đông Ba, cầu Gia Hội, Cồn Hến... trở thành một khu vườn âm nhạc đậm nét Trịnh Công Sơn, để nơi đây là quán hội ngộ giữa người thưởng thức và nghệ sĩ âm nhạc, là nơi gặp gỡ giao lưu, diễn tập của các nhóm nhạc, là nơi khơi nguồn cho những sáng tác, là nơi tổ chức các sự kiện âm nhạc ngoài trời phục vụ người dân và khách du lịch.
Sinh viên Nguyễn Đình Phương cho biết: "Ban đầu cả nhóm dự định làm đề tài về cải tạo Đập Đá nhưng khi đến Đạp Đá, nhìn sang khu công viên đang xây dựng gần đường Trịnh Công Sơn thì một người trong nhóm đã nẩy ra ý tưởng làm một cái gì đó để tạo điểm nhấn cho con đường này".
Giải pháp quy hoạch tổng thể của đồ án kiến trúc "Vườn âm nhạc Trịnh Công Sơn" gồm ba khu chức năng chính: khu sân khấu biểu diễn ngoài trời, khu giao lưu âm nhạc, khu vườn âm nhạc Trịnh Công Sơn cùng với nhà nguyện tình yêu; hệ thống giao thông theo hình xoắn ốc để cảm nhận không gian tốt hơn. Giải pháp kiến trúc bao gồm khu sân khấu biểu diễn ngoài trời: nâng cốt mặt bằng tạo độ dốc chia bậc thang theo độ dốc làm ghế ngồi.
Mảng xanh trong tổng thể kiến trúc này là vườn âm nhạc Trịnh Công Sơn, nơi trồng cây xanh theo chủ đề, sử dụng các giải pháp về âm thanh (chuông gió, hệ thống khuếch tán âm, hệ thống cộng hưởng âm), giao thông theo tuyến cong, nâng cốt mặt bằng tạo nhịp điệu âm nhạc.
Công trình còn có khu tổ chức giao lưu âm nhạc bằng cách giữ nguyên chòi nghỉ như hiện trạng và nhà nguyện tình yêu được xây dựng trên hai hòn đảo nhỏ cách bờ sông khoảng 20 mét.
Chỉ nằm trên... giấy
Đồ án đưa ra giải pháp sử dụng các vật liệu truyền thống như tre, bình gốm đất, đá tự nhiên, hệ thống giàn không gian bằng thép, tre... Sinh viên Nguyễn Sinh Hòa cho biết thêm về tác phẩm của mình: "Theo kế hoạch, công viên này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011, thế nhưng, đã tới năm 2013 vẫn là bãi đất trống với hai ngôi nhà lục giác trống trải. Và nơi đây bị người dân chiếm dụng để kinh doanh nhậu nhẹt làm mất đi sự yên tĩnh và tính chất văn hóa của con đường mang tên người nhạc sĩ nổi tiếng Trịnh Công Sơn".
Chứng kiến thực trạng này, TS-KTS. Trần Đình Hiếu, Phó trưởng Khoa Kiến trúc - Đại học Khoa học Huế nhận xét: "Đồ án của các em là rất thiết thực đối với một thành phố văn hóa du lịch như Huế. Hơn nữa, trên thành phố quê hương của chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đến nay vẫn chưa có một công trình kiến trúc nào để tưởng nhớ và vinh danh ông.
Nếu đồ án "Vườn âm nhạc Trịnh Công Sơn" được thực thi ở một địa điểm lý tưởng như thế sẽ được rất nhiều người dân Huế cũng như những ai yêu mến nhạc Trịnh Công Sơn đồng tình...".
Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn
(SH)- Con đường Chi Lăng, được giới nghiên cứu Huế đánh giá là khu đẹp nhất của phố cổ Gia Hội vẫn e lệ, sâu lắng và đầy hấp dẫn. Nhưng đáng tiếc chẳng có tour du lịch nào đến nơi đây.
(SH) - Đây là một trong những hoạt động thực hiện chương trình đã ký kết giữa 5 vùng kinh đô cũ của Việt Nam.
(SH) - Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Đội Công tác xã hội thanh niên TT Huế ( thuộc Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi TT Huế) tổ chức chương trình “Vui Tết thiếu nhi cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.
(SH) - Chiều ngày 27/5, tại 20 Lê Lợi ( Huế) Trung tâm học liệu - Đại học Huế đã tổ chức buổi tọa đàm đàm “Bảo tồn và gìn giữ kho tư liệu văn hóa lịch sử Huế cho thế hệ mai sau”. Tham dự tọa đàm có các nhà nghiên cứu Huế, những người quan tâm đến Huế và sinh viên Đại học Huế.
(SH) - “Nỗi niềm đấng quân vương” là tác phẩm do Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế dàn dựng đã được trao giải Bạc trong lễ bế mạc cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2013 diễn ra tại Trung tâm văn hóa tỉnh Quảng Nam, thị xã Tam Kỳ vào tối 26/5.
(SH) - Huế đang mùa sen và đại lễ Phật đản (2557), đâu đâu cũng thấy hình bóng hoa sen. Sen trên các poster, hoa đăng trang trí. Trong biển hoa sen ấy còn có những tranh sen của họa sĩ trẻ Lại Thanh Dũng.
(SH) - Ngày 25/5/2013, tại 26 Lê Lợi, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì cuộc họp nhằm giải quyết và đưa ra kết luận cuối cùng xung quanh chuyện chiếc huy chương vàng không “chính chủ” gây xôn xao dư luận trong Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Bắc miền Trung tổ chức tại Huế vừa qua.
(SH) - Sáng ngày 22-5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã chính thức khởi công trùng tu các công trình Dũ Khiêm Tạ, Xung Khiêm Tạ, Khiêm Cung Môn thuộc lăng vua Tự Đức. Đây là dự án do Ban Quản lý dự án di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư, Công ty CP Tu bổ di tích Trung ương thi công.
(SH) - Ngày 18/5, tại chái đông Điện Thái Hòa (Đại Nội), Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Phiên bản ấn vàng triều Nguyễn và văn bản hành chính.
(SH) - Khi 7 đóa sen hồng được thắp sáng trên dòng Hương thơ mộng cũng là lúc báo hiệu mùa Phật Đản năm 2013 (Phật lịch 2557) đã về.
(SH) - Sau khi được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô (TTBTDTCĐ) Huế đồng ý cho sửa chữa nhà (là quyết định trái thẩm quyền), 2 hộ dân sinh sống tại khu vực 1 của Di tích Lục Bộ đã đập bỏ nhà cấp 4 đang thuê ở để xây dựng nhà 2 tầng kiên cố.
(SH) - Huế đang nỗ lực xây dựng một môi trường du lịch tươi đẹp, thân thiện nhằm tạo ra ấn tượng đối với khách du lịch bốn phương. Tuy nhiên, hàng ngày vẫn có nhiều hành vi của những người làm du lịch đi ngược với mục tiêu này.
Tiếp nối những thành công từ chương trình “Ngôi nhà mơ ước” đã thực hiện tại Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trong năm 2012, Công ty Bia Huế tiếp tục đến với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, tiếp thêm nguồn lực để họ sớm “an cư, lạc nghiệp”.
Chiều ngày 12/5/2013, tại khuôn viên lăng Tự Đức, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật tổng kết trại sáng tác “Dấu thời gian”.
Đi trên quốc lộ 1A , khi qua thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, bạn sẽ nhìn thấy đầm Lập An. Cảnh đẹp thanh bình nơi đây mỗi khi chiều về sẽ khiến lòng bạn xao xuyến.
Tại thống Festival Nghề truyền Huế 2013, lần đầu tiên một cặp đèn pháp lam khổng lồ và hết sức độc đáo đã được trưng bày tại khu vực công viên Tứ Tượng (TP.Huế).
Đây là Liên hoan ảnh nghệ thuật do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp Liên hiệp Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức đã khai mạc sáng nay 28-4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tại thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa cùng với Văn phòng Di sản Thế giới Luangprabang (Lào) ký kết thỏa thuận trao đổi hợp tác trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nhịp sống biển Đông là cuộc thi diễn ra trên chuyên trang tuoitre.vn/Nhipsongbiendong từ ngày 5-10-2012 đến 15-3-2013.
Nhà sưu tập Dương Phú Hiến đến từ Hà Nội và đem đến Huế những hiện vật vô cùng quý giá nằm trong số 40 nghìn hiện vật vô giá mà ông đang sở hữu.