Công điện của Thủ tướng: Tập trung cao độ, bảo đảm thành công cuộc bầu cử

09:21 20/05/2021

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Công điện nêu: Thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, căn cứ các quy định của pháp luật về bầu cử, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan Trung ương, việc chuẩn bị công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (cuộc bầu cử) đã được triển khai nghiêm túc, chủ động, bảo đảm đúng tiến độ và kế hoạch đề ra.

Từ nay đến ngày bầu cử 23/5 chỉ còn gần một tuần, đây là thời gian gấp rút, quyết định thành công của cuộc bầu cử. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp; công tác thông tin, tuyên truyền về bầu cử ở cơ sở còn hạn chế và gặp khó khăn tại một số địa bàn miền núi, vùng cao, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; các thế lực thù địch, phản động gia tăng các hoạt động chống phá tại thời điểm sát ngày bầu cử.

Để tổ chức thành công cuộc bầu cử, bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân; tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình trong việc lựa chọn, giới thiệu, bầu người đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho nhân dân tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ cho công tác bầu cử và chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung sau:

1- Bộ Y tế thường xuyên cập nhật, đánh giá, dự báo tình hình dịch COVID-19; bổ sung các phương án, giải pháp phù hợp sẵn sàng kịp thời ứng phó các tình huống trong phòng chống dịch COVID-19 phục vụ cuộc bầu cử, bảo đảm an toàn, hiệu quả; hướng dẫn giải đáp kịp thời các vướng mắc của địa phương; thành lập Tổ công tác thường trực từ ngày 18/5 đến khi kết thúc bầu cử để tiếp nhận, phản hồi thông tin liên quan đến công tác y tế; phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các địa phương.

2- Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh các thông điệp truyền thông, vận động cử tri đi bầu cử bằng nhiều phương tiện, phương thức truyền thống và hiện đại, với tần suất phù hợp, như: mạng xã hội trong nước, mạng viễn thông (tin nhắn sms, nhạc chờ), hệ thống loa đài truyền thanh xã, phường, thị trấn (đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số); chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thông tin chuẩn xác, sáng tạo, sinh động để cử tri cả nước hiểu rõ, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong ngày bầu cử; giám sát, kiểm soát tốt an toàn thông tin; chỉ đạo phản bác, ngăn chặn, xử lý kịp thời các thông tin xuyên tạc, quan điểm sai trái trên không gian mạng về cuộc bầu cử.

3- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tiếp tục chủ động đối phó với các hành vi gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống phá cuộc bầu cử; tăng cường các biện pháp nắm chắc tình hình, nhận định, đánh giá, dự báo chính xác âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù dịch, phản động, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên toàn quốc, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cuộc bầu cử; chỉ đạo lực lượng công an, quân đội duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, sẵn sàng chiến đấu ở các cấp và phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

4- Bộ Nội vụ thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan ở Trung ương, địa phương để cập nhật tình hình bầu cử; kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng bầu cử quốc gia giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, những tình huống bất thường và các vấn đề phát sinh tại địa phương khi tổ chức cuộc bầu cử.

5- Ủy ban nhân dân các cấp tập trung cao độ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong giai đoạn then chốt từ nay đến ngày bầu cử và công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương, kịp thời triển khai các văn bản hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, cơ quan trung ương về công tác bầu cử; tiến hành rà soát lại toàn bộ công việc để chuẩn bị chu đáo và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho ngày bầu cử; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ công tác bầu cử.

Đồng thời, có phương án, kịch bản chi tiết, cụ thể cho ngày bầu cử trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhất là đối với các đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu thực hiện cách ly y tế do dịch bệnh phát sinh; đặc biệt lưu ý địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, phức tạp về tôn giáo; có phương án cụ thể phòng, chống thiên tai, mưa lũ, cháy nổ trong ngày bầu cử; nắm chắc tình hình Nhân dân để kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh; chỉ đạo các cơ quan quân đội, công an ở địa phương xây dựng các kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn và tại các khu vực bỏ phiếu, để cuộc bầu cử diễn ra an toàn, đúng pháp luật và thành công.

 

 

 Theo thuathienhue.gov.vn

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  •  

    (SH) - Làng Kim Long xưa nằm ở bờ Bắc sông Hương. Vị Chúa Nguyễn thứ ba khi ấy mới kế vị đúng một năm, say đắm trước cảnh sơn thủy hữu tình nên đã dời phủ về làng.

  • SHO - Chiều 09/5, tại 26 Lê Lợi - Huế, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

  • Lăng Tự Đức là một trong những lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm của triều Nguyễn ở Huế. Vì vậy đây là điểm thu hút nhiều du khách. Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp quay lại tham quan di tích này, nhưng ấn tượng để lại trong tôi là những hình ảnh không lấy gì làm đẹp mắt lắm.

  • Chiều ngày 3/5, tại số 96 đường Trương Gia Mô, Tp Huế đã diễn ra Lễ khai trương Công ty cổ phần in ấn & quảng cáo Tân Phát. Tới dự có đông đảo các ban ngành lãnh đạo, người thân, bằng hữu, đối tác, các phóng viên báo chí trên địa bàn tỉnh.

  • Tối 1/5, tại Sân khấu Bia Quốc Học, Huế, Lễ bế mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ V, năm  2013 đã diễn ra trong một không gian lộng lẫy, trang nghiêm, mang v đẹp cung đình xứ Huế.

  • Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, chiều ngày 1/5 tại công viên Phan Bội Châu, 19 Lê Lợi - Huế,  đã diễn ra Lễ tế tổ bách nghệ  và Lễ rước tôn vinh Nghề truyền thống.

  • Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, vào lúc 6 giờ, ngày 1/5 tại bờ sông Hương, công viên trước trường Hai Bà Trưng đã diễn ra lễ khai mạc Hội đua thuyền trên Sông Hương.

  • Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc đặc biệt chào mừng 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất tổ quốc 30/4 và ngày Quốc thế lao động 1/5 của Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 30/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học. 

  • Nếu là một người hoài cổ hẳn bạn sẽ chọn lựa cách nói này: Lạc vào không gian Festival nghề truyền thống Huế 2013 như lạc vào giữa nghìn xưa. Đi dọc theo bờ con sông Hương thơ mộng, trải dài trên đường mang tên của một thi nhân, chúng ta sẽ cảm tưởng như chính mình đang chạm vào nghìn xưa, đang nghe những tiếng thì thầm của tiền nhân vọng về trong từng thớ gỗ, từng mảnh đất nung, từng tấm lụa thêu diệu kỳ....

  • Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc “Sức sống mới” của Câu lạc bộ Âm nhạc Trung tâm văn hóa thành phố Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 29/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học. 

  • THĂNG HOA KỸ THUẬT DỆT MAY TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC

    Chương trình trình diễn thời trang quốc tế “Sự biến đổi kỳ diệu” tại sân khấu quảng trường Quốc Học (Huế) đã thật sự chinh phục được công chúng bởi chất lượng nghệ thuật của nó. Đây là hoạt động trong khuôn khổ lễ hội quốc tế dệt may Métamorphoses -Festival nghề truyền thống Huế năm nay.

  • Trong không gian văn hóa Festival nghề truyền thống Huế 2013, nếu một ai đó dừng lại ở bảo tàng Văn hóa Huế (23-25, Lê Lợi) sẽ được trông thấy những điệu vũ lạ lùng. Nói điệu vũ thực ra là một cách nói bóng bẩy trước sự mềm mại, tinh tế, tài hoa của con người trong việc biến thiên nhiên thành cái đẹp để phục vụ cho cuộc sống không ngừng hướng tới cái mỹ của mình. Đó là điều nhiều người thấy  trong Triển lãm quốc tế Dệt may “Hóa thân” (Metamorphoses) của các nghệ nhân quốc tế.

  • Người hiện đại nhìn thấy gì trong những cổ vật của người xưa? Không hẳn để nhiều nhà sưu tầm, những nghệ sỹ lớn lại đam mê cổ vật đến như thế. Trong những cổ vật luôn chưa ẩn những khía cạnh văn minh nhất định của một nền văn hóa.

  • Đối với người phương Tây, lý tính là yếu tố mạnh nhất trong con người của họ. Nhìn vào lich sử nghệ thuật từ hội họa, âm nhạc, điêu khắc, văn học... kể cả những lĩnh vực như triết học, khoa học... của phương Tây, chúng đều dựa trên căn nền của lý tính được soi rọi từ ánh sáng của khoa học. Nhìn về phương Đông, có một sự khác biệt, người phương Đông thiên về trực cảm nên nghệ thuật phương Đông ẩn chứa những vùng miền mà tư duy nghệ thuật dựa trên căn nền lý tính khó lòng khơi mở được.

  • Trong cuộc sống hiện đại, với sự tiến triển của khoa học công nghệ thì càng ngày người ta càng ý thức được giá trị của nghề thủ công. Ý nghĩa của nghề thủ công nằm sâu trong giá trị truyền thống, trong những vỉa tầng văn hóa được hun đúc bởi thời gian và những nỗ lực bảo lưu của con người. Đến với Festival Nghề truyền thống Huế 2013, chúng ta từng bước được cảm nhận sức mạnh truyền thống trong tâm thức của mỗi con người, mỗi vùng miền văn hóa. Rất nhiều không gian văn hóa mang đậm giá trị của nghề truyền thống được trưng ra trong kỳ Festival lần này.

  • Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, cuộc triển lãm tranh sơn mài Màu xưa diễn ra tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế thực sự đã trở thành một không gian thu hút công chúng yêu mến nghệ thuật. Đây là một không gian đậm màu sắc hoài cổ. Khi bước vào không gian này người ta nhận thấy những nét trầm tích của Huế xưa, một Huế dịu dàng, nữ tính với những vỉa tầng văn hóa sâu đậm.

  • KHÁNH THÀNH BẢO TÀNG TƯ NHÂN ĐẦU TIÊN

    Sáng ngày 26/4, tại nhà số 114 Mai Thúc Loan (TP Huế), Lễ khánh thành Nhà Bảo tàng tư nhân đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn - bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Huế đã được tổ chức. Đây có thể nói là một sự kiện quan trọng làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa Huế.

  • Đây là kỳ festival có sự tham gia của hơn 30 làng nghề với gần 200 nghệ nhân đến từ 28 tỉnh thành, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đang hứa hẹn nhiều cảm xúc và ý nghĩa.

  • Sáng 27/4/2013, Lễ khai mạc Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề đã diễn ra tại Công viên Tứ tượng, thành phố Huế trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013.

  • 180 gian hàng đến từ 28 tỉnh thành

    Một trong những hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam (TLLNVN) vừa được khai mạc tối 26/4 tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế.