THĂNG HOA KỸ THUẬT DỆT MAY TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC
Chương trình trình diễn thời trang quốc tế “Sự biến đổi kỳ diệu” tại sân khấu quảng trường Quốc Học (Huế) đã thật sự chinh phục được công chúng bởi chất lượng nghệ thuật của nó. Đây là hoạt động trong khuôn khổ lễ hội quốc tế dệt may Métamorphoses -Festival nghề truyền thống Huế năm nay.
Ảnh: Tổng hợp từ Internet
Chỉ kéo dài trong 60 phút, nhưng công chúng đã chứng kiến những biến đổi liên tục các chuỗi sưu tập thời trang đi giữa sắc màu lộng lẫy và sự dẫn dắt bởi âm nhạc, như Dòng sông xanh (Le beau Danuble) của Johann Strauss.
120 bộ trang phục của sáu nhà tạo mẫu, gồm Francoise Hoffmann đến từ Lyon – Cộng hòa Pháp; Patis Tesoro từ Manila, Philippines; Kinor Jiang từ Hong Kong, Trung Quốc; Lan Hương, Công Khanh và Minh Hạnh của nước chủ nhà Việt Nam đã làm nên dòng chảy xuyên suốt, những gót hài đã trôi trên mắt công chúng để chuyển tải những tinh hoa thời trang...
![]() |
Chiếc áo này được dệt theo lối thủ công truyền thống của người Pháp ở thành phố Lyon |
Mở đầu là sưu tập của nhà tạo mẫu Francoise Hoffmann, đem đến bộ sưu tập rất đặc biệt. Với vải lụa và lông cừu, cùng xà phòng, nước và dầu ô liu... thành nên những bộ trang phục kết dính mà không hề có một đường kim mũi chỉ.
|
Bộ sưu tập của nhà tạo mẫu Francoise Hoffmann rất đặc biệt được làm từ vải lụa và lông cừu, dùng xà phòng, nước và dầu ô liu thay cho chỉ |
Tiếp đến là sưu tập Patis Tesoro, nhà tạo mẫu đưa đến những bộ trang phục thêu trên nền vải dệt từ sợi cây chuối theo kiểu truyền thống Philippin. Bộ sưu tập của Kinor Jiang với cách dệt nhuộm thủ công cổ truyền đã khiến bề mặt trang phục tuyệt vời “như một làn da” .
|
Bộ sưu tập của nhà tạo mẫu Patis Tesoro gồm những bộ trang phục thêu trên nền vải dệt từ sợi cây chuối theo kiểu truyền thống của Philippines |
Bộ sưu tập của Lan Hương gồm những tà áo dài lụa và thêu tay của Việt Nam. Và tre nứa – một chất liệu có mặt khắp nơi tại Việt Nam - đã hiện diện rỡ ràng trên bộ sưu tập do Công Khanh thiết kế.
|
Bộ sưu tập của nhà tạo mẫu Lan Hương gồm những tà áo dài truyền thống từ chất liệu lụa và thêu tay |
Minh Hạnh với bộ sưu tập trang phục chất liệu dệt zèng, thổ cẩm của người Tà Ôi vùng cao A Lưới, Thừa Thiên – Huế, đã khiến công chúng ngỡ ngàng và thích thú bởi nhiều nét độc đáo, chất liệu cổ điển mà phong cách lại rất gần thời trang đương đại.
Các hoa hậu Ngọc Hân, á hậu Hoàng Anh, Thùy Trang, Hồng Quế… với những gót hài duyên dáng, sinh động đã làm cho công chúng thêm ngây ngất.
Chủ đề “Sự biến đổi kỳ diệu” đó là sự tài hoa của các nghệ sỹ tạo mẫu đã thăng hoa kỹ thuật dệt may truyền thống của các dân tộc. Sự có mặt của các nghệ nhân, nhà tạo mẫu thượng thặng trong ngành dệt may và thời trang thế giới mang đến rất nhiêu tinh hoa độc đáo, và chính điều đó sẽ mở ra hy vọng về chiều hướng sử dụng giá trị mới của thời trang Việt.
Đêm thời trang thật sự là một chương nhiều dấu thăng tiếp theo “Câu chuyện dệt may” mà cuộc triển lãm của Lễ hội Quốc tế dệt may độc đáo FIFE đã khai mạc chiều 27/6/2013 tại Trung tâm Văn hóa Pháp.
Đường Phượng Bay
BÙI MINH ĐỨCNói tới “khẩu vị” là nói tới món ăn mà mình thích ăn, nói tới món ăn mà mình ăn thấy vừa miệng. Mỗi khi ăn món ăn nào mà mình thấy món đó ngon và lại còn muốn ăn thêm nữa thì người Huế bảo đó là “món ăn hợp khẩu vị”.
HOÀNG THỊ NHƯ HUYMỗi chúng ta ai cũng có một quê hương để thương nhớ khi vì cuộc mưu sinh mà phải lìa xa nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi cũng thế. Tôi sinh ra và lớn lên trong một ngôi vườn rợp bóng cây xanh ở khu Nội thành Huế cổ. Nơi đầy ắp bao kỷ niệm thời thơ ấu đã qua.
HỒ VĨNH“Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôiGạo De An Cựu mà nuôi mẹ già” (Ca dao)
THÁI KIM LANTôi đã bắt đầu đọc Văn hoá ẩm thực Huế với một chút lo âu, nỗi lo của một người “chẳng biết ất giáp chi” đang đứng trước một tác phẩm e chừng… đồ sộ bao trùm cả một vùng trời chưa tới… như một chú (chị) dế mèn - tuy đã nhiều lần phiêu lưu - vẫn còn run đôi râu khi chạm vào những gì khác hẳn với độ mềm của hạt sương hay cái tươi mát của ngọn cỏ hay chút rung động của màu trăng rơi trên lá…
LÊ PHÙNGTừ những thành công của các kỳ Festival văn hóa mang tầm quốc gia và quốc tế, cũng như các Festival chuyên đề Nghề Truyền thống, Huế đã khẳng định được năng lực tổ chức, điều hành chương trình của một loại hình hoạt động văn hóa khá mới mẻ ở Việt Nam.
Tối ngày 13/6, tại sân khấu Bãi bồi Đập Đá đã diễn ra lễ khai mạc Festival nghề truyền thống Huế 2009 và ra mắt Hội áo dài đầu tiên của Việt Nam, chương trình đã tạo được nhiều ấn tượng với người xem ngay từ cách thiết kế, bài trí sân khấu đến những màn trình diến của các nghệ sỹ, diễn viên.
Sáng ngày 12/6, tại Khu trưng bày số 15 Lê Lợi, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 đã khai mạc Không gian làng nghề và Trưng bày cổ vật với sự tham gia của 100 nghệ nhân từ 12 làng nghề truyền thống nổi tiếng trong cả nước và cuộc hội tụ của hơn 50 nhà sưu tập cổ vật ở Hà Nội, Nam Định, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, thành phố Hồ Chí Minh...
Tối ngày 11/6, tại sân điện Thái Hòa, Đại Nội Huế, Công ty Cổ phần Truyền thông Vẻ Đẹp Việt phối hợp với Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Chương trình ‘Vẻ đẹp Việt” lần thứ nhất, vinh các nghệ nhân Ca Huế, Ca Trù và Nhã Nhạc.
Chiều ngày 11/6, tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 đã khai mạc triển lãm ảnh tư liệu- nghệ thuật “ Cây cầu và dòng sông” nhân kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba. Với hơn 80 bức ảnh chụp về cầu Trường Tiền và dòng sông Hương qua các thời kỳ.
Chiều 11/6, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm Gốm nghệ thuật của các tác giả chuyên ngành Trang trí và Điêu khắc, là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Sáng ngày 10/6, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, số 15 Lê Lợi, Huế, BTC Festival nghề truyền thống- Huế 2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế cùng Trung tâm đã phối hợp tổ chức triển lãm tranh sơn mài của các hoạ sỹ Huế và gốm của học sỹ Lê Bá Đảng.
Chiều ngày 9/6, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, phòng triển lãm tranh sơn mài truyền thống của cố hoạ sỹ Đỗ Kỳ Hoàng đã được khai mạc.
CUỘC HỘI TỤ CỦA GỐM SỨ, PHÁP LAM VÀ SƠN MÀI BÊN BỜ SÔNG HƯƠNGXUÂN ANVới chủ đề “Nghề truyền thống - bản sắc và phát triển” Festival nghề truyền thống Huế 2009 được diễn ra từ 12 - 14/6/2009 tại thành phố Huế. Đây sẽ là cuộc trưng bày Gốm sứ, Sơn mài và Pháp lam lớn nhất từ trước đến nay; là nơi hội tụ, gặp gỡ của các họa sĩ, nghệ nhân và thợ lành nghề Gốm sứ, Pháp lam và Sơn mài ba miền bên dòng sông Hương thơ mộng.
Sáng ngày 9/6, tại Café Art Gallery Sông Như số 7/14 Nguyễn Công Trứ, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức triển lãm tranh mang tên “ Mùa tháng sáu”. Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động chương trình Festival nghề truyền thống- Huế 2009.