Chùm thơ Trà Mi

09:47 06/08/2009
LTS: Xưa nay, trong đời thường, vẫn có những người làm thơ một cách lặng lẽ rồi lại đem cất giấu đi cũng rất lặng lẽ. Về phương diện này, họ sống như những người mai danh ẩn tích. Hẳn bạn đọc còn nhớ, hơn chục năm trước, một cán bộ văn phòng Hội Nhà văn đã gây ngạc nhiên trên văn đàn với hiện tượng thơ Phùng Khắc Bắc từ hiệu ứng lặng lẽ ấy. Đó là khi qua đời, người ta đã phát hiện ra di cảo thơ của ông, rồi đem in, rồi được giải thưởng, rồi nó mang tên tuổi ông vào chễm chệ trong Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX.Chúng tôi có ý định dành cho bạn đọc một sự ngạc nhiên mới nhưng rất đáng tiếc là người thơ lặng lẽ ở đây vẫn muốn được “bình an” và chỉ đồng ý công bố tác phẩm với bút danh Trà Mi.Cái tên rất mới với Sông Hương và cũng sẽ rất lạ với bạn đọc, nhưng thơ Trà Mi đã có giọng riêng ở đẳng cấp chuyên nghiệp tự bao giờ. Xin mời bạn đọc thử xem có đúng vậy không?

Đêm Sông Hương - Ảnh: Lê Vĩnh Thái

TRÀ MI

Cảm nhận Huế

1.
Thành phố đẹp nửa đời hoang phế
buổi sớm mai chưa chải tóc soi gương
xóa chưa hết nếp hằn đêm ngủ muộn
ngỡ ngàng nhìn đám đông ngưỡng mộ đứng hát bài tình ca

Ta đứng bên lề đám đông nghe bài giao hưởng
nghe có tiếng hát thầm như lời tri âm
nghe tiếng thở dài của thành phố buồn đang dấu nước mắt
thành phố buồn dửng dưng

Thèm đặt một nụ hôn lên bờ tóc hoang phế
cầm tay thành phố buồn đi trong mưa
đi thật xa tiếng hát ong ve dấu sau điệu nhạc
đi tìm chút hoàng hôn xưa

2.
Ai đứng bên đời buổi sớm mai che giùm ta chút nắng
thêm giùm thành phố buồn một nụ hôn
để đánh thức những lộc non mới nhú
gọi nắng đời khoan vùi dập những chồi tơ

3.
Hãy gọi thêm những tri âm cầm tay thành phố
ngạo nghễ cười nửa miệng với đám đông
hất ngược bờ tóc về đêm trước
để bắt đầu một rạng đông

Buổi rạng đông có thành phố trở mình gội đầu chải tóc
tìm lại trong lớp hưng phế của đời chiếc trâm xưa
cài thêm một chút duyên cho buổi sáng
cười với nắng mai như mơ

Em có cùng ta cầm tay thành phố xưa
đi trong ngày ửng nắng
ngồi với thành phố giữa đêm mưa
chờ một giờ hạnh ngộ với trăng
                        mênh mang trời của Huế


Sự nghiệt ngã của cuộc đời

1.
Sự nghiệt ngã của cuộc đời như mây
            mây là phù vân ba chìm bảy nổi
            là nắng sớm mưa chiều
            là đêm không trăng
            là trưa đầy bóng mát
anh gọi tên sự nghiệt ngã là mẹ
mẹ một đời vì con

2.
Sự nghiệt ngã của cuộc đời như hoa hồng
            đẹp và có gai
            làm sinh sôi mọi niềm hạnh phúc
            làm đau một đời người
anh gọi tên sự nghiệt ngã là em-vợ rất yêu của anh
vợ nửa đời vì anh-vì con
sẽ suốt đời vì anh-vì con

3.
Sự nghiệt ngã của cuộc đời như hơi thuốc lá
            hơi thuốc lá làm cay mắt những người không hút thuốc
            làm đắng môi trẻ thơ
            làm cháy đen những buồng phổi
            làm giảm tuổi thọ một đời người
anh gọi tên sự nghiệt ngã là tôi
tôi là sự nghiệt ngã của mọi sự nghiệt ngã
            sự nghiệt ngã có quân hàm cấp tướng


Đêm rượu nguyên tiêu

Đêm nguyên tiêu mệt đừ với ba cuộc rượu
với ngổn ngang mấy nỗi
muộn phiền
đời cũng chật không hơn
bàn tiệc
loanh quoanh hoài ly cốc cứ chạm nhau

anh cũng thế-uống hoài
đâm nản
nên giả đò nói chuyện cữ kiêng
giả để ly bông lông vài chuyện
giỡn mặt với đời để chọc
thế nhân
                                    
thế nhân quá tĩnh anh đâm mệt
mệt đến như tuồng đã quá say
có khi chợt thấy trong đáy cốc
một chút rượu thừa cứ
ngả nghiêng
          
ừ thôi-cũng uống vài ba hớp
thử nói với đời dăm bảy câu
cứ nghe đồng vọng trang thơ cũ
thế sự man man vạn cổ sầu


Sầu cổ bản

đêm ca Huế nghe lời cổ bản
anh bay hoài trong điệu hành vân
em một chốn như bài phú lục
anh bay hoài nên chạm hư không

đêm thì tối mà trăng vẫn sáng
nghe ca xưa cứ nhớ em nay
em một chốn có sầu cô quạnh
mà bên nầy anh lạnh hơi may

“lòng bên bạn mà sầu không cạn”
lời ca xưa cũ kỹ như trăng
anh có em mà sầu không cạn
sầu như trăng cứ gọi anh về

đêm ca Huế nghe buồn da diết
lý năm canh cứ gõ cầm canh
“cái tình chi mượn màu son phấn”
thuở Huyền Trân đi hay em đi

những điệu lý điệu nam điệu khách
những điệu buồn rót xuống dòng sông
trôi không hết một đời phiền não
nên mạn thuyền cứ vỗ như sanh


(183/05-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • ...sông vẫn xanh màu xanh thuở ấykhác là bây giờ bên sông nhà chọc trời soi bóngô tô đan kín đại lộ lấp loáng nắng trưahình như gió xưa đang háthoa bằng lăng tím lối qua cầu...

  • LƯU LYTên thật: Trần Thị Vân Dung, sinh ngày 28.8.1978 tại Thanh Chương, Nghệ An.Thơ Lưu Ly là sự giãi bày nỗi niềm của một tâm hồn đa cảm mà đơn phương... Sự chân thành mộc mạc của tác giả sẽ mang lại cho người đọc chút “hương đồng gió nội” thật hiếm hoi trong dòng thơ hiện đại.

  • ...Có nơi nào như đất nước tôitiếng trống tràng thành cũng lung lay bóng nguyệtthiếu phụ tiễn chồng ra trậnđêm trở về nằm gối nửa vầng trăng...

  • Trà Mi vốn là bí danh có từ thời hoạt động nội thành của Nguyễn Xuân Hoa được anh “nối mạng” vào “thương hiệu” thơ khi cái đẹp bừng nở trong tuệ giác.Dù không lấy thơ làm cứu cánh nhưng nó vẫn là một hằng số tâm linh đối với bất cứ ai trong mỗi một chúng ta. Sự tung hứng giữa cảm xúc và trí tuệ, sự cộng hưởng giữa truyền thống và hiện đại, sự bức xạ giữa ý tưởng và ngôn ngữ được coi như một nguyên tắc đồng đẳng trong thi pháp thơ Nguyễn Xuân Hoa.Nguyễn Xuân Hoa sinh năm 1947 tại Quảng Điền, TTHuế. Hiện là tỉnh uỷ viên, giám đốc Sở Văn hoá Thông tin TTHuế.Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc chùm thơ mới của anh.

  • ...Em đã lấy những gìmà Chúa không cần nữaNgười đã ban tặng emMột tình yêu đau khổ...

  • Cách đây 700 năm, vào năm 1306, vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa, bờ cõi Đại Việt được mở rộng. Hai châu Ô, Lý được vua Chế Mân cắt để làm sính lễ dâng vua Đại Việt. Sau đó, hai châu này được đổi thành châu Thuận và châu Hóa. Thuận Hóa được hình thành từ cơ sở đó.Những bài thơ chữ Hán viết về vùng đất này sớm nhất có thể kể đến như Hóa Châu tác (Làm ở Hóa Châu) vào khoảng năm 1354 của Trương Hán Siêu (?-1354); Hóa Thành thần chung (Chuông sớm ở Hóa Thành) của Nguyễn Phi Khanh (1355-1428); Tư Dung hải môn lữ thứ (Nghỉ chân ở cửa biển Tư Dung) của Lê Tư Thành (vua Lê Thánh Tông 1442 - 1497)... Nhân kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế (1306 - 2006) TCSH trân trọng giới thiệu cùng độc giả ba bài thơ này.HẢI TRUNG giới thiệu

  • Đá Hạ Long đa tình hóm hỉnhNên mái cong đuôi trống xoè lôngTrời và nước hồng hoang kết dínhSóng nôn nao như tiếng vợ gọi chồng...

  • ...đêm bình yên linh hồn nương náusao ta một mình thao thứcsao ta một mình lay gọilối nào tới ban mai?...

  • ...khoảng vườn xanh xưatrồng toàn cây cẩm túnở một bông thôi cũng đủ nhớ thương người...

  • ...từng hàng cỏ mọc bon chencôn trùng nương náu cũng quen lâu rồi...

  • LTS: Nguyễn Xuân Hoàng viết nhiều, viết đủ các thể loại nhưng tác phẩm đã công bố phần lớn là truyện ngắn, bút ký, tản văn, tiểu luận v.v... còn thơ thì ít khi xuất hiện. Song, có lẽ thơ mới là “ngọc châu” trong văn nghiệp của anh. Những bài thơ gần đây được Hoàng viết ra như một sự dự phóng điềm gở của định mệnh.Khắc khoải yêu thương, khắc khoải đợi chờ là tâm trạng của Hoàng được “mã hoá” trong chùm thơ mà Sông Hương vừa tìm thấy trong di cảo của anh.

  • ...Xin hãy để ta mơ về Hợp NhấtLòng bản thể thẳm sâu hòa điệu giữa lòng ta...

  • LÊ HUỲNH LÂMSinh năm 1967, tại Phú Vang - Thừa Thiên Huế; Kỹ sư tin học (ĐH Bách Khoa Hà Nội). Tác phẩm đã in: Sông hoa (tùy bút)....ấy là một khuôn mặt trầm tư? U uất? Khuôn mặt với đầy đủ đặc tính của một “triết gia bi đát”. Bây giờ, những ngôn từ mà anh dày công nhào nặn đã ý thức hơn về vị thế của mình trong đoản - khúc - người, và chúng không còn cưỡng bức xác thân anh đi ngược chiều nhân loại nữa. Những ngôn từ  (bị dòng đời ám ảnh) đã tự sắp đặt thơ. Bây giờ, thơ trở thành tính từ của thân phận mỗi khi cõi lòng anh lên tiếng...Sông Hương xin chuyển tới bạn đọc ba “cột thơ” rút từ ngôi nhà của anh.

  • ...Không còn ở trong vòm cửa hẹpCả khoảng không bừng sáng quanh ta...

  • ...Tiếng aiTrong gióHú dài…

  • LGT: Như một chuyến hành hương về nguồn cội, với nghĩa cử cao đẹp, Công ty Văn hoá Trí tuệ Việt đã cho ra đời tập sách HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN, gồm nhiều thể loại như bút ký, hồi ký, thơ, nhạc,... Đặc biệt hơn hết là danh sách đầy đủ, chính xác của 10.263 anh hùng liệt sĩ yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn.
    Sông Hương xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc những dòng thơ được thắp lên từ HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN - như một nén nhang gọi hồn những người đã ngã xuống!

  • LGT: Trong cuộc đi tìm mình khắc khoải ở trời , Nguyên Quân mang theo những u uẩn của quá nửa phần đời để mỗi buồn ngồi gặm nhấm. Chắc hẳn cũng nhờ vậy, anh đã làm được một điều không dễ - ấy là gọi tên đúng nỗi buồn giữa mênh mang thi phú...Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ của Nguyên Quân mà hai trong số đấy sẽ được tuyển vào 700 năm thơ Huế.

  • Hơn một năm trước, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giương cao Lá cờ trắng. Nhưng dường như đấy chỉ là hình thức “trá hàng” của một nàng thơ giữa độ hồi xuân.Không hiểu tự bao giờ, loài cúc dại đã cắm rễ vào cõi hồn đa mang của chị hút đến cả nỗi đau dung dưỡng xác thân trong kiếp luân hồi đầy khổ nạn. Tập thơ mới nhất của chị, là sự bung nở của vô vàn cúc dại, để trí nhớ đất này thêm những phút thăng hoa...

  • HẠ NGUYÊN* Sinh năm 1966 tại Hương Cần - Hương Trà -  TT. Huế* Hội viên Hội Nhà báo Việt , Ủy viên BCH Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế khóa IV (2007 - 2012).* Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế* Có nhiều tác phẩm in chung trong các tuyển tập: “20 truyện ngắn và ký 1975 - 1995”, “25 truyện ngắn và ký 1975 - 2000”, “Thời gian và nỗi nhớ”, “Trịnh Công Sơn - cát bụi lộng lẫy”, “Thừa Thiên Huế trong cơn đại hồng thủy (2000)” v.v.

  • NGUYỄN THIỀN NGHITên  thật là Nguyễn Bồn, sinh năm 1948 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế.Hội viên Hội Nhà văn TT.Huế.Hiện là giáo viên của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hương Thuỷ.