Còn đây một đoá Trà My

10:10 17/03/2009
NGUYỄN XUÂN HOÀNG           (Đọc tập thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa)

Dường như ai rồi cũng ít nhất một lần trong đời tìm đến với thi ca. Có người đến rồi ở lại đó mãi mãi. Có người đến rồi đi như cơn gió thoảng, chỉ để lại những dấu chân xanh hoài trên đám cỏ thơm. Suốt một đời làm công tác quản lý văn hóa, bỗng có ngày Nguyễn Xuân Hoa cho ra mắt bạn đọc tập thơ đầu tay “Trà My”. Thực ra “đầu tay” cũng chỉ là một cách nói, và phàm những người yêu thơ vẫn thường làm thơ tự thuở nào không còn nhớ, và anh đã làm thơ khi không thể không làm. Lời trích đầu tập thơ, Nguyễn Xuân Hoa đưa nguyên ý Khổng Tử “Thi dã tâm chi thanh dã”, là lời tự bạch trọn nghĩa nhất một tất lòng tìm đến với thi ca.
Cũng đã lâu lắm mới gặp lại hơi hướm trí tuệ của những vần thơ siêu thực. Thơ như cái màu trắng trong suốt không lời và như hơi thở rất nhẹ và sâu :
            Thèm đặt một nụ hôn lên bờ tóc hoang phế
            Cầm tay thành phố buồn đi trong mưa.
                                                (Cảm nhận Huế)

Có lẽ phải sống thật nhiều, thật kỹ, thật hoang vắng mới có thể chạm đến cõi siêu thực hồn hoang như vậy. Đó là hiện thân của một tình yêu xao xuyến trong đổ nát. Chỉ còn lại đau đáu một niềm nuối tiếc khôn nguôi. Không có trăn trở, chiêm nghiệm, không có nhận thức như lột trần chiếc áo cũ đang mặc thì sẽ không có thơ. Vì vậy mà triết lý về đời sống vẫn là một sự lựa chọn khả thủ của nhiều người làm thơ. Từ sự trải nghiệm đến tận cùng cuộc đời, anh viết :
            Sự nghiệt ngã của cuộc đời như hoa hồng
            Đẹp và có gai
            Làm sinh sôi mọi niềm hạnh phúc
            Làm đau một đời người.
                                                (Sự nghiệt ngã của cuộc đời)
Câu thơ không buồn, không vui, thiệt trầm tĩnh mà sao ứ đầy một dư vị xót xa. “Đẹp và có gai”, đời là vậy... Có cái đẹp nào mà không tất yếu sinh thành từ cay đắng. Nguyễn Xuân Hoa đã lãnh hội đời sống từ chân giá trị khổ đau. Đó cũng là một nhân thế xót xa buồn vui, những số phận và những cảnh đời :
            Tạ từ một cuộc rong chơi
            Dăm ba bạn cũ
            Bên trời ngả nghiêng
            Có thằng ngất ngưỡng như tiên
            Có thằng nửa dại, nửa điên với đời.
Và trong sự chiêm nghiệm sáng suốt ấy đã có lúc Nguyễn Xuân Hoa cảm thấy mỏi gối chồn chân, một nỗi mệt mỏi cứ loang dần như một vệt dầu sôi ở đâu đó giữa tâm hồn :
            Đời cũng chật không hơn bàn tiệc
            Loanh quanh hoài ly cốc cứ chạm nhau.
                                                            (Đêm rượu nguyên tiêu)

Có lẽ là vì tất cả nguyên cớ ấy, mà Nguyễn Xuân Hoa đã tìm đến thơ ca, anh giải bày, bộc lộ và chia xẻ với mình, chia xẻ với tha nhân. Ẩn hiện giữa vô thường, những câu thơ như men rượu gạo nồng nàn mùi hương lúa những cánh đồng xa :
            Đôi khi thơ như trái đắng
            Vô tình rụng xuống đời ta
            Buồn như một thời xa vắng
            Mẹ ngồi với khúc bi ca.
Như con suối nhỏ chảy giữa đôi bờ suy tưởng, những bài thơ tình trong tập “Trà My” thật đẹp và buồn. Dường như không có hạnh phúc nào là không có nước mắt. Và Nguyễn Xuân Hoa đã tự nói với mình :
            Mê hoặc đời tôi bằng chiếc bùa hạnh phúc
            Em đóng giữa tim tôi
            Vòng kim cô nước mắt.

Hình ảnh “vòng kim cô nước mắt” là một sáng tạo riêng của Nguyễn Xuân Hoa khi anh khái quát và qui nạp nỗi đau tình yêu bằng một ước lệ gần gũi. Dường như đề tài tình yêu vẫn còn để mở ở “Trà My”, tác giả muốn nói vào một dịp khác, ở một tập thơ khác. Và chơi chơi thật thật anh đùa :
            Thơ làm cho vợ đọc chơi
            Cũng nghe thấm nỗi đau đời của thơ.
Người đọc nhận thấy có một hơi thở nhẹ thoảng qua suốt tập thơ “Trà My”, hơi thở ấy như cố nén lại một gấp gáp, để chu tròn một sự bình thản hồn nhiên. Những lúc ấy, thơ anh thật đẹp và hiền. Tôi thích những câu thơ lành lẻ như thiên nhiên này: “Bình yên một ngày nắng mới/Hồn nhiên chim hót rất hiền/Chập chùng xe về cuối phố/Chở cả nắng vàng tháng giêng”.

Có lẽ cũng cần nói thêm một chút về nghệ thuật. Dù là làm thơ tự do hay lục bát, tập “Trà My” là một phức hợp đa giọng điệu. Trong khi thơ tự do anh làm rất giàu chất siêu thực (bờ tóc hoang phế, hất ngược bờ tóc về đêm trước...) thì ở thể thơ lục bát vốn khó làm gần đây, vẫn có những nét duyên mới dân gian (Ta ngồi giữa cuộc chơi vơi/ Nửa miền tiên cảnh, nửa đời rất đau...).
Đọc suốt một lượt tập thơ, rồi đọc lại những câu thơ mình yêu thích, tôi hình dung trong đêm tối lặng lẽ những cánh hoa trà my khép hờ. Người thi sĩ lặng lẽ bên hoa, mang trong trái tim vòng kim cô nước mắt và viết lên giấy trắng u hoài tên của một loài hoa...
Huế, ngày 31 tháng 3 năm 2005
N.X.H
(197/07-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ THÍ

    Trong một bài trả lời phỏng vấn, Đặng Tiến cho biết: “Tôi sinh 1940 tại xã Hòa Tiến, thành phố Đà Nẵng. Năm 1960, vào Sài Gòn học Đại học Văn Khoa, 1963 ra trường, đi dạy tại trường cấp 3 A.Yersin. Từ 1968, tôi về Pháp, học thêm ở Đại học Paris và bắt đầu công việc dạy Pháp văn cho một trường cấp 3 ở Orléans (cách Paris 100km). Cùng với Giáo sư Tạ Trọng Hiệp, tôi lập ra Ban Việt học tại ĐH Paris 7, giảng dạy ở đây từ 1969 - 2005”.

  • LẠI NGUYÊN ÂN

    Bạn đọc ngày nay đều biết bài thơ Huế tháng Tám nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, bài thơ được in trong tập Từ ấy và cho đến nay đã có mặt ở hầu hết các tuyển tập thơ Tố Hữu, đã đi vào sách giáo khoa của nhà trường phổ thông.

  • NGÔ THẢO
    (Từ kỷ niệm của một nhà văn)

    Trong đời mỗi người, thường vẫn có một nhà văn, mà ta thường tìm tới đọc lại vào những lúc cuộc sống chung hoặc riêng gặp những chuyện cần suy nghĩ.
     

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Mỗi tác phẩm đều là một sự thể nghiệm của nhà văn. Tất cả những tư tưởng, tình cảm và con người đều in dấu vào trang sách, hắt sáng lên những trang đời mới mẻ.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

  • MAI VĂN HOAN

    Tháng 6 năm 1995, khi gửi tập “Thơ Phùng Quán” vào Huế tặng nữ nhà văn Hà Khánh Linh, chị Bội Trâm - vợ nhà thơ Phùng Quán, ghi: “Thân tặng Hà Khánh Linh, người đã một thời khơi nguồn cảm hứng cho anh Quán làm thơ”.

  • Trong khi một số người viết mới xuất hiện hoặc không thuộc dòng “chủ lưu” cần được có những diễn đàn để có thể công bố tác phẩm, đối thoại, trao đổi một cách bình đẳng những vấn đề trực diện về nội dung và sáng tạo, thì điều này gần như là chuyện quá xa vời. Những gì được phổ cập trên mặt báo, sách xuất bản hiện thời quá thiếu tinh thần cống hiến, thiếu những tìm tòi nghiêm túc về nghề nghiệp và tri thức.

  • TRƯƠNG THỊ CÚC - NGUYỄN XUÂN HOA Năm 1885 được đánh dấu bằng một sự kiện lịch sử quan trọng: đêm mồng 4, rạng ngày mồng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết và nhóm chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã tiến công vào sào huyệt của thực dân Pháp tại kinh thành Huế, dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử chống thực dân Pháp.

  • TRẦN THỊ NGỌC LAN Nhà xuất bản Văn học(Đọc tập truyện ngắn Chưa đủ để gọi là khoảnh khắc của Lê Minh Phong - NXB Văn học, 12 - 2011)

  • LGT: Lần đầu tiên khi tiếp cận với thể thơ Hài cú (Haiku) của Nhật Bản, R. M. Rilke (1875 - 1926) đã lập tức bị lôi cuốn vì vẻ đẹp dung dị và thuần khiết của thể thơ nhỏ bé, ngắn ngủi, ít lời nhất trên trường văn chương quốc tế.

  • BÙI VĂN KHA (Đọc Máy bay đang bay và những bài thơ khác - Thơ Nguyễn Hoa - Nxb Hội Nhà văn, 2011)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ (Đọc Rễ bèo chân sóng, hồi ký của Vũ Bão, Nxb Hà Nội, 2011)

  • Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Thanh Tịnh (12/12/1911-2011) và 70 năm ra đời “tôi đi học”

  • TÔN THẤT BÌNH "Biến động" là tập đầu trong bốn tập kể lại "một giai đoạn đấu tranh của nhân dân ta trước biến động của lịch sử khi giặc Pháp sang xâm lược nước ta, khi vua quan nhà Nguyễn đầu hàng giặc Pháp, chăm lo cuộc sống riêng mình" (Lời Nhà xuất bản. tr.5).

  • BỬU NAM Tên nhà thơ không còn xa lạ gì với bạn đọc Sông Hương. Có thể nói hình như Tạp chí Sông Hương là mảnh đất thích hợp gieo trồng những tìm tòi nghệ thuật mới của anh.

  • NGUYỄN ĐÔNG NHẬT Trong Lời giới thiệu tác phẩm mới xuất bản của Phan Trung Thành, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã nhận xét rằng, tác giả của Ăn xà bông(*) đã rẽ ra được một lối đi cho riêng mình như kết quả của nỗ lực lao động nghệ thuật.

  • PHAN HỒNG MINH «Long thành cầm giả ca» là bài thơ mở đầu phần «Bắc hành tạp lục» trong tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du (1). Bài thơ ghi lại mối cảm thương vô hạn của nhà thơ với cuộc đời «dâu bể» của một ca nữ tài hoa đất Long thành mà ông được tận mắt chứng kiến.

  • THĂNG LONG (Nhân đọc Vũ điệu không vần - Tứ khúc - và những tiểu luận khác của Khế Iêm, Nxb Văn học, 2011)

  • KHÚC CẦM Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân xuất bản năm 1942 là cuốn sách khám phá và đánh giá đầu tiên đối với phong trào Thơ Mới.

  • LÊ THĂNG LONG Sự ra đời của cấu trúc luận, giải cấu trúc đã kéo theo sự đổ vỡ của những quan niệm truyền thống mang tính phổ quát về nghệ thuật sáng tạo khởi thủy từ Platon.