Sau mỗi mùa lúa xanh tóc mẹ bạc thêm Da bàn tay xa dần thời con gái Chỉ còn ánh mắt buồn mỏi mòn góc núi Phía cha đi lỗi hẹn một lời thề Mẹ thường bảo tôi "Cha sẽ trở về" Mang theo vòng hoa của người chiến thắng Đất nước trọn niềm vui ! Mắt mẹ nhòa lửa nắng Nhìn cờ sao cứ ngỡ bóng hình cha Tôi lớn lên cũng theo lối Người qua Vai ba lô đồng điệu xanh màu áo Có lời hát ru quàng lên hơi ấm Em đứng nhìn tôi tím một góc trời... Và những con đường vạn lý ngược xuôi Dốc vẫn cao, sông vẫn sâu nỗi nhớ Không biết cánh đồng mẹ gieo hạt lúa Đến bây giờ còn đồng điệu màu xanh?... Huế 2000 Với Phong Nha Phong Nha có tự bao giờ Nửa xanh nước thẳm Nửa bờ dốc cao Thả hồn lạc giữa chiêm bao Hồng hoang một thuở Khắc vào hang sâu Vết mòn hằn những nỗi đau Giọt rơi tí tách nát nhàu tâm tư Chốn buồn thoáng bóng thiền sư A di đà Phật ! Nhân từ cõi tiên Ơ hay ! Cái buổi sinh tiền Buồn, vui vẫn cứ... nối liền nhớ nhau Đá mòn rêu đã xanh màu Tiếng xưa vọng lại mai sau vẫn còn... Em giờ lầu tía, gác son Trăm năm vẫn cứ mỏi mòn Phong Nha ! Huế tháng 7-2000 (140/10-00) |
TRẦN HOÀNG PHỐ
HẢI BẰNG
PHẠM TẤN HẦUKhúc hát nhỏ gởi thành phố của tôi
Võ Quê sinh năm 1948 tại An Truyền, Hương Phú, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quê làm thơ từ năm 16 tuổi và có thơ in trên các sách báo văn nghệ tiến bộ ở miền Nam từ năm 1968. Nguyên là trưởng ban báo chí Tổng hội sinh viên Huế, anh đã bị ngụy quyền bắt giam ở Côn Đảo năm 72 và năm 73 được thả, thoát ly lên chiến khu. Anh là một nhà thơ được quần chúng yêu mến trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Nam.
TRẦN HOÀNG PHỐ Để tưởng nhớ nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long đã hy sinh
TRẦN VÀNG SAO
LÊ VĂN NGĂN
VĨNH NGUYÊNDòng sông cảm nhận
PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCà phê với bạn thơ ở Sài gòn
FAN TUẤN ANHĐoản khúc số 56
LÂM THỊ MỸ DẠThiên thạch
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Kính tặng Hà Nội - Trái tim
THÁI NGỌC SANHà Nội của tôi
HỒNG NHUNhặt được ở sổ tay 1
PHẠM TẤN HẦU Để nhớ TNS“tiếng thét trong bóng đêm mới mẻ, chỉ cần hát và chỉ cần khóc” J.BRODSKY
NGUYỄN KHẮC THẠCHNgón trăng1
LTS: Tại nhà thờ họ Lê của làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, vào tháng 10 năm 1950 đã diễn ra Hội nghị Họp ban thành lập Hội Văn nghệ Thừa Thiên, đánh dấu sự ra đời sớm nhất của một hội văn nghệ địa phương trong cả nước. Kỷ niệm 60 năm sự kiện đầy thiêng liêng và ý nghĩa ấy, những ngày tháng Tám, Trại sáng tác Về Nguồn đã được Hội LH VHNT tổ chức ngay tại mảnh đất Mỹ Lợi.
LTS: Đào Tấn (1845-1907) nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc. Ông đã ở Huế nhiều năm, viết nhiều vở tuồng có giá trị trong văn học sử Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên và con người Huế cũng là nguồn cảm hứng của thơ, từ của ông. Chúng tôi xin giới thiệu một số thơ, từ của Đào Tấn viết về miền đất sông Hương qua bản dịch của nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn.
LÊ VĨNH THÁIKhi chúng ta không là của nhau