TRIỆU NGUYÊN PHONG
Ảnh: internet
Ký ức xanh
Có những lần
Con đứng dưới mưa
Đợi chờ cha
Mây cũng sà xuống thấp
Gió cũng cất lời ru lắng sâu vào tiềm thức
Ký ức xanh trong muôn thuở vẫn còn
Có những lần
Ngồi đếm tháng năm qua
Cái nồi nhỏ mẹ hấp toàn khoai sắn
Nhớ vắt cơm mẹ nhường ra mặt trận
Con lần tìm run rẩy mẹ xanh cao
Có những lần
Ngày tháng đạn bom
Gom xót xa rải đầy trong gió
Sợi nắng mưa víu vào hương tóc cỏ
Con cúi mình nhặt nức nở lời thương
Bước bình yên
Đi khắp các nẻo đường
Đếm vòng xoay con chờ cha nơi góc quạnh
Nỗi thương nhớ lòng thêm canh cánh
Chẳng thấy cha về - chiến trận lùi xa!
Hồn quê Phong Điền
Vén mây trời
Nghẹn dốc nắng ngày lên
đây
Hòa Mỹ
Chiến khu xưa còn đó
Nét quê dịu dàng
Xới lên thời khói lửa
Lưu Hiền Hòa in dấu cổ tích xưa
Ta lang thang
Bước đọng cỏ đất nhàu
Nối dài đôi chân lần tìm ký ức
Con ve ẩn mình đợi chiều rả rích
Cánh đồng làng cây lúa trổ giấc xanh
Ta đưa ta về
Màu nhớ vẽ bức tranh
Chiếc lá hồi sinh phố đèn giăng mắc
Ta đi giữa chiều hoàng hôn nắng cất
Bước vu vơ đưa ta tới Phong Bình
Phò Trạch Đệm
Tên mình đó phải không anh?
Chạm vào buồn vui xuôi từng ngõ ngách
Mùa xuân nắng về bắc cầu nhan sắc
Vịn nụ cười không thấy tắt trên môi…
(SHSDB41/06-2021)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI