Con gấu và lũ cá hồi - Nhái bén gặp nạn

11:25 13/05/2008
Truyện ngụ ngôn của TRIỀU NGUYÊN


Con gấu và lũ cá hồi
                                                                          
Lũ cá Hồi từ biển vào cửa sông. Chúng bơi ngược dòng sông, gặp đoạn dốc, nước chảy rất siết. Ở đấy, có một cái thác cao, là mốc thử thách lớn đối với chúng. Nhiều con đã bỏ cuộc, bơi trở lại, chịu tiếng xấu với đồng loại và không vượt qua nổi. Chỉ những Con Cá Hồi dũng mãnh và khôn khéo mới vượt qua được chỗ thác để đi đến những khúc sông thơ mộng, làm đẹp cho cuộc đời, và có thể tự hào khi kể lại những điều mắt thấy tai nghe ở mặt sông, lúc trở về biển cả.
Tất cả những thành bại, những toan tính ấy của đám Cá Hồi gần như không tạo nên một mảy may đồng cảm ở các con vật trên cạn, nơi đám rừng mà con sông chảy qua. Bằng chứng là, ngồi chóc ngóc trên đỉnh cái thác vừa nói là một chú Gấu to, và chú ta nhìn những cú phóng thần tốc của lũ Cá Hồi với vẻ bình thản, xem chúng không khác bọt nước đang tung toé liên tục bên thân. Có điều, là với  bọt nước thì thỉnh thoảng Gấu đưa chân vuốt mặt, còn với bọn Cá Hồi thì chú đợi, một cách chắc ăn và không lâu lắm, để chộp một con phóng ngay cửa miệng chú. Chú bắt lấy và đánh chén một cách đương nhiên, không chút tư lự.
                                                        T.NG


Nhái bén gặp nạn
                                                                 
Nhái Bén đi kiếm mồi, chẳng may bị Rắn Nước rình, tớp lấy cặp chân sau vào mồm. Nhái Bén gào lên kêu cứu. Lũ ếch, chẫu chàng, ễch ương,..., họ hàng với nó nghe thấy, nhưng chúng vốn quá sợ Rắn Nước, không tên nào dám hó hé. Bọn Rầy, Châu Chấu, Cào Cào,..., bạn bè của nó nghe thấy, khuyên nó nên chịu theo số phận.
Dẫu biết họ hàng, bè bạn đều bất lực, Nhái Bén cũng không vì thế mà buông xuôi, nó vùng vẫy quyết liệt và cố hết sức để gào to hơn. Rắn Nước vừa có phần thấm mệt bởi sự quẫy đạp của Nhái Bén, mắt lại bị chân Nhái quào đau khiến cái nhìn bị nhoè nhoẹt và không trườn nhanh được. Một con ó đang bay ngang qua phát hiện ra, đảo cánh liệng xuống, dùng chân quắp lấy Rắn Nước rồi bay vút lên.
Nhái Bén thoát khỏi miệng Rắn Nước khi Rắn bị siết mạnh bởi móng vuốt ó. Tuy thân xác bị đau đớn, nó vẫn cố lê mình vào hang. Con Cóc già ở cạnh chỗ Nhái bén, sang thăm nó, nói “Bác đã chứng kiến tất cả, cháu xử sự như vậy là rất tuyệt”.
                                                       T.NG


TRIỀU NGUYÊN
(nguồn: TCSH số 145 - 03 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • 1.
    Ở xóm Bà Tàu, mỗi lần nhắc tới cái ác của Quản Ló thì ai nấy thảy đều tội nghiệp và cảm thông bà Tám Hội Đồng, má đẻ Quản Ló. Vì, “Sanh con ai nỡ sanh lòng/ Nuôi con ai chẳng vun trồng cho con” (Ca dao). Và, như lời người xưa: “Cha mẹ sanh con, trời sanh tánh”.

  • TRẦN THÚC HÀ  

    Ngọn núi Quảng Đại Sơn thuộc huyện Bồn Tân, tỉnh Hoàng Hải bên bờ biển phía tây nước Cao Ly. Núi không cao lắm, cách thành trì Ủng Tân một quãng ngắn. Trên đỉnh núi có tảng đá bằng mà rộng.

  • THU LOAN   

    Ông đã sống ở thị xã Cao nguyên những năm 80. Nhấp nhô những con dốc cao cao. Đường lổn nhổn sỏi đá. Đạp xe như cóc nhảy vì ổ gà.

  • NGUYỄN NGỌC LỢI   

    Nửa chiều đó Huế mưa. Tiết cuối thu nắng nhẹ, đẹp suốt dọc đường, vậy mà đến Huế, xe vừa dừng bánh thì mưa đổ xuống. Mưa quất rào rào, gió thốc hơi nước lọt qua khe cửa buôn buốt lạnh. Lái phụ từ phía đầu xe gọi khách xuống.

  • TRẦN BĂNG KHUÊ   

    1.
    “Tôi đảm bảo câu chuyện mà tôi sắp kể đây hoàn toàn bắt đầu bởi một giấc mơ. Một giấc mơ kỳ quặc, chúng là những bức tranh lạ lẫm không đầu không cuối, không hề có bất kỳ sự kết nối nào”.

  • LÊ ANH HOÀI    

    Hàm có mặt trong một đêm thơ của một câu lạc bộ mang tên “Vĩnh Cửu”. Bà cô của Dung làm chủ tịch câu lạc bộ này.

  • PHẠM NGỌC TÚY

    1.
    Tám mươi bảy tuổi, bà rên rỉ, chép miệng suốt ngày. Giọng nói còn tốt, đầu óc chưa lú lẫn, nếu không có cô cháu gái một hôm ghé xuống nhà thăm phát hiện ra bà đau nằm một chỗ, thỉnh thoảng hay lên về bới xách không biết sẽ còn chuyện gì xảy ra nữa?

  • DIỆU PHÚC

    Năm tôi lên bốn, chị đã lên mười. Người ta nói chị mãi là đứa trẻ bốn tuổi. Tôi không hiểu vì sao lại thế.

  • KIỀU BÍCH HẬU  

    1. Ngày cuối tuần, Andras bồn chồn đi đi lại lại trong căn hộ của mình trên tầng bốn toàn nhà cổ tại phố Bartok Bela.

  • MCAMMOND NGUYEN THI TU

    Cuộc sống là như bước chân lên một con thuyền mà nó chuẩn bị ra khơi và chìm
                                        (Shunryu Suzuki)

  • LTS: Bạn đọc đã từng quen biết Phạm Thị Hoài qua tập truyện "Mê lộ" và tiểu thuyết "Thiên sứ" (tác phẩm đã được dịch sang tiếng Pháp với tựa đề “La messagère de Cristal", do Phan Huy Đường dịch, Nxb Phụ nữ ở Paris phát hành. Nxb Turino (Ý) cũng dự định cho ra mắt tác phẩm này bằng tiếng Ý vào tháng 5 sắp tới, đồng thời Nxb Rowohl (Đức) cũng đã ký hợp đồng in 12 nghìn bản tiếng Đức.

  • TRẦN TRUNG CHÍNH

    Tám mươi lăm phần trăm dân thành phố chúng ta, chưa cần hỏi ý kiến về tình trạng vệ sinh thành phố, đều kêu rằng: "Thành phố rất bẩn".

  • TRẦN BẢO ĐỊNH

    1.
    Thấy sóng lắp liếm bờ chờ con  nước nhảy, lão Bảy nói:
    - Sớm mai, con ở nhà!
    - Ở nhà chi, tía?

     

  • TRU SA  
    Viết riêng cho một người  

    Đèn tắt là hết, chỉ còn đôi mắt tỉnh bơ cùng tiếng thở nhẹ. Đường ray vẫn đầy đá dăm, thứ vật lót giúp bánh tàu không đổ nhào.

  • NGUYỄN THẾ HÙNG    

    Anh Thuyên nhà bên xóm Bến sang xóm tôi cưới chị Linh. Chị Linh xinh, da trắng, tóc dài nên nhiều anh trong xóm tôi mê, vậy mà chị lại đi lấy người xóm Bến.

  • PHAN TRUNG HIẾU

    Cha con tôi trú trong một căn nhà tuyềnh toàng cạnh đường cái quan. Mái nhà tranh cũ kỹ, đen xỉn một gam màu lạnh giữa nhà nhà mái tôn, mái ngói, gạch ốp sáng choang. Cũng chả lấy thế làm buồn.

  • HẠ NGUYÊN

    Đêm thứ mười tám tôi mới lọt được vào căn nhà của em. Bấy giờ đang quá khuya và sự vắng ngắt như nhìn xói vào làm tôi kinh sợ. 

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO   

    21 giờ đêm, tôi rời khởi phòng làm việc sau một ngày. Từ tầng sáu của tòa nhà nhìn xuống, khu phố Loan bắt đầu lên đèn.

  • TRẦN THÚC HÀ     
           Tặng H.V.T   

    Cha ông, là một nhà tạc tượng có tiếng ở chốn Thăng Long. Năm 1397 dưới triều Trần Thiếu đế, Hồ Quý Ly cho xây thành Tây Đô, cha ông được mời đến khắc chạm nội thất trong điện tiền.

  • LÊ THỊ HOÀI NAM

    Mười một giờ! Mười một giờ ba mươi! Mười hai giờ! Thư vẫn chưa về. Hôm nay là ngày nghỉ của cô ấy? Trước đây, mấy khi anh để ý đến chuyện đi về của vợ nhưng mỗi lần về muộn, Thư đều báo trước. Bây giờ cô ấy đi đâu? Hay lại...