Còn lại một nỗi buồn

14:39 05/09/2008
HOÀNG BÌNH THI (Đọc thơ HÀ MINH ĐỨC)Trong cơn mưa đầu mùa tầm tã của xứ Huế, tôi đọc lại những bài thơ của giáo sư Hà Minh Đức với một nỗi buồn riêng. Một chút ngạc nhiên mà chẳng ngạc nhiên chút nào, khi song hành với sự uyên bác trong học thuật là một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế vô cùng.

Tuổi thơ, làng quê, mẹ, tình yêu và những suy ngẫm về đời người là những yếu tố làm nên thế giới thơ của Hà Minh Đức. Nếu bảo rằng thơ của Hà Minh Đức có một giọng điệu riêng thì đó chính là lời nói thầm - buồn xao xác của một trái tim ưu tư vẫn thường cho đời Những giọt nghĩ trong đêm(1)
Có lẽ trước khi là cái đẹp xuất thế, với giáo sư Hà Minh Đức, thơ là sự chiêm nghiệm cuộc đời. Chừng ấy năm tháng buồn vui làm người, chừng ấy những danh vọng, vinh quang và cay đắng lặng thầm... để rồi một ngày ông chợt nhận ra rằng:
Chỉ còn lại nỗi cô đơn
Và một bầu trời đêm nhiều sao mọc
(Viết cho con)
Thời gian và năm tháng đã đi qua đời người. Với Hà Minh Đức, thời gian là một nỗi ám ảnh nhiều phiền muộn. Nó là cái ngày hôm qua nhàu nát, tàn phai và rực rỡ ánh sáng. Trôi qua... trôi qua... và đã trôi qua trong tiếc nuối:
Nỗi buồn năm cũ trôi qua
Nuối tiếc chùm hoa nở muộn
(Thời gian)
Và rồi thảng thốt bật ra những câu thơ nghẹn ngào, đắng chát:
Bây giờ anh lại ở đây
Trên tay cầm một nhành lá
Đã nhạt màu.
Chẳng còn gì thiêng liêng
Để nói lời hò hẹn
Chẳng còn gì nguyên vẹn;
Khi mùa thu sắp tàn...
(Người tình lang thang)
Dường như trong từng ngày, từng đêm, từng khoảnh khắc, trái tim thổn thức, ứa máu kia đã cố níu lại từng chiếc lá rụng, từng dấu chân đang đi về phía xa mờ... Đôi bàn tay run rẩy cố nhen lên trong vô thường một ngọn lửa nhỏ nhoi, nhưng chỉ thấy có đêm thâu dằng dặc một thứ nước mắt chảy tràn qua cõi nhân thế:
Tôi thắp những ngọn đèn
Lửa cháy sáng thâu đêm
Tôi thắp mười ngọn nến
Nước mắt nến chảy ròng
Nước mắt nến hay nước mắt người? Hay cả nến và người đã cùng khóc trong cái đêm biệt ly mà "Nỗi buồn không thể nguôi quên". Buồn. Cô đơn. Trong suy ngẫm đời người. Nhất là trong tình yêu. Chới với và hụt hẫng. Đôi lúc là tiếng nấc nghẹn thầm. Thơ Hà Minh Đức cũng buồn và cô đơn như vậy khi nói đến tình yêu. Trong khoảnh khắc chia tay ấy, thời gian như đã ngừng lại. Mùa thu úa tắt những ánh ngày:
Em chia tay tôi vào buổi tàn thu
Nơi cuối mùa những tia nắng ngày đã tắt
(Đi hết một mùa thu)
Có lúc tình yêu đã mang lại một chút niềm vui. Nhưng mãi mãi đó chỉ là một niềm vui ngắn ngủi, thoảng qua như một giấc mơ và mộng mị vẫn nhiều hơn đời thực:
Lần đầu ngắm những ngón tay
Sao yếu mềm...
            và em run rẩy.
(Tình yêu chưa một lần hò hẹn)
Dù khổ đau và thiếu vắng nhưng với Hà Minh Đức, trước sau tình yêu vẫn là một hạnh phúc có thực, dẫu nó thật hiếm hoi. Hà Minh Đức nhìn thấy (nhất là trong bóng tối) đằng sau nỗi buồn riêng là một niềm vui lay lắt:
Đêm đen
Như mái tóc em
Anh vẫn phủ dày lên mặt
(Đợi chờ)
Và nữa:
Tôi trộm nhìn em
Em lại nhìn chốn xa xôi
Bong bóng phập phồng
Và lanh chanh những giọt mưa rơi
(Cơn mưa đầu mùa)
Một chút ca dao trong phập phồng bong bóng, mối tình trắng trong kia đã thơ mộng hơn, nó giản dị và gần gũi như một mối tình quê.
Đi hết một mùa thu tơi tả những lá vàng, để Ở giữa mùa đông cơ hồ lạnh lẽo, rồi chắt ra Những giọt nghĩ trong đêm... thơ Hà Minh Đức thật sâu và buồn. Nó tựa hồ một tiếng thở dài bị dồn nén và bật ra một cách vô ngôn như sự trỗi dậy của tâm thức. Đặc biệt là âm hưởng của Đường thi và thơ Haiku đã làm cho thơ Hà Minh Đức trở nên sâu thẳm. Thơ của ông là lời nói bình thường từ cuộc sống, không một chút dụng thi. Nó là tiếng hót lảnh lót, đau đớn của con chim trong bụi mận gai, một đời cô độc với tình yêu:
Đêm sâu có bao nhiêu điều ghi nhớ
Nỗi buồn không thể nguôi quên
Nhưng em ơi một ngày mới
Không xui ta buồn phiền
(Tia nắng ban mai)
Đêm đã qua. Đã là buổi sáng. Trời se lạnh một chút sương mù. Tôi gấp lại những trang thơ Hà Minh Đức để nghe từ trong đó một khúc nguyện cầu cho con người độc hành suốt đời chỉ thấy hoa lau trắng bạt ngàn...
H.B.T

(nguồn: TCSH số 164 - 10 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Có nhiều khi trong đời, “trôi theo cõi lòng cùng lang thang” như Thiền sư Saigyo (Nhật Bản), bất chợt thèm một ánh lửa, một vầng trăng. Soi qua hương đêm, soi qua dòng văn, soi qua từng địa chỉ... những ánh lửa nhỏ nhoi sẽ tổng hợp và trình diện hết thảy những vô biên của thế cuộc, lòng người. “Trong mắt tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã là ánh lửa ấy, địa chỉ ấy.

  • 1. Kawabata Yasunari (1899 -1972) là một trong những nhà văn làm nên diện mạo của văn học hiện đại Nhật Bản. Ông được trao tặng giải Nobel năm 1968 (ba tác phẩm của Kawabata được giới thiệu với Viện Hoàng gia Thụy Điển để xét tặng giải thưởng là Xứ Tuyết, Ngàn cách hạc và Cố đô).

  • (Thơ Đỗ Quý Bông - Nxb Văn học, 2000)Đỗ Quý Bông chinh phục bạn hữu bằng hai câu lục bát này:Đêm ngâu lành lạnh sang canhTrở mình nghe bưởi động cành gạt mưa.

  • Thạch Quỳ là nhà thơ rất nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin và chóng vánh tìm ra ngay bản chất đối tượng. Anh làm thơ hoàn toàn bằng mẫn cảm thiên phú. Thơ Thạch Quỳ là thứ thơ có phần nhỉnh hơn mọi lý thuyết về thơ.

  • Kỷ niệm 50 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (30.11.1951-30.11.2001)

  • Có một con người đang ở vào cái tuổi dường như muốn giũ sạch nợ nần vay trả, trả vay, dường như chẳng bận lòng chút nào bởi những lợi danh ồn ào phiền muộn. Đó là nói theo cái nghĩa nhận dạng thông thường, tưởng như thế, nơi một con người đã qua "bát thập". Nhưng với nhà thơ Trinh Đường, nhìn như thế e tiêu cực, e sẽ làm ông giận dỗi: "Ta có sá gì đi với ở".

  • Nhà thơ Trinh Đường đã từ trần hồi 15g10’ ngày 28.9.2001 tại Hà Nội, thọ 85 tuổi. Lễ an táng nhà thơ đã được tổ chức trọng thể tại quê nhà xã Đại Lộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng , theo nguyện vọng của nhà thơ trước khi nhắm mắt.

  • Phan Ngọc, như tôi biết, là người xuất thân trong gia đình Nho giáo, đã từng làm nghề dạy học, từ năm 1958 chuyển sang dịch sách, là người giỏi nhiều ngoại ngữ. Hiện nay, ông đang là chuyên viên cao cấp của Viện Đông Nam Á (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia).

  • Có những con người mà ta chỉ gặp một đôi lần trong đời để rồi mãi nhớ, mãi ám ảnh về họ. Với tôi, nhà văn Trần Dần là người như vậy.

  • Trước tình hình số tập thơ được xuất bản với tốc độ chóng mặt, người ta bỗng nhiên cảm thấy e ngại mỗi khi cầm một tập thơ trên tay. E ngại, không phải vì người ta sợ nhọc sức; mà e ngại vì người ta nghĩ rằng sẽ phải đọc một tập thơ dở! Cảm giác ấy xem ra thật là bất công, nhưng thật tình nó quả là như vậy.

  • Những năm từ 1950 khi học ở trường trung học Khải Định (Quốc học Huế), tôi đã đọc một số bài thơ của Dao Ca đăng trên một số tờ báo như Đời mới, Nhân loại, Mới, Thẩm mỹ...

  • Tôi đến tìm ông vào một buổi sáng đầu đông, trong căn nhà ngập tràn bóng tre và bóng lá. Nếu không quen ắt hẳn tôi đã khá ngỡ ngàng bởi giữa phồn hoa đô hội lại có một khu vườn xanh tươi đến vậy!.

  • LTS: Rạng sáng ngày 11-7-2001, Toà soạn nhận được tin anh Đoàn Thương Hải - hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, sau một cơn đột quỵ, mặc dù đã được gia đình, bạn bè và các thầy thuốc Bệnh viên Trung ương Huế tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi, đã rời bỏ chúng ta an nhiên về bên kia thế giới!Tạp chí Sông Hương - Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế xin có lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến nhà văn.Sông Hương số này xin giới thiệu hai bài thơ cuối cùng của anh được rút ra từ tập thơ chép tay lưu giữ tại gia đình.TCSH

  • Thơ Đặng Huy Giang xuất hiện trên thi đàn đã nhiều năm nay; song thật sự gây ấn tượng với bạn đọc phải kể đến một vài chùm thơ mà báo Văn nghệ đăng tải trên trang thơ dự thi 1998 - 2000; đặc biệt sau đó anh cho ra mắt bạn đọc hai tập thơ một lúc: Trên mặt đất và Qua cửa.

  • Có lẽ với phần lớn không gian thơ Phan Trung Thành, làm thơ là trò chuyện ân tình với những bóng dáng cũ, thuộc về quê nhà.

  • Trong bài viết điểm lại văn học năm 2000, sự kiện và bình luận, tôi có nêu hai tác giả trẻ, cùng là nữ, cùng có tác phẩm đáng chú ý trong năm, một người tập truyện, một người tập thơ. Người thơ là Vi Thùy Linh.

  • (Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp:            “Những lo toan năm tháng đời thường            Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”

  • đầu tháng 4 năm ngoái, sau khi tuần báo “Văn nghệ” của Hội Nhà văn Việt Nam đăng truyện ngắn dự thi “Quả đồng chùy tóc bện” của Trần Hạ Tháp - một bút danh “mới toanh” trên văn đàn, tôi ghé tòa soạn “Sông Hương” hỏi nhà văn Hà Khánh Linh:- Chị biết Trần Hạ Tháp là ai không? Tác giả chắc là người Huế...

  • Trương Văn Hiến có sở học phi thường và mang trong người một hoài bão lớn lao: an bang tế thế bình thiên hạ.

  • (Qua “Sau tách cà phê” của Nguyễn Trác, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000.)1- Sau năm năm từ “Chiếc thuyền đêm” (năm 1995), hình như  “đến hẹn lại lên”, nhà thơ Nguyễn Trác lại ra mắt bạn đọc tập “Sau tách cà phê”.