Còn lại một nỗi buồn

14:39 05/09/2008
HOÀNG BÌNH THI (Đọc thơ HÀ MINH ĐỨC)Trong cơn mưa đầu mùa tầm tã của xứ Huế, tôi đọc lại những bài thơ của giáo sư Hà Minh Đức với một nỗi buồn riêng. Một chút ngạc nhiên mà chẳng ngạc nhiên chút nào, khi song hành với sự uyên bác trong học thuật là một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế vô cùng.

Tuổi thơ, làng quê, mẹ, tình yêu và những suy ngẫm về đời người là những yếu tố làm nên thế giới thơ của Hà Minh Đức. Nếu bảo rằng thơ của Hà Minh Đức có một giọng điệu riêng thì đó chính là lời nói thầm - buồn xao xác của một trái tim ưu tư vẫn thường cho đời Những giọt nghĩ trong đêm(1)
Có lẽ trước khi là cái đẹp xuất thế, với giáo sư Hà Minh Đức, thơ là sự chiêm nghiệm cuộc đời. Chừng ấy năm tháng buồn vui làm người, chừng ấy những danh vọng, vinh quang và cay đắng lặng thầm... để rồi một ngày ông chợt nhận ra rằng:
Chỉ còn lại nỗi cô đơn
Và một bầu trời đêm nhiều sao mọc
(Viết cho con)
Thời gian và năm tháng đã đi qua đời người. Với Hà Minh Đức, thời gian là một nỗi ám ảnh nhiều phiền muộn. Nó là cái ngày hôm qua nhàu nát, tàn phai và rực rỡ ánh sáng. Trôi qua... trôi qua... và đã trôi qua trong tiếc nuối:
Nỗi buồn năm cũ trôi qua
Nuối tiếc chùm hoa nở muộn
(Thời gian)
Và rồi thảng thốt bật ra những câu thơ nghẹn ngào, đắng chát:
Bây giờ anh lại ở đây
Trên tay cầm một nhành lá
Đã nhạt màu.
Chẳng còn gì thiêng liêng
Để nói lời hò hẹn
Chẳng còn gì nguyên vẹn;
Khi mùa thu sắp tàn...
(Người tình lang thang)
Dường như trong từng ngày, từng đêm, từng khoảnh khắc, trái tim thổn thức, ứa máu kia đã cố níu lại từng chiếc lá rụng, từng dấu chân đang đi về phía xa mờ... Đôi bàn tay run rẩy cố nhen lên trong vô thường một ngọn lửa nhỏ nhoi, nhưng chỉ thấy có đêm thâu dằng dặc một thứ nước mắt chảy tràn qua cõi nhân thế:
Tôi thắp những ngọn đèn
Lửa cháy sáng thâu đêm
Tôi thắp mười ngọn nến
Nước mắt nến chảy ròng
Nước mắt nến hay nước mắt người? Hay cả nến và người đã cùng khóc trong cái đêm biệt ly mà "Nỗi buồn không thể nguôi quên". Buồn. Cô đơn. Trong suy ngẫm đời người. Nhất là trong tình yêu. Chới với và hụt hẫng. Đôi lúc là tiếng nấc nghẹn thầm. Thơ Hà Minh Đức cũng buồn và cô đơn như vậy khi nói đến tình yêu. Trong khoảnh khắc chia tay ấy, thời gian như đã ngừng lại. Mùa thu úa tắt những ánh ngày:
Em chia tay tôi vào buổi tàn thu
Nơi cuối mùa những tia nắng ngày đã tắt
(Đi hết một mùa thu)
Có lúc tình yêu đã mang lại một chút niềm vui. Nhưng mãi mãi đó chỉ là một niềm vui ngắn ngủi, thoảng qua như một giấc mơ và mộng mị vẫn nhiều hơn đời thực:
Lần đầu ngắm những ngón tay
Sao yếu mềm...
            và em run rẩy.
(Tình yêu chưa một lần hò hẹn)
Dù khổ đau và thiếu vắng nhưng với Hà Minh Đức, trước sau tình yêu vẫn là một hạnh phúc có thực, dẫu nó thật hiếm hoi. Hà Minh Đức nhìn thấy (nhất là trong bóng tối) đằng sau nỗi buồn riêng là một niềm vui lay lắt:
Đêm đen
Như mái tóc em
Anh vẫn phủ dày lên mặt
(Đợi chờ)
Và nữa:
Tôi trộm nhìn em
Em lại nhìn chốn xa xôi
Bong bóng phập phồng
Và lanh chanh những giọt mưa rơi
(Cơn mưa đầu mùa)
Một chút ca dao trong phập phồng bong bóng, mối tình trắng trong kia đã thơ mộng hơn, nó giản dị và gần gũi như một mối tình quê.
Đi hết một mùa thu tơi tả những lá vàng, để Ở giữa mùa đông cơ hồ lạnh lẽo, rồi chắt ra Những giọt nghĩ trong đêm... thơ Hà Minh Đức thật sâu và buồn. Nó tựa hồ một tiếng thở dài bị dồn nén và bật ra một cách vô ngôn như sự trỗi dậy của tâm thức. Đặc biệt là âm hưởng của Đường thi và thơ Haiku đã làm cho thơ Hà Minh Đức trở nên sâu thẳm. Thơ của ông là lời nói bình thường từ cuộc sống, không một chút dụng thi. Nó là tiếng hót lảnh lót, đau đớn của con chim trong bụi mận gai, một đời cô độc với tình yêu:
Đêm sâu có bao nhiêu điều ghi nhớ
Nỗi buồn không thể nguôi quên
Nhưng em ơi một ngày mới
Không xui ta buồn phiền
(Tia nắng ban mai)
Đêm đã qua. Đã là buổi sáng. Trời se lạnh một chút sương mù. Tôi gấp lại những trang thơ Hà Minh Đức để nghe từ trong đó một khúc nguyện cầu cho con người độc hành suốt đời chỉ thấy hoa lau trắng bạt ngàn...
H.B.T

(nguồn: TCSH số 164 - 10 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trước khi đưa in, tôi có được đọc bản thảo tiểu thuyết Phía ấy là chân trời (1), và trong bài viết Đóng góp của văn xuôi Tô Nhuận Vỹ (tạp chí Văn Học số 2.1988) tôi có nói khá kỹ về tiểu thuyết nầy - coi đây là một thành công mới, một bước tiến trên chặng đường sáng tác của nhà văn, cần được khẳng định.

  • NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

    Đọc truyện ngắn Hồng Nhu, tôi có cảm tưởng như mình đang lạc vào trong một thế giới huyền thoại, thế giới của những lễ hội, phong tục, tập quán xưa huyền bí mà có thật của người dân đầm phá Tam Giang.

  • Bằng sự tinh tế và thâm trầm của người từng trải, Nguyễn Đình Tú đưa tới góc nhìn đa dạng về người trẻ trong tập truyện ngắn "Thế gian màu gì".

  • Qua đi, với những hoa tàn tạ
    Hoa trong hồn ta, ai hái được bao giờ
                                         Victor Hugo*

  • Nhà báo Phan Quang nghiên cứu, phân tích truyện dân gian để mang tới bức tranh văn hóa xứ Trung Đông trong cuốn "Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập".

  • Những độc giả từng yêu thích Nắng và hoa, Thấy Phật, Khi tựa gối khi cúi đầu, Chuyện trò... - những tập sách đã có một góc riêng sang trọng trên kệ sách tản văn Việt bởi góc nhìn uyên thâm, giọng văn ảo diệu của GS Cao Huy Thuần - nay vừa có thêm một tặng phẩm mới: Sợi tơ nhện.

  • Y PHƯƠNG

    Trong một lần đoàn nhà văn Việt Nam đi thực tế sáng tác ở Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh), tôi nghe mấy nữ nhà văn lao xao hỏi tiến sĩ - nhà văn Lê Thị Bích Hồng: “Đêm qua em viết à?” Bích Hồng ngạc nhiên: “Không đâu. Hôm qua đi đường mệt, em ngủ sớm đấy chứ”.

  • HOÀNG THỤY ANH

    Mùa hè treo rũ
    Trong cái hộp hai mươi mét vuông
    Ngổn ngang màu
    Ký tự chen chúc như bầy ngỗng mùa đông
    Ngày lên dây hết cỡ
                                Chật
    Dâng đầy lên ngực
    Chuông nhà thờ chặt khúc thời gian

     

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    Lâu nay, đọc thơ của trẻ em, tôi thường có cảm giác, hình như các em làm thơ dưới ngọn roi giáo huấn mà người lớn thường giơ lên đe nẹt trẻ con. Cho nên khi cầm trong tay tập thơ Cái chuông vú của bé Hoàng Dạ Thi “làm” từ 3 đến 5 tuổi, tôi không khỏi ngạc nhiên.

  • NGHIÊM LƯƠNG THÀNH

    Đọc xong Những đứa con rải rác trên đường, cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn Hồ Anh Thái (Nxb. Trẻ 2014), thoạt đầu tôi có cảm giác trống vắng.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Anh Cao Việt Dũng hỏi: anh có biết Lưu Quang Vũ không? Anh nghĩ gì về thơ Lưu Quang Vũ?

  • CHÂU THU HÀ

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tinh hoa và cốt cách của Người là nguồn cảm hứng vô tận cho văn nghệ sĩ, nhà báo.

  • DÃ LAN - NGUYỄN ĐỨC DỤ

    Cách đây mấy năm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội có cho phát hành cuốn TỪ ĐIỂN VĂN HỌC (1983 - 1984). Sách gồm hai tập: tập I và tập II đầy cả ngàn trang, với sự cộng tác của nhiều tác giả.

  • MAI VĂN HOAN

    "Dư âm của biển" - theo tôi là cách gọi hợp nhất cho tập thơ mới này của Hải Bằng. Đặt "Trăng đợi trước thềm" chắc tác giả gửi gắm một điều gì đó mà tôi chưa hiểu được. Song với tôi "Trăng đợi trước thềm" có vẻ mơ mộng quá, tên gọi ấy chưa thể hiện được giai điệu cuộc đời của thơ anh.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984), hiệu là Lộc Đình, người làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, thị xã Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc thủ đô Hà Nội, là nhà văn, nhà nghiên cứu, biên soạn, khảo cứu, về nhiều lĩnh vực như văn học, triết học, sử học, ngôn ngữ học, đạo đức học, chính trị học, kinh tế học, giáo dục học, gương danh nhân…

  • Chuyện gì xảy ra trong ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn? Nhiều người đã viết về sự kiện này. Một lần nữa, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái - nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đã lên tiếng, cùng với sự trợ giúp của vợ và hai con - Nguyễn Hữu Thiên Nga và Nguyễn Hữu Thái Hòa.

  • Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật cho ra mắt bạn đọc một số đầu sách về sự kiện lịch sử này, về lịch sử kháng chiến Nam Bộ và về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của toàn dân Việt Nam.

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Không khỏi bất ngờ khi cầm trên tay tập “Hôm qua hôm nay & hôm sau” của Vũ Trọng Quang do Nxb Đà Nẵng ấn hành vào tháng 1 năm 2006. Vậy là đã 9 năm.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Tôi và nhiều bạn bè sinh viên còn nhớ nguyên vẹn cảm giác lần đầu nghe bài thơ “Đêm qua” của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đêm cư xá Huế lạnh và buồn đến nao lòng tê tái.