Cố rồi sẽ nhớ

09:10 22/09/2009
NGUYỄN VIỆT HÀCó một ngày rất âu lo đã đến với thằng béo. Bụng bồn chồn tưng tức, giống như đang ngồi giữa một cuộc họp trang trọng bỗng mót tiểu tiện mà không thể đi. Trước đấy hình như duy nhất một lần cái cảm giác bất an này cũng đã đến. Láng máng không thể nhớ.

Gió ẩm nặng, nghẹn ngào như muốn có một cơn mưa rào. Tiếng kèn bát âm não nuột quanh quẩn đâu đó. Thằng béo là một người đàn ông khả kính, ba mươi tư tuổi có bằng đại học chính quy chuyên ngành kế toán, đã bốn năm làm phó phòng ở một phòng rất quan trọng thuộc một ngành kinh tế rất quan trọng. Buổi sáng của ngày hôm đó trời rét đậm rét hại. Phó phòng thắt cà vạt trước gương trong một cảm giác bâng khuâng khó tả chưa từng thấy. Vợ của làm cùng phòng, đêm qua ngủ cùng giường tuyệt đối không ngáy. Những người phụ nữ có thâm niên công chức ban ngày thường ngáy nhiều và ban đêm thỉnh thoảng ngáy gỗ. Nhưng điều ấy thì khi yêu nhau không hề biết. Cũng như nhiều đàn ông tử tế đứng đắn trong cơ quan, chỉ ngủ cùng đêm với vợ sau ngày cưới. Ngày cưới là một ngày hạnh phúc được bao nhiêu người trầm trồ khen. Trời nhàn nhạt nắng và nhàn nhạt gió. Họ hàng nội ngoại ở dưới quê lên không đông và khách mời sang trọng người Hà Nội thì đến đủ. lịch lãm cố giống hệt người Thủ đô mặc bộ comlê của nhà may Cao Minh, tay ôm bó hồng trắng lòng hân hoan vừa vừa hơi hơi hồi hộp.

Vợ Nam đẻ ở quận Hoàn Kiếm, hồi hai tuổi bảy tháng mũm mĩm có bị mẹ mìn Bờ Hồ bắt hụt và bây giờ chẵn  hai mươi bảy tuổi thì bắt được Nam. Bố vợ nửa dân nửa quan sắp hưu ngấm ngầm hả hê. Duy nhất có một loại hôn nhân làm người đàn ông hạnh phúc, đó là đám cưới của cô con gái muộn tuổi. Thực khách đều đặn mừng một trăm nghìn một đầu người. Thực đơn tiệc cưới đặt hết tổng cộng ba trăm sáu mươi nghìn có bảy món kể cả tráng miệng và lác đác chỉ nhớ được món thỏ rán tẩm vừng rồi chim bồ câu thả nầm. Chắc tại hôm ấy quá hồi hộp nhưng rõ ràng không thấy âu lo như hôm nay. Hôm nay là ngày cán bộ trong phòng bỏ phiếu đề cử trưởng phòng, là một trong ba ứng cử viên. Nhân sự trong phòng chia thành hai phe, một phe có người cầm đầu, một phe không có người cầm đầu. Theo những lời thì thào đồn thổi vợ đã nhặt nhạnh và đã kiểm chứng thì là ứng cử viên sáng giá nhất. Hồi lên phó phòng được chín mươi phần trăm tổng số phiếu bầu. Mười phần trăm rác rưởi còn lại vợ đã và đang ngấm ngầm điều tra, đến giờ kết quả là khả quan. Con mụ tổ trưởng Công đoàn có kiểu cười cầu tài đứng đầu danh sách. Kế nữa là đương kim trưởng phòng, người mà vợ luôn coi như chị kết nghĩa. Chao ôi, mặt và lòng người sao lại khác.

Cái ngày trưởng phòng đột ngột phải mổ u nang buồng trứng, giữa bao nhiêu nhân viên khô khốc, vợ đã chân thành nghẹn ngào bật khóc. Rồi một tuần sau nữa vợ tiếp tục nghẹn khi nghe tin trưởng phòng đã thôi ăn cháo chuyển sang ăn được cơm. Chân tình thường nằm giữa hai chân thật. cay đắng văng tục. Tuổi âm của trưởng phòng là bốn chín và tuổi hưu của trưởng phòng là năm nhăm. Thời gian chờ đợi sẽ lố bịch biến thành thứ tượng Tô Thị có râu, một hòn vọng quan. Nhưng tuổi bốn chín là số tuổi có nhiều đại hạn. Cấp trên bổ về một giám đốc mới có hai bằng đại học tại chức. Giám đốc cũ tuổi trẻ tài cao rất thân với trưởng phòng đột ngột bị công an bắt vì một tội danh vớ vẩn, dụ dỗ mua dâm trẻ vị thành niên. Con bé đó khá ngoan, đã xin phép bố mẹ để đi bán trinh. Cả cơ quan xôn xao ngấm ngầm phẫn nộ. Trưởng phòng đi đâu gặp ai cũng thanh minh cải chính, lấy bản thân mình ra thề là anh giám đốc không có tính ấy. Cũng có thể, vì bất cứ thằng đàn ông đểu giả dâm ô nào mà phải ngắm trưởng phòng thì đương nhiên đều trở thành đứng đắn. Tân giám đốc với không thân nhưng là đồng hương, mong manh có họ xa. Làng bên ấy và làng bên này có một lệ lâu đời là hay lấy lẫn nhau. Và đến thời của thì tại sao cái kiểu hôn nhân ấy lại không còn. Ai đó đã bắn vào quá khứ một phát súng lục để bây giờ tương lai của phải ăn đạn đại bác. Nhưng nếu giám đốc nhận làm em kết nghĩa hay làm tri kỷ chia sẻ lo toan hoặc làm thủ túc thân tín, liệu đấy có phải là giấc mơ. Mà giấc mơ thì thật khó tả. từ hồi sinh viên cũng hay mơ, đến khi đi làm những giấc mơ rụng dần. Nó rụng giống như tóc rụng. Một khoảng tâm linh của ông nhà đang bị hói. Bà đồng già miệng đỏ loè loẹt trầu, nửa ni cô nửa thầy bói mà vợ tin, phán vậy.

Bà cắt một thang thuốc lễ để mọc mơ. Luộc một con gà trống hoa hai cân rưỡi xếp thành hình chim Lạc đặt trên một đĩa xôi lạc có đường kính mặt dưới của trống đồng Ngọc Lũ. Ăn trong chín chín tám mốt ngày bảo đảm mơ sẽ nhiều hơn tỉnh. Người hay mơ là người hay đi lạc. không nghe theo, vì biết chính vợ đã làm cho những giấc mơ của chết hẳn. Hồi vợ ở cữ, gật gù nằm cạnh thấy mình ngồi ghế trưởng phòng cầm mô bai trưởng phòng nói giọng giống trưởng phòng. Nhưng cuối cùng sâu sắc biết đấy không phải là mơ vì vẳng rõ mồn một bên cạnh lộc cộc tiếng ngáy gỗ của vợ. Đẹp phải như mơ. Làm gì có cái đẹp làm gì có cái mộng lại khò khà khò khậc. tỉnh táo xịt ít nước hoa trước khi rời nhà rồi âu lo đĩnh đạc bước vào phòng. Cơ quan của có hai trăm mười bảy phụ nữ và mười tám đàn ông. Trừ toa lét, tất cả đàn ông đi bất kỳ đâu cũng vấp phải đàn bà nên đương nhiên đàn ông đều có vợ cùng phòng hoặc khác phòng. không biết một trăm chín mươi chín phụ nữ còn lại sẽ yêu như thế nào, lấy chồng như thế nào, chỉ biết mình lấy vợ thì hình như vợ cũng yêu. Vài tháng trước ngày cưới, buổi chiều nào và vợ cũng đều đặn chở nhau đi một Vòng Hồ Tây. Thường đến năm rưỡi thì rất hay gặp những cặp tình khác cùng cơ quan. Đành hoan hỉ chào nhau rồi từng cặp vội vàng rẽ tránh vào các phố nhỏ. Tệ nhất là ra đến một đầu phố nào đó, lại gặp chính cái cặp mà mình vừa chào.

Vợ học trung cấp đi làm trước và được ngồi ở phòng sẽ ngồi là nhờ ông chú ruột phó tổng. Ông này hơn một lần được thưởng huy chương “Vì thế hệ trẻ” nên rất thích cặp bồ với các thiếu nữ mười sáu mười bảy. Từ mười chín tuổi, vợ đều đặn đi làm, sáng thì đến đúng bảy rưỡi và chiều thì tan đúng bốn rưỡi. Vợ được các nữ đồng nghiệp trong phòng quý vì vợ kể được rành mạch nhiều tập phim truyền hình trên kênh Hà Nội. Thỉnh thoảng tên nhân vật có lẫn nhưng cốt truyện thì nhớ dai. Lúc yêu, vợ và có hôn nhau vài lần, sau ngày cưới thì thôi. Đôi khi mặc quần đùi rộng, vợ vô thức thô bạo bâng quơ cấu vào cái ấy một cái. Tình yêu thuỷ chung và sâu sắc thường làm người ta bị buồn tay. Vợ không bao giờ mơ và nếu có mơ thì cũng không bao giờ nhớ để mà kể. Các công chức nữ đã có chồng, ngồi với nhau thường hay kể bệnh mình. Những bệnh mà mười tám gã đàn ông kia hồi chưa lấy vợ đều ngấm ngầm kinh hãi khoan khoái xấu hổ. Năm ngoái, mắc bệnh hiểm phải mổ, máu cần tiếp nhiều. Vợ cùng nhóm máu truyền cho chồng gần hai chai bẩy nhăm. Suốt cả tháng nằm viện, vợ mặt xanh nhợt giấu giếm đánh phấn hồng Hàn Quốc. Chuyện này chắc cô ta ngượng, chẳng thấy kể cho ai.

Hôm nay, ngồi vào chỗ của mình với cảm giác nhiều lẫn lộn. bật máy Computer có password là ngày sinh tháng sinh năm sinh của thằng con trai duy nhất. Thằng con trai có khuôn mặt giống hệt ông nội và hình như rất yêu nó. Hồi đặt tên con trai, tranh cãi với bố mẹ vợ bị thua ngẩn ngơ mất hơn hai tuần. kẹp ảnh nó vào cái ví bốn ngăn loại xịn, có một ngăn đặc biệt kéo phéc mơ tuya để dấu tiền chẵn. Khi đi hát Karaoke hoặc đi mát xa, lúc rút tiền bo, các ca ve đa cảm đều dịu dàng khen thằng cu con rất bụ. Màn hình máy tính lằng nhằng như thường lệ hiện nhiều thư mục mà tuyệt đối không hiểu. Mười năm trước, đã có bằng vi tính và chắc chắn người ta dậy khác. Bọn trẻ biết tin học ngày nay ăn nhiều fastfood, đứa nào cũng thích nhanh nên nông nổi nghĩ thay đổi chương trình xoành xoạch. Tay kỹ sư trẻ hướng dẫn, chú kích chuột đúp vào cái ô meo méo này, rồi lại tiếp tục kích chuột y như thế vào cái chữ tiếng Anh tim tím kia, thấy chưa, bây giờ đã có ảnh chú mà cháu vừa cài và từ đây sẽ là chương trình toàn tiếng Việt.  Thank you. Nền màn hình hiện khuôn mặt đang trang nghiêm uyên bác tư duy. Trưởng phòng và hai phó phòng còn lại, cũng lò dò gượng nhẹ kích chuột như vậy, nhưng màn hình cuối cùng là để ảnh chồng hoặc ắp đết một ảnh chụp toàn thể gia đình nhân dịp tết Nguyên Đán gần nhất.

Từ hồi lên phó phòng đã bỏ thói quen chơi game trong giờ. Sợ nhất là thỉnh thoảng máy treo, trò chơi dang dở cứ lồ lộ hiện. Nguy hiểm kinh khủng là lúc vào in tơ nét tò mò gặp trang sex, không thể xoá nổi. Đành phải ra rút phích cắm, mà ổ điện lại để ngay dưới chân trưởng phòng. Trưởng phòng đang viết dở dự án chiến lược tám nghìn chữ  “Thanh toán không dùng tiền mặt qua mạng tin học” bắt cậu thợ điện phải lắp ổ ngay sát chân. đã rình nhiều ngày, thấy trưởng phòng suốt cả sáng loay hoay nhìn màn hình rồi ngấm ngầm rút và cắm phích điện tới năm lần. Bỏ một sở thích mà không phải thấy nhớ là một thói quen tốt hay xấu, bâng khuâng muốn biết. Một gã sáu năm làm phó phòng ngồi trên tầng hai ngực tong teo nghiện thuốc lá thề là bỏ làm chứ không bao giờ bỏ hút. Mười bẩy người còn lại đang uống bia nhân ngày mùng tám tháng ba bật cười. Sao có thể ví von lệch cấp như vậy. Hút thuốc là chuyện vặt so với chuyện đã đi làm ở đây. Bỏ một công việc đã thành thạo là chuyện đại sự. Nó nghiêm trọng gần giống như chuyện bỏ vợ, và đông đảo các đồng nghiệp đàn ông khác tuyệt đối chưa bao giờ dám nghĩ.

Chuông đồng hồ Jimico nhàn nhạt đánh chín tiếng, cả phòng ấm cúng quây quần ghế lại ngồi họp. Đã thoang thoảng một mùi thơm bún bò, công đoàn hứa họp xong sẽ có liên hoan nhẹ, Ngồi chủ toạ đương nhiên là giám đốc. Hồi giám đốc mới bổ về lom khom ra chào và rụt rè ngắm trộm. Giám đốc để tóc dài vừa vừa quần áo có mầu sắc vừa vừa và khi là thiếu nữ chắc cũng xinh vừa vừa. Giống như những trí thức có nhiều bằng tại chức, Giám đốc thiết tha và khát khao đổi mới. Giám đốc thong thả tuyên bố và bỗng thấy một nỗi âu lo chật nghẹt quanh quả tim. cố và đã mang máng nhớ ra. Đây đích xác là lần thứ hai. Ở lần thứ nhất, run run chống chếnh tựa người vào một cây chuối đứng lẻ loi bên một bờ ao. Có tiếng khóc thảm thiết văng vẳng đâu đó nhưng nghe kỹ thì rất giả dối. Nền trời dầy ằng ặc mây nghẹn ngào như muốn mưa. Nhiều mái nhà tranh xam xám không có tiếng còi xe máy hoặc ô tô. Sau khi lên phó phòng hầu như không rời Hà Nội. Bạn cũ phổ thông ở quê, nhầu nhĩ gặp nhau ngoài đường chỉ tang tảng nhớ. Tiếng khóc hờ hờ khuất vào tiếng kèn bát âm não nề. Tim Nam như có ai bóp. Lạ nhỉ, chỉ nhớ được đến thế. bồn chồn nhìn quanh. Vợ cố tình ngồi nép sau cái cột giữa phòng thì thào buôn chuyện với một nữ đồng nghiệp mà cách đây sáu năm bối rối suýt lấy. Cô này cũng ở Hà nội, cũng ở quận Hoàn Kiếm nhưng chưa bao giờ bị mẹ mìn bắt hụt.

Tại sao lại lấy người đàn bà này mà không lấy người đàn bà kia. Một câu hỏi lớn không lời đáp. Và nếu có trả lời được thì cũng hàm hồ mông lung như xuất xứ của một đặc sản dân tộc là phở bò, món quà sáng cả Nam và bố Nam, hồi cụ đưa thằng con giai ra Hà Nội thi Đại học, đều rất thích. có thể ăn phở vào bất kỳ lúc nào, nhất là phở tái gầu. Nước béo, hành trần tối thiểu phải bốn nhánh, rắc rắc một ít hạt tiêu xay mịn. Màu hạt tiêu xam xám nhạt giống như màu mũi của vợ lúc cả hai đang hổn hển vì mệt. có dạo đảo mồm, liên miên ăn ở một hàng phở gà gánh rong, chỗ góc phố Lương Văn Can, Hàng Bồ. Gánh phở chỉ bán sáng đến mười giờ, một phần vì nó ngon khách xếp hàng đôi, một phần vì đến giờ đấy xít đờ ca của công an Phường sẽ đi thu ghế. Bà chủ gánh tuổi sồn sồn trông ngầy ngậy, suốt buổi nheo nhéo chửi ôsin chậm rửa bát, thuận mồm chửi luôn cả khách. Người được chửi mặt nhăn nhở phởn bởi câu chửi chua loét lắt léo độc đáo, nhưng cái chính, khi đã chửi ai bao giờ bà cũng chan thêm cho một miếng tiết. Bọn tiểu thị dân hiện đại thích cái kiểu “boa” quái dị như vậy.

Có một cặp bố con thực khách luôn ăn vào đúng lúc ngồi ăn. Ông bố trạc khoảng năm mươi com lê cà vạt nâng niu dắt chiếc Dream bóng lộn dựng sát vỉa hè, lần lượt khoá điện khoá càng rồi khoá xích. Thằng con hai mươi hai mốt mặt lấm tấm trứng cá lấy sẵn thìa đũa rút mùi xoa lau kỹ cả hai đầu. Bố con nhà đấy chỉ ăn phở gà đùi có cắt thêm mề, dấm ớt như nhau, riêng ông bố đập thêm quả trứng. Nhiều đàn ông trung niên dâm dê cứ nghĩ đơn giản là ăn trứng thì làm chuyện ấy sẽ khoẻ. trông cả hai bố con quen quen nhưng không rõ mình đã gặp ở đâu. Cả hai không bao giờ ngồi, lom khom đứng dựa vào tường, mặt mũi trang trọng và phở. nhìn họ tội nghiệp, có cái gì đó chỉn chu vất vả nô tài trong cách ăn cách uống. Nói theo cái ông nhà văn có ba mươi bảy năm trán bóng loáng đi ngửi mùi phở để viết tạp văn trên đủ loại các báo Thủ đô về văn hoá ẩm thực thì thực khách sành phở luôn phải ung dung tao nhã tiêu sái. Rồi một mùa hè, có việc chạy lên Tổng trụ sở Trung ương. Ngay cửa ra vào gặp cậu con trai mặc sơ mi trắng bỏ trong quần ngực đeo biển đề trợ lý gì đó, trông cậu ta thật thanh thoát đáng yêu. liếc theo và rụt rè đẩy cửa phòng Vụ trưởng nhỏ nhẹ vào xin chữ ký. thót người khi thấy ông bố ăn phở gà đang ngồi sau cái bàn lim mênh mông rộng. Trông ông vô cùng hoành tráng và khi ông ngước nhìn , cái nhìn thật vời vợi sang trọng kiêu hùng. Chỗ ngồi luôn luôn là thước đo nhân cách, chỗ cao đâu có người hèn. lom khom không thể đứng thẳng, chân tự nhiên nhũn mềm, chỉ sợ Sếp nhận ra mình đã hiên ngang ngồi nhìn Sếp ăn phở. biết cái cảm giác quen quen lúc hôm đầu nhìn thấy bố con ông Vụ trưởng là có từ đâu rồi. Tất cả các công chức khi ăn khi uống thoạt trông thì phức tạp nhưng sâu xa luôn thuần nhất chỉ có một dáng. Vợ dáng cũng nhang nhác như . Chị phó phòng béo, hôm nay được là một trong ba người đề cử, đi lại ục ịch nhưng dáng cũng hao hao giống vợ chồng . Chị phó phòng dân Hàng Đào gốc, nặng tám mươi tư phẩy năm ki lô gam muốn đổi dáng âm thầm uống thuốc giảm cân của Tàu. Thuốc xịn công hiệu nhanh, hôm người nhà đưa chị đi viện cấp cứu, cân cả cáng chỉ còn chưa đầy bốn mươi ký. Vợ chồng mua cam vào thăm, nhìn chị phó phòng thiêm thiếp buột thở dài. Bọn Hà Nội thực ra là bọn phù phiếm nông nổi. Hoạ hoằn, bọn họ mới tinh tế. Vợ bảo người Hà Nội gốc khi ăn phở có thể cho thêm cơm nguội. Nước phở bò nóng chan cơm nguội rồi nửa nằm nửa ngồi xem đá bóng Anh. Ngon thật. Tiên sư thằng Tào Tháo.

Hồi thằng Nam thi tốt nghiệp phổ thông, đề thi Văn là phân tích truyện ngắn “Đôi mắt” của ông nhà văn Nam Cao, thầy giáo lò luyện thi của thằng Nam khoan khoái bật văng tục như vậy. Suýt thì lạc đề. Hai lò luyện thi của mấy huyện bên cạnh lạc thê thảm. Hai lò này đọc nhiều báo thấy nói là nền văn nghệ nước nhà đang trên đà đổi mới, bọn hấp tấp ấy vội vàng luyện Nguyễn Tuân, luyện Thạch Lam, luyện Quang Dũng. Hình như mấy ông này cũng già như ông Nam Cao, thằng Nam ghét và dốt văn nên lơ mơ không biết đã già như thế thì mới hơn ở chỗ nào. Thi đại học, thằng chọn thi khối A vào trường Kinh tế, bị thiếu mất điểm rưỡi. Bố mẹ nó phải lặn lội đi tìm giấy chứng nhận liệt sĩ của cả hai bên họ hàng nội ngoại, giấy xác nhận là làng nó thuộc diện làng nghèo vùng sâu để ưu tiên xin thêm điểm bù. Thằng không thể quên cái cảnh bố nó ôm hộp quà đứng dưới mưa rào trước cổng nhà một ông bạn làm to vừa lên Hà Nội bằng tuổi cùng quê. Quan chức đang vất vả trên hoạn lộ thường hiếm khi nhận bạn, chỉ đám dân dã vớ vẩn mới hay vồ vập trọng thị bằng hữu. Ông bạn này đột ngột tốt, lờ mờ nhớ ra bố thằng . Ông lầu bầu trách, lưỡng lự mãi mới miễn cưỡng nhận lễ. Hôm đó về, bố thằng cảm lạnh mắc bệnh ho lạ. Từ đấy trở đi cứ thấy mưa rào ông lại ôm ngực ho rũ rượi. Thằng được chức phó phòng, phẩm hàm bé như hạt cải nhưng đôi khi cũng co người biếu xén. Thằng xúc động nhất là những quà biếu thấm đẫm nước mưa. tin rằng, ông Trời đã chứng kiến và kiểm tra lòng thành của người đưa quà.

Vào đại học, thằng vừa xót tiền vừa thương bố cơ cực, suốt ngày nó cần cù học. Có lẽ sức học hơi yếu, thằng chăm chỉ họp Đoàn để bù thêm điểm. Năm năm liền nó tái trúng bí thư liên chi. Và cho đến giờ, thằng tham dự không biết bao nhiêu là lần họp. Vài năm gần đây còn được dự nhiều cuộc họp có phong bì. Cái ngày đầu tiên run run cầm phong bì là cái ngày đáng nhớ nhưng khó tả. Nó hao hao giống cái trong trắng của nụ hôn đầu, lẫn lộn cả cái cảm giác lâng lâng khi ăn bát phở đầu. uể oải cố tỏ vẻ bình thường đưa phong bì có tên cho vợ. Ba trăm chẵn anh ạ. Giọng vợ thất thanh tự hào. nhún vai làm bộ khó hiểu, mặt điềm tĩnh chân lảo đảo chầm chậm ngả người ra giường. Họp hành lôi thôi mỏi mệt mất thì giờ quá. thờ ơ vừa nói vừa ngáp mắt liếc theo vợ đang tíu tít rán thêm mấy cái nem để chốc nữa nhâm nhi mồi với rượu ngâm tắc kè. Chợt thấy đầu lưỡi vừa đắng vừa ráp, lúc nãy rút phong bì ra xem trước, đã liếm quá nhiều lần để dính hai mép lại. Lưỡi của Giám đốc khi nói hồng và mịn. Có lẽ chị ấy không có thói quen lấy lưỡi dán phong bì. Trưởng phòng nhấp nhổm rồi cũng đến lượt trưởng phòng phát biểu. Lưỡi của trưởng phòng thâm, ngắn một cách kỳ quái và phía đầu bị mòn vẹt. Ngôn từ của trưởng phòng dài loằng ngoằng không rõ màu sắc. Giám đốc chau mày, ánh mắt phảng phất khó chịu. cố nén khấp khởi. Giám đốc đã nhận lời hẹn, tối mai cho phép vợ chồng đến thăm như những người thân trong nhà. Vợ xúc động mếu máo cười, chị ấy còn nhớ làng của anh ở ven sông có tên nôm là Kẻ Bẹn. Giám đốc khẽ nhìn .

Hôm nay, phải nhất quyết khẳng định được mình. Nếu đến lượt, sẽ hùng biện cô đọng và xúc tích. Bố của hay nói vấp, ngắc ngứ rụt rè. Không hiểu sao hôm nay hay lãng đãng nhớ về bố. Hồi lên phó phòng, bố đang trở bệnh nặng nguệch ngoạc vài dòng từ quê viết thư chúc mừng. Ông dặn là không phải về thăm ông, tuyệt đối đừng xao nhãng công tác. đã nghe theo, loay hoay trên ghế phó phòng để mười một tháng sau ân hận là mình về quá chậm. Bố của đã giấu bệnh, cố nhăn nheo mắt lần cuối nhìn thằng con trai duy nhất méo mồm cười mãn nguyện. đã nói xong hùng hồn thuyết phục, cả phòng nương theo nụ cười hài lòng của giám đốc bật tràng dài vỗ tay. Vợ liếc nhanh vào ghế của trưởng phòng, mặt phơn phớt rạng rỡ bừng đỏ. Bên ngoài cửa kính phòng họp, đang giữa tiết Đông chí trời bỗng đột ngột đổ mưa rào. ngẩn ngơ, tim lê thê đập lịch thịch chống chếnh xoáy buốt. Suốt cả tuần, đã mang máng cố nhớ và đã quên. Hôm nay đúng ngày tròn giỗ hết ba năm bố của . Vợ cũng đã nghe thấy mưa. âu lo bồn chồn nhìn ra ngoài cửa sổ phòng họp. Giữa vuông vức khoảng trời xam xám, hình như có một người đàn ông ướt lướt thướt đang lẻ loi đứng rũ rượi ho.

10/3/2004
N.V.H
(188/10-04)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHAN TUẤN ANHLớp Lý trong một chiều nhốn nháo. Vài đứa con gái ngồi sụt sùi cho nhân vật nữ trong phim trên ti vi chết sớm và nguyền rủa đạo diễn như một tay giết người. Những đứa con trai thì tiếc rẻ cho một vài pha bóng hụt tối qua, để lại hậu quả là mất hẳn một "tháng lương" mà nhẽ ra đã có thể lĩnh sáng nay tại... chủ quán.

  • NGUYỄN VIỆT HOÀLGT: Khi ánh sáng phản chiếu từ mặt trái đồng tiền ùa vào cánh cửa làng mở rộng, “sức nóng” của nó gần như thiêu rụi mọi nền tảng đạo đức một bộ phận không nhỏ đám thượng lưu gồm cả quan viên hương lý. Căn bệnh mà tác giả Nguyễn Việt Hoà mổ xẻ trong truyện ngắn dưới đây, dẫu chưa cao tay để diệt bằng hết những vi-rút-làng, song việc ngăn chặn một đại dịch bắt đầu là có thể...S.H

  • TRẦN HẠ THÁP1/ Người đàn ông đang huơ rìu. Liên tục những bi củi tươi bị xé phanh, toang toác. Gió lạnh một buổi tàn đông, sắp Tết nhưng trên khuôn ngực mồ hôi loang lổ như mưa. Xóm lò heo. Buổi sáng chưa mở mắt đã hỗn độn, mù trời hơi nước. Cái thế giới được khoanh vùng bằng tiếng kêu bi thiết các con vật thảm tử. Mùi phân chuồng phát tán, nghẹt thở. Tiếng người lê la trả giá, mặc cả. Tiếng cười rộ lên đắc ý trộn lẫn tiếng chửi thề tục tằn đe doạ. Đâu đó, mơ hồ giọng trẻ con khóc và tiếng ru hò ngái ngủ xa xôi…

  • NGUYỄN NGỌC LỢITôi diện bộ "téc gan" quân nhu, dắt súng vào người, dặn dò cậu lái xe rồi hoà vào dòng người đi ra sân bay. Được giao nhiệm vụ về nước sắm hàng, gặp một sự kiện quan trọng, tôi không muốn bỏ lỡ dịp được chứng kiến. Thị xã Lộc Ninh năm 1973 đã trở thành thủ đô của chính phủ cách mạng.

  • THÁI BÁ TÂN…Con chim hung dữ màu đen là trọng tâm của bức tranh, được ông giành hết tâm sức miêu tả rất sống động. Trong tranh, nó đang bám chân vào ngực Prômêtê, xoè hai cánh giữ thăng bằng, chiếc mỏ khoặm ngậm một miếng tim vừa moi từ lồng ngực khổng lồ của chàng…

  • NGUYỄN ĐỨC SĨ TIẾNMọi người đến Huế với những lí do khác nhau. Riêng các văn nghệ sĩ thì thường đến để tìm cảm hứng sáng tác. Tuy nhiên ý tưởng của mỗi người thì mỗi khác, chẳng ai giống ai. Họa sĩ Vĩnh Trung và nghệ sĩ Hải Lý là một trong những trường hợp như vậy.

  • XUÂN ĐÀIChuyện thằng Thanh con cô Ngoan ở làng Đông cuối tháng này tổ chức đám cưới với con Thuý con cô Lâm ở làng Nổi, dân xã Vĩnh Sơn ai cũng tỏ tường. Cái đận cô Lâm có chửa, điều tiếng khắp làng, người ta đoán già đoán non về cha của đứa bé. Đoán vụng đoán trộm, thì thầm nhỏ to sau lưng, chứ thấy bóng cô đi ngang qua là họ im bặt. Nó mà nghe được nó tế cho! Nó vén mồm, vén váy, réo tên cúng cơm ba đời nhà mình ra mà chửi.

  • PHẠM THỊ XUÂNChị Xoan trở mình nhè nhẹ, sợ làm đứa cháu giật mình thức giấc. Chị quay mặt  vào tường như cố tránh cái ánh sáng xanh dịu phát ra từ ngọn đèn ngủ. Chị nhắm kín mắt nhưng vẫn không sao ngủ được. Đầu óc chị rối bời bao ý nghĩ. Có một cái gì day dứt, một cái gì tiếc nuối, một cái gì hẫng hụt vừa đi vào cuộc đời chị. Chị bỗng thấy lòng mình trống trải đến vô vị...

  • PHẠM THỊ XUÂNLGT: Ấn tượng của một nữ tác giả mới lần đầu tiên gửi tác phẩm đến cho TCSH thật khá đậm đà. Ấy là Phạm Thị Xuân, một phụ nữ ở độ tuổi đã qua thời thanh xuân, đang công tác tại một đơn vị y tế huyện Quảng Điền.

  • QUÝ THỂCó ai đến nhà chơi, bà cụ Tuần chỉ mép tấm phản gỗ mời ngồi, bà nói:- Giang sơn của "bầy choa" (chúng tôi) chỉ có chừng ni. Không ghế bàn, xa lông, sập gụ tủ chè chi cả, chịu khó ngồi đỡ, ông bà mô áo quần trắng trẻo sạch sẽ sợ dơ, thì ngồi lên đây. Bà cụ xoè cái quạt giấy cũ đã rách, lộ ra mấy cái nan tre lót cho khách ngồi. Nhưng không ai nỡ ngồi lên cái quạt giấy của cụ.

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO...Sáng hôm ấy bà con xóm đạo đi lễ rất đông. Người ta nhìn thấy một vệt sao băng vào lúc trời tảng sáng. Họ cho rằng Chúa thấu hiểu được nỗi đau đang dày xéo trên thân thể Xoan. Nhưng cũng chính vì thế mà bố cô lại quay về làm chính con người liêm khiết hồi xưa. Thiên đường cũng có những con đường riêng để người ta sám hối.

  • XUÂN ĐÀI 1. Mỗi lần từ quê trở về Sài Gòn, sống bên chồng và hai đứa con, tôi không nguôi nhớ đến chị. Năm nay chị đã ngoài bốn mươi, không chồng, không con, lủi thủi ra vào trong ngôi nhà một gian hai chái. Ngôi nhà vừa được xây dựng cách đây gần ba năm bằng số tiền chị tằn tiện, chắt bóp mười mấy năm và tiền vợ chồng tôi phụ giúp chút đỉnh. Vài ba năm, vợ chồng con cái chúng tôi mới về thăm chị một lần. Chị mừng, chị vui, trò chuyện với các cháu suốt ngày. Chị quấn quýt lũ trẻ, lũ trẻ cũng quấn quýt chị.

  • TRẦN THỊ TRƯỜNGNgày trăng tròn lẻ. Tháng Trung Thu năm Đại Bảo thứ 3.Người hai lưỡi bảo là ngày Sao Thổ phạm vào Thái Âm.Người ngắn lưỡi nói Sao Chổi mọc ở phương Tây.Người dài lưỡi bảo có tinh vượn đen ăn mặt trời, ngày Nhật thực, nếu không yểm kỹ sông Nhị đang nảy vàng ròng sẽ ngừng.Động đất.

  • VIỆT HÙNGTrước đây, anh là người lừng danh, một tay "cua - rơ khét tiếng" trên xa lộ. Đã một thời anh chỉ biết chiến thắng. Người ta từng mệnh danh, anh là người sinh ra để đua xe đạp, anh không hề có đối thủ. Anh xem thường sự chiến thắng của mình, cho nó là điều hiển nhiên. Anh coi ánh hào quang của vòng nguyệt quế chỉ có tác dụng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của mình mà thôi. Bởi, không có nó, anh vẫn là một thần tượng chẳng gì "khuất phục nổi".

  • NGUYỄN THÁNH NGÃĐêm nay trăng nhão, không biết là đêm trăng gì. Ở xa nhìn về đồi Kà Mạ vẫn một khối đen sì. Nếu có ai nhướn mắt nhìn thật kỹ sẽ thấy cái khối đen sì ấy nhô lên như một cái đầu người đôi mắt lấp láy đom đóm. Thỉnh thoảng gió hất cái đầu tóc rối bù xù bay về phía ruộng. Tiếng chim cú kêu mỗi lúc một thê lương, ớn lạnh từng đốt xương sống...

  • THÁI BÁ TÂNTháng trước, ở phường B. thị trấn Đức Giang, huyện Gia Lâm, nơi tôi về nghỉ hưu mấy năm nay, đã xẩy ra một vụ trọng án có nhiều tình tiết rất kỳ lạ, có thể nói bí ẩn không sao giải thích nổi, đến mức cuối cùng người ta quay sang cho rằng nhất định phải có yếu tố thần linh ma quỷ trong vụ này.

  • PHẠM THỊ ANH NGA                  Truyện ngắn...trái tim có những lý lẽ mà lý trí không thể nào biết được...

  • PHAN VĂN LỢIBuổi giao lưu và trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải trong cuộc thi viết truyện ngắn do Hội Nhà văn tổ chức đã tiến hành được gần nửa giờ. Gã nhấp nhỏm trên chiếc ghế kê phía sau cánh gà sân khấu, bồn chồn không yên. Chừng thông cảm với tâm trạng của gã, cô gái phục vụ mặc áo dài đỏ bưng tới cho gã ly nước, nhẹ nhàng nói: "Chú cứ yên tâm ngồi nghỉ cho khoẻ. Giải A bao giờ cũng trao cuối cùng, chú ạ!"

  • KHẢI NGUYÊN Pa-ri, mùa hạ năm 198...Vườn Bách thảo giữa thành phố kề sông Xen phía tả ngạn. Ông đến đây như một kẻ lánh đời, sợ nơi đông người. Thật ra, phần lớn đường phố Pa-ri trong giờ làm việc không ồn, không thừa thãi người đi nhong như ở Việt Nam. Em ông ở quê ra Hà Nội chơi đứng ngắm dòng người và xe nườm nượp qua lại cứ tự hỏi: những con người này đi đâu, về đâu mà tuôn mãi như là chẳng ai về nhà cả, như là cái "nghiệp" trời đày phải đi.

  • ĐỖ KIM CUÔNGNhiều năm trôi qua tôi đã trở thành người đàn ông đứng tuổi. Có một mái ấm gia đình, vợ con hạnh phúc. Nhưng mỗi lần nghĩ về nàng, một người đàn bà chỉ kịp quen trên chuyến đò từ Huế ra Phong Điền, chia tay nàng để nhiều năm sau, tôi mới được gặp lại nàng trong một hoàn cảnh khác, tôi vẫn giữ nguyên một cảm giác hết sức lạ lùng. Một ý nghĩa luôn ám ảnh tôi khá kỳ quặc rằng: Tôi đã bị nàng hiểu lầm, là một chàng lính giải phóng “hám gái, dại khờ”... Bởi vì sau vụ việc ấy, chính tôi cũng rủa thầm mình là ngu ngốc.