Hoàn lưu bão số 5, kết hợp với không khí lạnh đã gây mưa rất lớn diện rộng cả đồng bằng và miền núi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với lượng mưa trung bình từ 500-600 mm, có nơi cao hơn như: Khe Tre 802mm, Thủy Yên 752mm; Lộc Tiến 641mm, An Tây (TP Huế) 664 mm, Hương Sơn 673mm, Phú Bài 624mm; do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5, nên khu vực ven biển có gió cấp 6, giật cấp 8 (Thuận An), sóng biển cao, nước dâng, triều cường 1,7m làm chậm khả năng thoát lũ. Sạt lở bờ sông, bờ biển, vùng đồi, miền núi diễn biến phức tạp.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, hồi 04 giờ ngày 18/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km giờ), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 15km/h. Từ ngày 18/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng tới tỉnh Thừa Thiên Huế, gây mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông trong cơn dông cần đề phòng có lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Thực hiện Công điện số 964/TTg-NN ngày 17/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực Trung Bộ, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo, khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ để hỗ trợ người dân sớm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, sinh hoạt sau lũ; tuyệt đối không được chủ quan, tiếp tục triển khai ngay ứng phó với bão số 6 với các nội dung sau:
1. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế
- Quán triệt, triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để chủ động ứng phó với mưa lũ trên địa bàn.
- Chủ động thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn; quan tâm hỗ trợ các gia đình khó khăn; triển khai các chính sách hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do mưa lũ theo quy định.
- Kiểm tra và tổ chức sơ tán ngay các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu, phòng chống ngập úng đô thị;
- Bố trí lực lượng kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người;
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn hạn chế thiệt hại về người, đặc biệt là các tai nạn thương tích đuối nước trước và sau lũ; nghiêm cấm người không có áo phao cứu sinh lưu thông trên các phương tiện nổi trên sông, hồ, đầm phá.
- Tổ chức gia cố đảm bảo an toàn cho các khu nuôi thuỷ sản, các lồng, bè trên sông, đầm phá và các ao, hồ nuôi thủy sản cao triều, hạ triều ven biển; có phương án bảo vệ vật nuôi trong các trang trại chăn nuôi đảm an toàn; phương án bảo vệ diện tích hoa màu chưa thu hoạch xong;
- Chủ động đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân có nguy cơ bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở, sẵn sàng cứu trợ cho các hộ dân có nguy cơ bị thiếu đói; xử lý khẩn cấp sạt lở bờ sông, bờ biển, cắm biển báo cảnh báo sạt lở, ngập sâu;
- Thông báo cho chủ tàu và thuyền trưởng các phương tiện tàu, thuyền biết về diễn biến xấu của thời tiết trên biển để chủ động phòng tránh đảm bảo an toàn về người và tài sản. Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, bao gồm tàu bãi ngang ven biển, đầm phá.
2. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ Thập đỏ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thiện nguyện huy động lực phương tiện hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo khôi phục nhanh hệ thống giao thông bị hư hỏng, xử lý rác thải, bùn đất trên các tuyến đường giao thông; cắm biển cảnh báo tại các điểm nguy cơ sạt lở; bố lực lượng, phương tiện xử lý kịp thời.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế chỉ đạo vệ sinh trường lớp, khắc phục công trình bị hư hỏng; vận động hỗ trợ trang thiết bị giảng dạy, sách vở và đồ dùng học tập cho các trường học, cơ sở giáo dục bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ tạo điều kiện cho học sinh trở lại học bình thường sớm nhất.
5. Sở Y tế chỉ đạo bảo đảm công tác khám, chữa bệnh cho người dân vùng ngập lũ, hướng dẫn xử lý nguồn nước sinh hoạt, xử lý môi trường, không được để phát sinh bệnh dịch sau lũ. Nghiên cứu bố trí thêm các phương tiện cấp bằng phương tiện nổi (cano, thuyền) hỗ trợ nhân dân trong tình huống mưa lũ kéo dài.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo chuẩn bị giống cây trồng, vật nuôi để phục hồi sản xuất; chủ động hướng dẫn khôi phục sản xuất sau mưa lũ; rà soát, kiểm tra hồ đập thủy lợi, kịp thời sửa chữa khắc phục sự cố hồ đập để chủ động ứng phó và bảo đảm an toàn trong những đợt mưa lũ tới.
7. Sở Công Thương có phương án cung ứng đủ hàng hóa, tăng cường kiểm soát thị trường, không để tình trạng khan hiếm hàng dẫn tới tăng giá bất hợp lý, tiêu thụ hàng giả, kém chất lượng; rà soát, kiểm tra, kịp thời triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện.
8. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương rà soát
những hộ dân bị ảnh hưởng mưa lũ, kịp thời đề xuất hỗ trợ lương thực cho các hộ
có nguy cơ thiếu đói, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân.
9. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh chủ động triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ vận chuyển lương thực, hàng cứu trợ, nhu yêu phẩm cho người dân, nhất là tại các khu vực còn bị chia cắt, hỗ trợ Nhân dân và địa phương khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ theo đề nghị của địa phương.
10. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên cân đối, bố trí nguồn vốn từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh, các nguồn hợp pháp khác và đề xuất Trung ương để tập trung hỗ trợ khắc phục nhanh hậu quả thiên tai.
11. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 6, mưa lũ, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động ứng phó phù hợp.
12. Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức kiểm tra, vận hành hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến điện dự phòng phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giữa các đơn vị trên địa bàn; điều hành hệ thông tổng đài 19001075 hỗ trợ nhân dân; chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh địa phương tăng cường thời lượng, tần suất phát sóng đưa tin về bão, mưa lũ để các tổ chức, đơn vị, nhân dân chủ động phòng tránh.
13. Tổ chức trực ban nghiêm túc sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với mọi diễn biến xấu của thời tiết có thể xảy ra
14. Giao Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đôn đốc các địa phương khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân; tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp của các địa phương, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kịp thời, theo đúng quy định; đồng thời tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 6, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo thẩm quyền; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền chỉ đạo, xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền./.
Theo thuathienhue.gov.vn
Sáng ngày 06/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 nhằm công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng như giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế đến với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Chiều ngày 03/4, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ tháng 4/2024 và thông tin về tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Chiều ngày 2/4, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn TT Huế tổ chức giới thiệu tác phẩm thơ "Những giấc mơ hoa" của nhà thơ Tôn Nữ Diệu Hạnh.
Sáng ngày 02/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Với 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu cả nước về Chỉ số PAPI, tăng 5 bậc so với năm 2022. Kết quả này thể hiện được sự hài lòng của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp trong năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều tối ngày 31/03, tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban Tổ chức Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024 đã tổ chức Chương trình Tổng kết và Trao giải Phần thi Lập trình dành cho học sinh trung học Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024.
Chiều ngày 29/3/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng) đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm “Những người bạn” do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Nhóm hoạ sĩ đến từ Huế, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác.
Chiều 28/3, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh phát động Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng Tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I – năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi Hoàng Khánh Hùng dự và chủ trì lễ phát động.
Chiều 28/3, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.
Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho ông Hattori Tadashi, Giám đốc điều hành Tổ chức phòng chống mù lòa Châu Á.
Ngày 26/3, tại TP Huế, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức khai trương đoàn tàu chạy tuyến Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi "Kết nối di sản miền Trung".
Sáng 23/3/2024, trên khu vực sông Hương và sông Đông Ba (công viên Trịnh Công Sơn, phường Gia Hội), UBND thành phố Huế tổ chức Lễ khai mạc Giải Đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ III – năm 2024.
Chiều ngày 22/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã diễn ra lãm tranh mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên với chủ đề “Miền ký ức”. Triển lãm nhân dịp chào mừng 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 – 26/3/2024); 49 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).
Sáng ngày 21/3/2024, tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Phòng Văn hoá Thông tin, Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao, Nhóm Ký hoạ đô thị Hà Nội và một số đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức Lễ Khai mạc Chương trình sáng tác “Hành trình ký hoạ Nét đẹp Phú Lộc, 2024” và Triển lãm “Sắc Xuân” nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/03/1975 - 26/03/2024).
Sáng ngày 21/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”.
Chiều tối ngày 19/3, tại Viện Pháp tại Huế, Viện Pháp tại Việt Nam và Công ty Sách và Truyền thông Nhã Nam tổ chức gặp gỡ, giao lưu với nhà văn Bernard Werber nhân dịp ông đến Việt Nam.
Sáng ngày 19/3 tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP. Huế) đã diễn ra triển lãm “Tranh khắc gỗ Đất nước Việt Nam trên Cửu đỉnh triều Nguyễn”.