Con Gái

10:00 31/08/2009
JAMAICA KINCAIDNhà văn hậu hiện đại Anh J. Kincaid sinh năm 1949. Mười sáu tuổi, bà đến New York làm quản gia và giữ trẻ. Bà tự học là chính. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của bà: “Giữa dòng sông” (1984) nhận được giải thưởng của viện hàn lâm Văn chương và Nghệ thuật Mỹ; còn các tiểu thuyết “Annie” (1985), “Lucky” (1990) được đánh giá cao.

Nhà văn Jamaica Kincaid - Ảnh: rutgersprep.org

Giặt quần áo trắng vào Thứ hai và phơi trên đống đá; giặt quần áo màu vào Thứ ba và phơi trên dây; không đi chân trần khi nắng nóng; chiên bánh bí ngô rán trong dầu tinh chất thật nóng; ngâm quần áo lót của em khi em vừa cởi ra; khi mua vải bông để may cho chính em một cái áo choàng đẹp, phải chắc chắn là vải không có chất gôm, bởi vì nếu có, vải sẽ không thẳng thớm sau khi giặt; ướp cá với muối qua đêm trước khi em nấu; có đúng là em hát benna ở lớp học ngày Chủ nhật?; luôn luôn ăn làm sao để người khác không thấy buồn nôn; vào những ngày Chủ nhật, cố bước đi như một bà mệnh phụ, không bước đi như một con mụ nhếch nhác mà em đang sắp trở thành; không hát benna ở lớp học ngày Chủ nhật; không chuyện trò với bọn trai đểu cáng, thậm chí cũng đừng chỉ đường; không ăn trái cây trên đường - ruồi sẽ bu theo em; nhưng tôi tuyệt đối không hát benna vào ngày Chủ nhật và không bao giờ hát ở lớp học ngày Chủ nhật; đó là làm thế nào để khâu một cái khuy áo; đó là làm thế nào để rạch khuyết áo cho cái khuy mà em vừa khâu; đó là làm thế nào để may lại lai của một chiếc váy mà em thấy lai đã bung ra và nhờ đó giúp em trông không giống như một con mụ nhếch nhác mà chị biết em đang sắp trở thành ; đó là em phải ủi chiếc áo sơ mi vải kaki của bố em như thế nào để không còn nếp nhăn; đó là em phải trồng cây okra như thế nào - trồng xa nhà, vì cây okra là nơi cư trú của kiến lửa; khi em trồng cây dasheen, đoan chắc là em phải tưới thật nhiều nước, nếu không cổ họng em sẽ bị ngứa khi em ăn trái của nó; đó là em phải quét một cái góc như thế nào; đó là em phải quét cả một ngôi nhà như thế nào; đó là em phải quét một cái sân như thế nào; đó là em phải cười như thế nào với một người mà em không thật thích; đó là em phải cưới như thế nào đối với một người mà em không thích chút nào; đó là em phải cười như thế nào với một người mà em rất thích; đó là em phải dọn ra một bàn trà như thế nào; đó là em phải dọn một bữa tối như thế nào; đó là em phải dọn một bữa tối có khách quý như thế nào; đó là em phải dọn một bữa trưa như thế nào; đó là em phải dọn một bữa sáng như thế nào; đó là em phải cư xử ra làm sao khi có mặt những người đàn ông không biết rõ em, vì cách cư xử của em sẽ làm cho họ không nhận ra ngay cái con mụ nhếch nhác mà chị đã cảnh báo em đừng trở thành; đoan chắc là phải tắm rửa mỗi ngày, ngay cho dù có phải tắm bằng chính nước bọt của em; không ngồi chồm hổm chơi bi - em biết đó, em không phải là con trai; không nhặt hoa của người khác - em có thể sẽ nhặt phải thứ khác; không lấy đá ném quạ, bởi vì đó có thể chẳng phải là quạ; đó là làm thế nào để làm bánh mì putđinh; đó là làm thế nào để làm bánh doukona; đó là làm thế nào để làm bánh pepper pot; đó là làm thế nào để uống đúng thuốc bị cảm; đó là làm thế nào để uống đúng thuốc khi muốn vứt đi một cái bào thai trước khi nó thật sự trở thành một đứa bé; đó là làm thế nào để bắt một con cá; đó là làm thế nào để trả lại con cá em không thích mà chuyện xấu không ập đến; đó là làm thế nào để bắt nạt đàn ông; đó là đàn ông bắt nạt em như thế nào; đó là yêu một người đàn ông thế nào, và nếu cách này không hiệu quả thì có những cách khác; và nếu chúng cũng không có hiệu quả thì đừng quá buồn khi phải từ bỏ chúng; đó là làm thế nào để phun nước bọt lên trời, nếu em thích; và đó làm thế nào để nhanh chân tránh đi, do đó nước bọt sẽ không rơi trúng em; đó là làm thế nào để kết thúc một cuộc gặp; luôn luôn bóp bánh mì để chắc chắn rằng nó nóng giòn; nhưng giả như người bán bánh mì không cho tôi sờ vào bánh mì thì sao?; em muốn nói là em đang thật sự sắp trở thành loại đàn bà mà người bán bánh không cho đến gần bánh mì?

Dịch từ “the International Story”,
NXB St Martin’s Press, New York, 1994

TRẦN NGỌC HỒ TRƯỜNG dịch
(245/07-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Salman Rushdie (1947), nhà văn và người viết tiểu luận, gốc Ấn, hiện sống tại Mỹ, là tác giả của nhiều tiểu thuyết gây tiếng vang, như Những đứa con của nửa đêm, được trao giải Booker, năm 1981, và cả những tiểu thuyết gây tranh cãi như Những vần thơ của Satan, 1988. Văn phong Rushdie thâm trầm, khoáng lộng, hài hước và tươi mới.

  • FRANK O’CONNOR  

    Khi tôi tỉnh giấc, tôi nghe có tiếng mẹ ho ở nhà bếp. Mẹ bị ho đã nhiều ngày nhưng tôi không để ý. Chúng tôi sống ở Old Youghal Road, nơi mà vào lúc đó, có một con đường nhiều đồi dốc dẫn tới East Cork.


  • E. RUXACỐP (Nga)

  • ABDULRAZAK GURNAH    

    Tôi nghĩ anh ta đã nhìn thấy tôi đang tiến lại gần, nhưng vì lý do riêng nào đấy nên anh ta vẫn không có dấu hiệu gì.

  • Maurice Druon, sinh năm 1918, theo học Đại học Luật Paris. Trong chiến tranh thế giới ln thứ hai, ông tham gia lực lượng kháng chiến Pháp chng phát xít Đức, là thông tin viên Đài Phát thanh Kháng Chiến. Giải Goncourt 1948 với tác phm "Đại Gia đình" (Les Grandes Familles). Các tác phm đậm chất trữ tình của nhà văn: "Kết thúc đời người" (La Fin des Hommes), "Hẹn gặp tại Địa ngục" (Rendez-vous aux enfers) phản ánh một thiên hướng theo trường phái Balzac.
    Ông đồng thời là tác giả một số tiểu thuyết lịch sử.

  • JENNIFER WALKUP   

    Tôi sẽ không nói với ai về việc chẩn đoán.
    Không hé răng với mẹ hay em gái tôi. Chắc chắn không phải Jake và có lẽ với Steve cũng không hề.

  • GRAHAM GREEN

    Cái chết đến kề như một nỗi nghiệt ngã day dứt mà ta hổ thẹn không dám thổ lộ với bạn bè hoặc đồng nghiệp.

  • ELISABETH SILANCE BALLARD

    Một truyện ngắn cảm động về tình thầy trò. Truyện khiến người đọc có thể nghĩ chuyện xảy ra hôm nay, không phải cách đây hơn bốn mươi năm.

  • Tác giả tên đầy đủ là Heinrich Theodor Böll (1917 - 1985). Ông được coi là một trong những nhà văn lớn nhất của Đức thời hậu chiến. Năm 1972 ông được nhận giải Nobel Văn học. Tác phẩm và quan điểm chính trị của Böll thể hiện khát vọng xây dựng một xã hội mang tính nhân văn. Các tiểu thuyết tiêu biểu của ông: “Thiên thần im lặng”, “Và tôi đã không nói một lời duy nhất”, “Nhà không có người che chở”, “Qua con mắt của chú hề”, “Bức chân dung tập thể với một quý bà”…

  • KATE CHOPIN

    Catherine O’ Flaherty sinh năm 1850 tại Saint Louis, Missouri, bố gốc người Ái Nhĩ Lan, mẹ gốc Pháp, lớn lên trong môi trường đa văn hóa, từ nhỏ đã nói tiếng Pháp đồng thời với tiếng Anh.

  • Nhà văn, nhà thơ, triết gia, họa sỹ, dịch giả Ấn Độ Rabindranath Tagore sinh năm 1861 tại Calcutta, Ấn Độ và mất năm 1941. Ông để lại một di sản văn học - nghệ thuật đồ sộ với hàng ngàn tác phẩm đủ các thể loại. Tagore còn là nhà yêu nước, đòi giải phóng Ấn Độ khỏi sự cai trị của Anh. Ông được trao giải Nobel văn học năm 1913.

  • O’Neil De Noux sinh ngày 29/11/1950 tại New Orleans, bang Louisiana, Hoa Kỳ. Ông là một nhà văn Hoa Kỳ có sức sáng tác mãnh liệt với nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn, đã có 42 đầu sách được xuất bản. Phần lớn sáng tác của ông là truyện trinh thám hình sự, tuy nhiên ông cũng viết nhiều thể loại khác như tiểu thuyết lịch sử, truyện dành cho trẻ em, truyện khoa học viễn tưởng, kinh dị, tình cảm, v.v.

  • JASON HELMANDOLLAR

    Jason Helmandollar là một nhà văn người Mỹ, tác giả của nhiều truyện ngắn nổi tiếng được đăng trên các báo, tạp chí đang thịnh hành lúc bấy giờ như Encounters Magazine, Bartleby Snopes, Title Goes Here, Sideshow Fables. “The Backward Fall” là một trong những truyện ngắn hay và hấp dẫn của ông.

  • TIMUR JONATHAN KARACA

    Timur Jonathan Karaca được sinh ra ở San Francisco. Ông là bác sĩ y khoa khoa gây mê tại UCSF. Ông sống ở Oakland, nơi ông hành nghề. Karaca theo học sáng tác tại Studio Hi Nhà văn San Francisco.

  • Naguib Mahfouz (1911 - 2006) sinh ra trong một gia đình nghèo tại Cairo. Ông học triết học tại Đại học Cairo và làm công chức cho tới khi về hưu năm 1971. Mahfouz là nhà văn lớn của Arab và của thế giới. Ông có 35 tiểu thuyết, 14 tập truyện ngắn và nhiều tác phẩm kịch. Tác phẩm của ông rất phổ biến ở phương Tây. Mahfouz được trao giải Nobel văn chương năm 1988.
    Truyện ngắn dưới đây diễn tả bi kịch của cá nhân khi bị phụ thuộc vào kẻ khác. Tuy nhiên, như rất nhiều tác phẩm khác của văn học Arab, nó còn mang tính ẩn dụ và nghĩa hàm ẩn.

  • ALBERT LAMORISSE (Pháp)

    Albert Lamorisse là một nghệ sĩ đa tài của nước Pháp. Ông vừa viết văn, làm thơ, vừa biên kịch và đạo diễn điện ảnh. Truyện "Quả bóng đỏ" (Le Ballon Rouge) này đã được chính Albert Lamorisse dựng thành phim, rất nhiều người hâm mộ.