Chiều ngày 5/10, Học viện âm nhạc Huế phối hợp với Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế tổ chức chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Phạm Duy với chủ đề “Phạm Duy với Huế”.
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân tại buổi ra mắt sách về nhạc sĩ Phạm Duy
Tham dự chương trình có ông Phan Ngọc Thọ- Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, ông Phan Thiên Định- Bí thư Thành ủy Huế cùng các văn nghệ sĩ và công chúng yêu nhạc Phạm Duy.
Nhạc sĩ Phạm Duy, tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5/10/1921, tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã biết chơi guitar, mandolin. Tình yêu âm nhạc đã thôi thúc chàng thanh niên Phạm Duy tự mày mò học nhạc cổ điển, rồi tập sáng tác dù chưa từng học qua một trường lớp âm nhạc nào.
Nhạc sĩ Phạm Duy là người khởi xướng, định hướng nhiều trào lưu, phong cách mới cho âm nhạc hiện đại Việt Nam, đặc biệt là trong thể loại tình ca, viết về tình yêu con người, tình yêu quê hương và đất nước. Nhạc của ông thanh thoát, nhẹ nhàng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc cổ truyền Việt Nam với âm nhạc hàn lâm phương Tây, tạo nên một phong cách riêng, với nhiều tác phẩm lớn có tính đột phá, ảnh hưởng tới phong cách nhiều nhạc sĩ thuộc các thế hệ sau này.
Nhạc sĩ Phạm Duy là một tên tuổi lớn, có nhiều đóng góp cho nên Tân nhạc Việt Nam. Ông đã để lại cho nền Tân nhạc Việt Nam một số lương âm nhạc đồ sộ, có giá trị nghệ thuật, đã đi vào lòng nhiều thế hệ người Việt Nam.
|
Nghệ sĩ thể hiện ca khúc Tôi yêu tiếng nước tôi của nhạc sĩ Phạm Duy |
Nhạc sĩ Phạm Duy, người đã gắn bó với Huế từ năm 1944, ông xem Huế là cái nôi của nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực âm nhạc. Ông đã dành sự quan tâm, tìm hiểu các làn điệu âm nhạc cung đình Huế, nhiều tác phẩm đã sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống như Về Miền Trung, Ai vô xứ Huế thì vô, Nước non ngàn dặm ra đi…Các tác phẩm của ông đi vào lòng người bởi sự kết hợp nhuần nhị giữa tính truyền thống và sáng tạo độc đáo.
Tại chương trình, các văn nghệ sĩ đã ôn lại kỷ niệm với nhạc sĩ Phạm Duy với Huế, những tình cảm mà văn nghệ sĩ dành cho ông và những đóng góp của ông đối với âm nhạc Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Chương trình cũng đã giới thiệu đến người nghe nhưng ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy như Tôi yêu tiếng nước tôi, Huế đa tình, Tình ca, Về miền Trung, Quê nghèo, Bà mẹ Gio Linh…
|
Đông đảo công chúng yêu nhạc Phạm Duy đến tham dự |
Dịp này, Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế đã giới thiệu đến công chúng cuốn sách “ Nhạc sĩ Phạm Duy biết ái tình ở dòng sông Hương” của Nhà Nghiên Cứu Nguyễn Đắc Xuân.
Cuốn sách dày hơn 400 trang do Nhà xuất bản Thuận Hóa và Hội NC&PT Di sản văn hóa Huế ấn hành. Đây là cuốn sách đầu tiên viết về mối quan hệ gắn bó tình cảm ảnh hưởng đến sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy với một địa phương.
Với hơn 40 bài viết, cuốn sách được chia làm hai phần: “Với người tình của sông Hương” và “Lời mai đây cao ngút Trường Sơn”. Cuốn sách đã nói về âm nhạc Phạm Duy đã tác động tình yêu nước, khát vọng đấu tranh thống nhất đất nước đến tuổi trẻ Huế trước 1975 và sau ngày ông hồi hương. Kỷ niệm năm 1953 ông đến Huế được các cô gái cháu Đức Từ Cung tiếp vào một đêm trăng ông đã xúc động sáng tác nên bài Dạ Lai Hương. “Mối tình thơ nhạc 10 năm” và đã sáng tác 50 ca khúc từ thơ của người con gái ấy, chuyện sâu kín trong bài Tình Ca “Biết ái tình ở dòng sông Hương”…
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết, Phạm Duy không những là một nhạc sĩ ông còn là nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam, ông viết văn như một nhà văn, lời nhạc của ông hay, đep, sâu sắc như thơ. Ông còn là một nhà bình thơ, thuyết trình về thơ như một giáo sư dạy văn. Phạm Duy đã bình 10 bài thơ của Bích Khê trước khi ông phổ nhạc 10 bài thơ ấy thành tập Dị Khúc.
Phương Anh
Trong khuôn khổ chương trình “Giáo dục Di sản” và dự án “Bảo tồn, trùng tu và phục chế ảo, tích hợp đào tạo kỹ thuật tại Điện Phụng Tiên”, trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức GEKE đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục di sản thu hút đông đảo trẻ em.
Sáng 18/09/2024, lễ trao tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ VII (2018 - 2023) đã long trọng diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thừa Thiên Huế, vinh danh 57 tác phẩm, là kết quả lao động sáng tạo nghệ thuật bền bỉ của các cá nhân, tập thể.
Sáng ngày 13/09/2024 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, 43A Hùng Vương, phường Phú Nhuận, thành phố Huế đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo – Techfest vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung năm 2024 và diễn đàn “Kết nối nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung”. Đã có 7 báo cáo chính và 5 tham luận ngắn được trình bày tại diễn đàn lần này.
Sáng ngày 12/09/2024, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, số 43A Hùng Vương, Tp. Huế đã diễn ra Triển lãm giới thiệu thiết bị công nghệ, sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo, sản phẩm chủ lực của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ đã có mặt.
Ngày 04/9, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 844/QĐ-BXD về việc Công nhận khu vực dự kiến thành lập quận, phường thuộc khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.
Thừa ủy nhiệm của Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018-2023), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Giải thưởng công bố kết quả Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018-2023) như sau:
Ngày 30/8/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 924/QĐ-TTg công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I.
Ngày 30/8, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề "Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo chí cách mạng Việt Nam" nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh 2/9, 55 năm thực hiện Di chúc của Người (1969 - 2024).
Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, du khách Việt Nam và người dân địa phương sẽ được miễn vé khi tham quan các điểm di tích Cố đô Huế.
Tối 26/8, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Nghệ sĩ Múa Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình thơ múa "Gánh hàng rong xứ Huế".
Chiều 20/08/2024 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao, Thành phố Huế đã diễn ra khai mạc Triển lãm Mỹ thuật của Câu lạc bộ (CLB) Sắc màu miền Tây Art dưới sự phối hợp tổ chức của Hội Mỹ thuật Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao – Huế.
Để hưởng ứng Festival mùa thu Huế 2024, Bảo tàng đồ sứ kí kiểu thời nhà Nguyễn đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn” tại địa điểm 114 Mai Thúc Loan, Tp. Huế vào lúc 8h00 ngày 15/08/2024.
Chiều ngày 06/8, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức buổi gặp mặt Kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo tỉnh (8/8/1989 - 8/8/2024). Dự buổi gặp mặt có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ; cùng đông đảo hội viên Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đó là chủ đề chính của hội thảo “Tạp chí Văn nghệ với vấn đề quảng bá du lịch địa phương” diễn ra vào chiều 31/7 vừa qua tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình do tạp chí Nhật Lệ đăng cai và phối hợp tổ chức.
Sáng ngày 31/7, tại thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình, đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm ngày ra số đầu tiên (1994 - 2024) của Tạp chí Nhật Lệ và gặp mặt cộng tác viên.
Ngày 1/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức mở cửa di tích Hải Vân Quan đón du khách tham quan sau hơn 2 năm được tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng trùng tu.
Sau triển lãm tranh sơn mài “Hình hài của thanh âm” của cố họa sĩ Võ Xuân Huy kết hợp trình diễn âm nhạc đương đại của con gái Võ Hà Hạnh Nhân, Tạp chí Sông Hương tiếp tục phối hợp với Công ty TNHH Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam tổ chức triển lãm với chủ đề “Giao của mùa – Cảm ơn mùa hè” vào chiều ngày 17/07/2024.
Chiều ngày 06/07/2024, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra cuộc triển lãm - trình diễn âm nhạc đương đại của Võ Hà Hạnh Nhân và các bạn trên nền 24 bức tranh sơn mài trừu tượng của cố họa sĩ Võ Xuân Huy.