Chùa ở Huế

15:00 19/11/2014

DƯƠNG ĐÌNH CHÂU – TRẦN HOÀNG CẨM LAI

Danh lam thắng cảnh, nơi cảnh đẹp có chùa nổi tiếng, khái niệm này càng rõ hơn ở Huế.

Tam quan chùa Từ Hiếu - Ảnh: internet

Anh Văn Cao mới đây đã không thể dời chân khi thấy vườn tiêu và lớp lớp mái chùa Từ Hiếu trong một buổi chiều Anh và chúng tôi về thăm chùa muộn. Chính anh đã thái quá nghiêng mình trước vị cao tăng chùa Linh Mụ và sau đó anh đã phát biểu: “mình chưa làm thế bao giờ”. Vậy là chỉ vãn cảnh chùa chúng ta đã thấy có gì khác lạ, thanh thản và kính yêu!

Chùa ở Huế được xây dựng từ lâu, chúng ta biết sau ngày Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) vào trấn thủ đất Thuận Quảng, cắt đứt liên hệ với vua Lê và tạo lập ra xứ Đàng Trong lấy sông Gianh làm ranh giới, nhưng phong tục, tập quán, tín ngưỡng của nhân dân hai miền vẫn là một. Huế lúc này là miền đất mới, chính trị, kinh tế, tín ngưỡng còn phôi thai, dân phần nhiều từ miền Bắc di cư vào và dân Chiêm Thành bị đồng hóa chưa có nơi sinh hoạt tinh thần nên chùa dần dần được xây dựng: Linh Mụ (1601), Bảo Quốc (1674), Từ Đàm (1683), Quốc Ân (1684), Thuyền Tôn (1708 -1710), Từ Hiếu (1843), Diệu Đế (1844), Tây Thiên (1903), Trúc Lâm (1909), Trà Am (1923), Diệu Đức (1932). Hàm Long Sơn Chí của cư sĩ Nguyễn Phước Hồng tự Như Lai đã viết về nhiều chùa ở Huế nhưng thường không rõ và không đầy đủ, chúng tôi chỉ dựa vào các tài liệu hiện lưu giữ tại các chùa.

Không kể gần 200 Niệm Phật đường của các khuôn hội Phật học, Huế và vùng phụ cận có khoảng trên 100 cảnh chùa nhưng nổi tiếng nhất và thuận lợi cho sự giao thông thủy bộ là các chùa Linh Mụ (theo tuyến đường thăm quan tả ngạn sông Hương) và Bảo Quốc, Từ Đàm, Từ Hiếu (theo tuyến đường thăm quan hữu ngạn sông Hương).


CHÙA TỪ ĐÀM

Chùa nằm trong địa phận phường Trường An, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 2 cây số về phía Nam. Chùa hướng mặt về phía Đông Nam lấy núi Kim Phụng làm án. Xưa chùa có tên là Ấn Tôn, năm 1941 mới đổi tên là Từ Đàm. Chùa do ngài Minh Hoằng Tử Dung tạo lập năm 1683. Ngài là người Trung Hoa thuộc dòng Thuyền Lâm Tế thứ 34. Sau ngày truyền pháp cho Hòa Thượng Liễu Quán (1677 - 1742), người Việt Nam và cũng là Tổ Thuyền Tôn của xứ Đàng Trong cũng như Hòa Thượng Chuyết Công khai nguyên dòng Lâm Tế tại Đàng Ngoài vào đời Lê Hy Tông (1676 - 1705), do đó hầu hết tăng ni Đàng Trong thuộc dòng Lâm Tế. Trong chùa đặc biệt có cây Bồ Đề được trồng năm 1936, cây này được chiết từ cây Bồ Đề với Phật đắc đạo do ngài Narada trao tặng. Trong điện Phật có bức tượng Đức Thế Tôn ngồi trên tòa sen dưới Bảo Cái sơn son thếp vàng, đằng sau là vòng hào quang phản chiếu ánh sáng bên ngoài. Ngôi tượng mỹ thuật này đánh dấu một giai đoạn trong nghệ thuật hội họa và điêu khắc Phật giáo. Lối kiến trúc mới và giản dị. Sự thờ cúng ở đây cũng khác với các chùa khác, chỉ thờ độc tôn. Ngoài ra chùa còn có giảng đường, nhà Tổ, nhà khách, nhà Tăng (Theo Thiện Châu, Phật giáo Nguyệt san số 3 năm 1957).

Tuy không phải là ngôi chùa cổ nhất nhưng chùa Từ Đàm là một danh thắng nổi bật vì nó đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử chống Mỹ Diệm và Mỹ Thiệu cho đến ngày Miền Nam được hoàn toàn giải phóng.


CHÙA BÁO QUỐC

Chùa Báo Quốc được xây trên một ngọn đồi gọi là núi Hàm Long thuộc phường Phường Đức, thành phố Huế, đông giáp đường Điện Biên Phủ, tây giáp thôn Lịch Đợi, nam giáp thôn Trường Giang, bắc giáp nhà ga Huế. Chùa có diện tích khoảng 2 mẫu tây.

Chùa Báo Quốc do Tổ Giác Phong xây dựng vào khoảng năm 1674, khởi thủy chỉ là một ngôi thảo am về sau được tu chỉnh dần. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ khẩu. Năm 1747 Hiến Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban tấm biển mang dòng chữ "Sắc Tứ Bảo Quốc Tự". Năm 1808 Hiếu Khương Hoàng Hậu cho trùng tu, xây cửa Tam quan và đổi tên chùa là Hàm Long Thiên Thọ Tự, Đại hồng chung hiện thờ tại chùa cũng được đúc vào năm này. Dưới triều Minh Mạng nhà vua lại đổi tên chùa là Báo Quốc như cũ. Năm 1858 Vua Tự Đức cho trùng tu Chùa một lần nữa. Đến năm 1948 Phật học đường Linh Quang được dời về Báo Quốc từ đó chùa Báo Quốc trở thành một trung tâm đào tạo tăng tài mệnh danh là Phật học đường Báo Quốc. Năm 1957 chùa bị mối mọt đổ nát nên được Ban Quản trị Tổ Đình tái thiết bằng xi măng cốt sắt nhưng vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ kính.

(Theo tài liệu của Ban Quản trị chùa Báo Quốc).


CHÙA TỪ HIẾU

Một trong những danh lam ở Huế được nhiều người biết đến vì có phong cảnh chung quanh rất đẹp. Chùa tọa lạc trên một khoảng đất rộng 8 mẫu tây, chung quanh có đồi thông, khuôn viên chùa rộng 4 mẫu 5 thuộc địa phận xã Thủy Xuân, thành phố Huế, khoảng 5 cây số về phía Tây. Trước mặt chùa có khe nước bao quanh, xa xa về hướng Đông Nam có núi Ngự Bình.

Trước kia chùa có tên là An Dưỡng Am do Hòa Thượng Nhất Định dựng lên (1843) nhưng sau đó chỉ dụ của vua Tự Đức và do lời tâu xin của các Thái Giám đương triều, chùa được xây dựng vào năm 1848. Các Thái Giám vốn là những người không con nối dõi nên muốn góp công tu tạo một ngôi chùa để nương mình lúc tuổi già xế bóng, ký thác hương khói nơi hậu viện sau khi họ lâm chung. Tương truyền Nhất Định Đại Sư khi lập An Dưỡng Am có đem theo mẹ già. Có lần Cụ bà đau nặng, thầy thuốc khuyên bệnh nhân nên ăn thịt cá. Từ đó ngài thường xuống chợ Bến Ngự mua cá buộc vào đầu gậy vào về chùa nuôi mẹ. Nhờ vậy mẹ ngài khỏi bệnh. Có lẽ do vậy Tự Đức sắc ban cho chùa danh hiệu “Sắc Tứ Từ Hiếu Tự”. Trước khi vào Chùa ta thấy một ngôi Tháp nhỏ đó là Tháp Bồ Đề được xây dựng vào năm 1896. Tháp là nơi tàng trữ kinh tượng bị hư hỏng để tự ly tán theo thời gian. Qua khỏi Tam Quan đến hồ bán nguyệt và tiến vào trong là sân chùa hai bên có hai bi đình nói về lịch sử hình thành chùa. Tiến đến là Tiền đường, phía sau là nhà Tổ. Cách nhà Tổ bởi một sân hậu còn gọi là sân khấu là Quảng Hiếu Đường. Ở giữa thờ Đức Thánh Quan, bên phải được dành riêng để thờ các Thái Giám đặc biệt có Thái giám Lê Văn Duyệt với chiếc long vị sơn son thiếp vàng chạm trổ tinh vi do chính Tự Đức cho đem vào thờ. Kế tiếp phía bên phải là nhà "Hữu Ái Nhật" để tiếp khách thập phương, phía trái là "Tả Lạc Thiên" đây là chỗ nghỉ ngơi nghiên cứu kinh điển. Chùa Từ Hiếu cũng như một số chùa khác ở Huế mang nét kiến trúc đặc thù Việt Nam. (Theo lịch sử chùa Từ Hiếu từ 1843 - 1943 của Nguyễn Sum).


CHÙA LINH MỤ

Chùa Linh Mụ hay Thiên Mụ được tạo dựng trên một ngọn đồi cao - đồi Hà Khê - thuộc xã Hưng Long, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 7 cây số về phía Tây.

Chùa có từ thế kỷ thứ 14, sách Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An soạn đời nhà Mạc (1527 - 1592) có ghi: "Chùa Thiên Mụ ở phía nam Xã Hà Khê, Huyện Thanh Trà, chùa làm trên đỉnh núi, sông chảy quanh dưới chân, khác hẳn thế giới trần tục". Nhưng thời ấy chắc là chùa nhỏ cho đến khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Quảng, chùa mới được xây dựng lại nguy nga. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí chép: "Vào khoảng năm Tân Sửu 1601, nhân đi du ngoạn sơn thủy, xa giá đến làng Hà Khê, Chúa Nguyễn Hoàng thấy bình nguyên đột khởi gò đồng chập chồng tựa hình con rồng ngoảnh đầu trông lại trước cuốn nước trường giang, sau đắm mình nơi Bình Hồ, cảnh trí tốt đẹp, Ngài bèn hỏi dân sở tại về cảnh đồi ấy. Họ tâu rằng: "Tục truyền khi xưa có người đi qua ngọn đồi này. Một bà lão đầu tóc bạc phơ, áo điều quần lục ngồi trên đỉnh đồi bảo người ấy rằng: "Rồi đây có một bậc chân Chúa đến lập chùa để tụ linh khí và cố long mạch", nói rồi biến mất. Do đó dân chúng gọi đồi này là Thiên Mụ sơn. Chúa nghe xong cho là một điều hay, lại thấy địa cuộc có linh khí bèn dựng chùa thờ Phật đặt tên là Thiên Mụ Tự".

Đến năm Ất Tỵ (1665) Chúa Nguyễn Phúc Tần trùng tu. Vào năm 1710, Chúa Nguyễn Phúc Chu phát tâm đúc một quả đại hồng chung và năm 1714 Chúa sai quan Chưởng cơ Tống Đức Đại đôn đốc công việc khuếch trương cảnh chùa lên đến vài chục sở và cho trang hoàng cực kỳ tráng lệ. Chùa được sửa sang xong, Chúa tự làm bi ký nói về việc trùng tu chùa khắc vào bia đá, từ đó Thiên Mụ trở thành một già lam to nhất xứ. Sau đó chùa bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đến năm 1815 chùa mới được trùng tu lại nhưng bớt đi nhiều. Mãi đến năm 1844 Thiệu Trị cho xây trước nghi môn một ngôi tháp 7 tầng gọi là Tháp Phước Duyên. Trước Tháp dựng một ngôi đình gọi là Hương Nguyên Đình. Trong đời Tự Đức (1862) nhà vua không con, theo quan điểm xưa, có thể do đụng chạm đến Trời (Thiên) nên vua xuống chỉ đổi tên Thiên Mụ ra Linh Mụ, nhưng sau Tự Đức vẫn không con nên lại cho theo tên cũ là Thiên Mụ (1879). Dưới triều Thành Thái chùa bị trận bão năm Thìn (1904) tàn phá gần hết. Năm 1907, Vua Thành Thái cho tu bổ lại. Tuy chỉ tu bổ một phần nhưng vẫn giữ nguyên được cốt cách xưa nên không kém phần trang nghiêm cổ kính. Cũng như các nhà chùa khác ở Huế, sự thờ cúng ở đây tuy đơn giản nhưng rất trang nghiêm.

(Theo Quách Tấn, Liên Hoa Nguyệt san số 12 ngày 13-1-1960).

Vậy là từ ngày các Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung, Giác Phong, Nguyễn Thiều, Liễu Quán... khai lập các Tổ Đình tại vùng Thuận Quảng ban đầu là những Thảo Am nhỏ thanh khiết sơ sài nằm bên núi, cạnh những dòng khe, cho đến nay đất thần kinh đã có trên 100 cảnh chùa với cái phong vị trầm mặc tôn nghiêm. Không kể những chùa tư và nhỏ, Huế có khoảng 70 chùa thuộc về triều đình đài thọ gọi là Quan Tự.

Và đó cũng là một điểm văn hóa du lịch hấp dẫn mời gọi du khách đến Huế.

D.Đ.C - T.H.C.L.
(SH32/08-88)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Được sự cho phép của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, từ ngày 7/10/2016, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Viện Khảo cổ học mở hố thám sát thăm dò dấu vết lăng mộ vua Quang Trung tại gò Dương Xuân (Trường An, TP Huế) với diện tích 22 m2.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Di tích lịch sử Đình Dương Xuân Hạ nằm ở khu vực thuộc làng cổ Dương Hóa, với bề dày lịch sử trên dưới 500 năm.

  • HOÀNG NGỌC CƯƠNG

    LGT: Trong quá trình tìm hiểu về sự nghiệp trước tác của Thái sư - Tuy Thịnh Quận công Trương Đăng Quế (1793 - 1865)(1), chúng tôi đã phát hiện ra bài tựa Ninh Tĩnh thi tập tự [寧靜詩集序: Bài tựa Tập thơ Ninh Tĩnh]; được in trong sách Trương Quảng Khê công văn tập [張廣溪公文集: Tap văn của ông Trương Quảng Khê], từ tờ 29a - 30a, tập sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, dưới ký hiệu R.315.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Kim Long (còn được gọi là Kim Luông) vốn là đất các chúa Nguyễn chọn nơi lập phủ từ năm 1636 đến 1687. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn mới dời phủ về Phú Xuân, cách Kim Long chỉ 3 cây số, dọc theo bờ Sông Hương.

  • CAO THỊ THƠM QUANG

    Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 29 tháng 3 năm 1993.

  • TRẦN VĂN DŨNG   

    Vừa qua, sau khi tấm hình chụp về Ngọ Môn không có 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly ở lầu Ngũ Phụng xuất hiện trên các trạng mạng xã hội đã lôi cuốn một lượng lớn độc giả quan tâm tìm hiểu, đã có nhiều ý kiến bình luận đưa ra khác nhau.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Nhà vườn truyền thống là di sản đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Huế, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Triều Sơn, một tên làng đã vào dạ người Huế bao đời nay, qua câu hò ru em vời vợi. Nhiều người Huế nghĩ rằng làng Triều Sơn chuyên buôn bán, với cụm từ “Triều Sơn bán nón” có trong bài hò ru em phổ biến.

  • THANH HOA - LÊ HUỆ

    Chợ Đông Ba có vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm thành phố Huế, dọc bờ sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía Bắc. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Huế mà còn là nơi để du khách tìm hiểu văn hóa vùng đất Cố đô.

  • VÕ QUANG YẾN

    Tạp chí Sông Hương đã có nhiều lần đề cập đến vấn đề sông Hương và cầu Trường Tiền, nhất là về năm xây cầu: Phan Thuận An, Phụ trương đặc biệt số 2; Quách Tấn, số 23; Hồ Tấn Phan, Nguyễn Thị Như Trang, số 29.

  • “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” là bộ sưu tập 11 chiếc áo dài xưa, bảo vật của gia đình Tiến sĩ Thái Kim Lan, gồm long bào Vua Khải Định, áo dài gấm the, áo mệnh phụ, áo lụa vàng, áo dài Hoàng thái hậu, áo mệnh phụ công nương, áo gấm xanh rêu, áo xiêm, áo dài lụa vân xanh... Được sự hỗ trợ của Viện Goethe tại Hà Nội lần này bộ sưu tập được đưa từ CHLB Đức về trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế,  từ 18/5 đến 12/6/2016. Nghệ sĩ sắp đặt Veronika Witte, cũng từ CHLB Đức, trực tiếp thực hiện trong một không gian vô cùng lý tưởng. Tại phòng trưng bày chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh chủ nhân bộ sưu tập.

  • PHẠM HỮU THU

    Những ai đã từng qua lại con đường Ngô Quyền, hẳn sẽ mừng vui khi thấy nơi này vừa xuất hiện một công trình mà nhiều người quen gọi là Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế. Đây là mô hình xã hội hóa được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Y tế và Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên của cả nước (trong số 18 bệnh viện) được Chính phủ cấp tín dụng ưu đãi nhằm hiện thực hóa chủ trương này.

  • LÊ QUANG THÁI

    Một thời trong quá khứ xa gần, người phương Tây đã từng gọi và như đặt tên cho Đô thành Phú Xuân Huế là “thành phố quan lại”.

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015. Trong đó có cho biết:

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Hội quán Quảng Tri hiểu một cách nôm na ý nghĩa về cái tên của hội quán này là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật... nhằm mở rộng sự hiểu biết. 

  • LTS: Trong thời gian qua, báo chí trong nước đã phản ảnh về việc Hội Quảng Tri - nơi diễn ra các hoạt động khai trí ở Huế đầu thế kỷ 20 - được đề xuất phá dỡ, xây mới để làm …trụ sở UBND phường.
    Đề xuất này khiến người dân Huế và những người yêu Huế nói chung, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ Huế nói riêng lo lắng, nhiều ý kiến đề nghị cần cẩn trọng.

  • ĐỖ XUÂN CẨM

    TƯỞNG HAI LÀ MỘT, NHƯNG MỘT MÀ HAI

    Nhắc tới cây Bồ đề, hầu như đa phần người dân xứ Huế có cảm giác rất thân thuộc.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Từ năm 1917, tạp chí B.A.V.H đăng bài “Cầu ngói Thanh Thủy” của R.Orban. Trong bài nghiên cứu này ngoài phần khảo tả cầu ngói, tác giả đã công bố bản dịch đạo sắc do vua Lê Hiển Tông ban khen bà Trần Thị Đạo, người có công đóng góp tiền của xây dựng cầu ngói Thanh Thủy.

  • NGUYỄN XUÂN HOA

    Năm 1776, trong sáu tháng làm quan ở Huế, có điều kiện ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, đọc kỹ văn thơ ở vùng đất Thuận Hóa để viết tập bút ký Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đưa ra một nhận định mang tính tổng kết: Đây là vùng đất “văn mạch một phương, dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm!”.