HOÀI NGUYỄN
Ảnh: internet
Cổ tích…
Em trong cổ tích lạc vào đời
Ngồi nơi phố cũ ngắm chiều rơi
Chợt nghe một thoáng sầu cô quạnh
Huế mùa đông tới, lạnh chơi vơi
Em như công chúa của ngày xưa
Lầu cổ buồn nghe gió ru đưa
Đứng ngóng dáng ai là phò mã
Đến rước em đi một chiều mưa…
Thuận Hóa, đánh đổi một Huyền Trân
Hai châu Ô, Rí lại hóa gần
Đất Chiêm, em góp về Đại Việt
Xa quê vẫn hoài nhớ… Khát Chân…
Hồn Huế xưa, em vẫn u hoài
Một đời câm lặng nhớ thương ai!
Đường qua Chiêm Quốc xa vời vợi
Cố quốc Thăng Long khuất non Đoài
Tình sử ngày xưa mãi còn ghi
Đêm về ai hóa mộng tình si
Khát Chân vứt kiếm, thôi làm tướng
Làm anh thi sĩ lỡ vận thì…
Huyền Trân nay chẳng làm công chúa
Lơ đãng buồn xa những ngày mưa
Huế ơi! vẫn rét mùa bấc đến…
Nỗi nhớ cuộn chăn mấy cho vừa…
Khát Chân lưu lạc vào xứ thượng
Trông về cố quận nhớ người thương
Chiều đông hiu hắt buồn muôn thuở
Hồn nhớ quê xa vạn dặm đường…
Em trong cổ tích bước vào đời
Nhẹ nhàng theo làn gió chơi vơi
Vẫn nghe một thoáng miền cổ tích
Vẫn Huế bên em một cõi trời…
(SH324/02-16)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI