Xin nói ngay rằng, đọc tập truyện Giọt nước mắt màu đất của Đức Ban (NXB Hội Nhà văn 2014), với tôi Chốn xưa là một truyện ngắn hay.
Tập truyện "Giọt nước mắt màu đất", tác phẩm thứ 16 của Nhà văn Đức Ban
Nội dung truyện có thể nói là đơn giản, gần như tình cờ. Các nhân vật không gắn gì với nhau, gặp nhau ngẫu nhiên trong một chuyến đò dọc ngược nguồn lên một vùng đất có tên là bến Sơn Lĩnh nào đấy, một địa danh có tên là Kẻ Xá nào đấy. Tác giả giữ được sự khách quan cũng không biết đấy là đâu!
Trong chuyến đò ngược này, sau khi những người làm ăn buôn bán đã xuống hết các bến, thuyền chỉ còn lại một "bà lão nhỏ bé, hai tay ôm chặt túi xách da đã nhàu. Bà mặc bộ quần áo màu nâu, ngang bụng thắt một dải lụa đỏ, múi thắt vẹn vẹo một cách cẩu thả. Cái mũ vải tùm hụp xuống tận đường lông mày khiến khuôn mặt trắng nhợt của bà toát ra vẻ nghiêm nhặt, khắc khổ." và một người đàn ông trí thức tên là Võ My, đi biệt xứ đã lâu, từ năm lên mười khi mẹ Võ My mất. Khi ấy cha Võ My đang là một quan chức cỡ bự của tỉnh đã đưa Võ My ra thành phố ăn học. Rồi Võ My ra nước ngoài học đại học, rồi làm tiên sỹ. Học xong Võ My lại về tỉnh, nhưng chỉ quanh quẩn trong trung tâm giống cây trồng. Lần này Võ My về cái nơi có tên là Kẻ Xá. Về không phải là tìm lại kỷ niệm xưa, không thăm ai, mà để xem thửa đất 13 nào đấy ở Kẻ Xá người cha để lại. Cha Võ My vốn là kẻ có quyền và ham tiền với triết lý sống "có nghị lực, có tham vọng cần thứ gì có thứ ấy". Ông từng đạy Võ My "Phải giành giật, giành giật với người sống và cả với người đã chết!" Và ông đã giành giật đất đai ở Kẻ Xá để triển khai một dự án kinh tế nào đấy, không phải để làm giàu cho quê hương, mà để thu được lợi lộc cho mình nhiều hơn nữa. Nhưng đang làm dở thì ông chết.
Võ My muốn về để nhìn lại mảnh đất ấy, nơi luôn luôn khiến mình có cảm giác bất an. Biết cũng chẳng để làm gì, vu vơ thế thôi! Nhưng đấy là tâm trạng của người lương thiện, cả nghĩ. Còn bà lão hàng năm về Sơn Lĩnh, về Hoà Xá có làng Hoàn Nghĩa để thăm lại chốn xưa, nơi ông nội của bà là người khai thiên lập địa thành làng ở đây. Khi cụ mất, làng đã lấy tên cụ làm tên làng. Cụ là thành hoàng làng. Rồi nhiều người trong họ mạc của bà cũng nằm lại ở đây. Bây giờ dân làng đã rời đi hết, để nhường đất cho một dự án kinh tế nào đấy. Bà lão nhìn chiếc giàn khoan chìm trong cỏ dại, nghe Võ My nói mũi khoan của nó khoan xuống 15, 20 mét, bà lão có cảm giác rờn rợn như mũi khoan đang xoáy vào da thịt người nào đó! Bởi nơi đây nhiều người trong họ mạc của bà đã nằm lại, hoà vào mảnh đất này. Bây giờ bà về thăm, là thăm một thế giới người âm ở đó, cũng vu vơ thế thôi! Mỗi lần về bà sắm lễ bày ra nơi Chốn Xưa, rồi thắp nến, đốt nhang, đọc bài khấn, thế là tất cả hiển hiện quanh bà, khiến Võ My là người ngoài họ mạc cũng "nhìn thấy rất nhiều bóng dáng trắng nhợt và méo mó, đang chuyển động trong một không gian loang loáng nắng và nồng nàn mùi đất, rồi họ bám vào nhau ríu rít quanh bà lão, từng vòng, từng vòng như vô cùng... Và Võ My lờ mờ thấy ra một cuộc gặp gỡ giữa bà lão và những vong hồn.
- Bà nói gì với các vong và các vong nói gì với bà vậy? - Võ My dè dặt hỏi, cảm giác bất an nhói lên trong lòng.
- Nhiều chuyện, xưa, nay - Bà lão nói - Nhưng anh không nghe được, chưa nghe để biết được đâu."
Một không khí mờ mờ nhân ảnh của Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ với những yếu tố âm dương hoà quyện. Một không gian hiện thực huyền ảo của Á Đông, huyền thoại của tư duy đạo Phật. Đức Ban đã luyện cho mình có một giác quan, một giọng văn hư ảo để dẫn truyện. Chỉ viết theo lối kể chuyện mà không dựng, nhưng nhân vật vẫn hiện lên rất rõ. Truyện vẫn có sức ám ảnh khiến người đọc bâng khuâng như vừa chia tay với một vùng đất đã từng lưu giữ những kỷ niệm đẹp, những quá khứ giàu truyền thống nhưng đang bị xâm phạm bởi quyền lợi thực dụng của con người.
Văn trong Giọt nước mắt màu đất là văn dung dị, kiệm lời nhiều sức gợi. Viết bằng giọng kể là chính, nhưng quan trọng là đã chọn được đúng giọng cho nội dung ấy, cho câu chuyện ấy.
Hình như đến một tuổi nào đấy, người viết quay về với phương pháp kể chuyện, nhưng vẫn đảm bảo tính hiện đại cả trong hành văn và dẫn dắt câu chuyện. Xin dẫn nhà văn Nguyễn Khải là một thí dụ. Sau tập truyện Mùa lạc và một số truyện vừa viết về nông thôn, thể hiện bằng phương pháp dựng truyện, công phu và kỹ lưỡng, nhưng về sau, quãng mươi năm cuối đời, Nguyễn Khải viết một loạt truyện ngắn, lại viết bằng giọng kể là chính. Ông nói với tôi rằng viết bằng phương pháp dựng tốn rất nhiều chi tiết, và tự thấy không đủ lực như thời trai trẻ nữa, nên quay sang viết bằng giọng kể. Điều quan trọng là phải tìm được một giọng kể sao cho thích hợp nhất và ông tiết lộ rằng đã nghiên cứu qua giọng kể của nhà văn Trung Quốc Ngô Kính Tử tác giả bộ tiểu thuyết ngàn trang Chuyện Làng Nho mà chỉ kể chứ không dựng mà vẫn hấp dẫn, vẫn lôi cuốn từ đầu đến cuối. Điều cốt tử là phải tìm ra "bí kíp" cách kể chuyện ở đấy là thế nào.
Với Đức Ban, anh đã nghiền ngẫm ra sao để tìm ra một giọng kể hữu hiệu cho mình và cho tập Giọt nước mắt màu đất? Trong tập này, riêng hai truyện Thăm thẳm rừng xanh và Người đàn bà bên cầu Giằng có đầy đủ cơ sở để phát triển thành truyện vừa, thành tiểu thuyết. Nhưng có lẽ đến lúc ấy tác giả lại phải dùng một giọng văn khác.
Nguồn: NV Nguyễn KhắcTrường - Dân Trí
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Trên Tạp chí Sông Hương số 379 (9/2020) và Báo Thừa Thiên Huế, tôi đã có giới thiệu lại cuốn “Truyện Kiều, bản Nôm của Hoàng gia triều Nguyễn, lưu trữ tại thư viện Anh quốc” do Nguyễn Khắc Bảo công bố (Nxb. Lao động ấn hành, 2017).
NGUYỄN THANH TÂM
Trương Đăng Dung làm thơ từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Thầm lặng, con người thi ca ấy ẩn khuất sau dáng vẻ của một nhà lý luận, để hơn 30 năm sau, cựa mình trỗi dậy.
HOÀNG THỊ THU THỦY
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020)
LÊ TUẤN LỘC
MAI VĂN HOAN
Trải qua hàng nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, họ tìm mọi cách đồng hóa dân tộc ta nhưng bất thành. Chúng ta có chịu ảnh hưởng về tư tưởng, về giáo dục, về văn hóa, nghệ thuật… của họ nhưng dứt khoát không bị đồng hóa.
LƯỜNG TÚ TUẤN
“Thì đem vàng đá mà liều với thân” - Nguyễn Du
Kỷ niệm 255 năm ngày sinh (1765 - 2020), 200 năm ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du (16/9/1820 - 16/9/2020)
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
ĐỖ LAI THÚY
Trong mọi địa hạt, sự đắc thắng của cuộc sống là sáng tạo
H. Bergson
BỬU Ý
Nguyễn Đức Sơn sinh 18/11/1937 tại làng Dư Khánh (Thanh Hải) gần bên bờ biển Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận.
LÊ THÀNH NGHỊ
Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện từ đầu những năm bảy mươi của thế kỷ XX, khi chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt trên cả hai miền đất nước. Quảng Bình, quê hương của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những vùng đất bom đạn tàn khốc nhất.
NGUYỄN HỮU QUÝ
Biển. Những con sóng. Những con sóng làm nên biển cả mênh mang. Hay diễn đạt cách khác, biển bắt đầu từ sóng.
LÝ HOÀI THU
Lưu Quang Vũ mở đầu sự nghiệp cầm bút bằng thơ. Đó là phần Hương cây trong tập Hương cây - Bếp lửa in chung với Bằng Việt.
THÁI HẠO
Tặng Mẹ và Em!
Bờ bến lạ chút tự tình với bóng - Tuệ Sỹ
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nguyễn Thị Lê Na không thuộc lớp “cây bút trẻ” (chị sinh đúng vào năm đất nước thống nhất - 1975), lại phải gánh nhiệm vụ quản lý một tạp chí văn nghệ, nên sau “Bến Mê”, đến nay chị mới xuất bản “Đắng ngọt đàn bà”(*) (ĐNĐB).
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Một ngày giáp Tết Canh Tý, Từ Hoài Tấn* mời bạn bè đến quán cà phê nhìn sang Vương Cung Thánh Đường dự ra mắt tập thơ tuyển của ông (Thơ Từ Hoài Tấn, Nxb. Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2020).
NGỌC BÍCH
(Đọc "Thơ Ngô Kha"*)
Bây giờ là năm 1992. Anh hy sinh đã gần 20 năm. Tập thơ của anh đã xuất bản được một năm nhờ những bạn bè thân quen và những người yêu mến thơ anh. Tôi là người đến muộn. Nhưng như người ta vẫn nói "dẫu muộn còn hơn không". Nhất là ở đây lại đến với MỘT CON NGƯỜI.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc tập tản văn Ngoại ô thương nhớ của Phi Tân, Nxb. Trẻ, 2020)
HỒ THẾ HÀ
Lê Văn Ngăn, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1944, tại Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Học, trưởng thành và tham gia phong trào học sinh, sinh viên yêu nước ở Huế (1965 - 1975). Là phóng viên Đài Phát thanh Huế (1975 - 1978).
PHẠM TRƯỜNG THI
Trong số các nhà thơ thời tiền chiến người quê gốc Nam Định, có ba nhà thơ mặc dù khác nhau là không được sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, cùng một miền đất nhưng họ lại rất giống nhau là đều khóc tiếng khóc chào đời nơi vùng đồng chiêm trũng, nghĩa là nơi được xem là những cái rốn nước của tỉnh Nam Định.
HỒ HUY SƠN
Năm 2019, văn đàn Việt chứng kiến một cuộc chuyển giao trong đời sống văn học trẻ nước nhà. Thế hệ 8X vẫn cần mẫn viết nhưng có xu hướng trở nên lặng lẽ hơn; trong khi đó, thế hệ 9X lại đang có một sức bật không kém phần táo bạo, bất ngờ. Bài viết dưới đây nằm trong sự quan sát mang tính cá nhân, với mong muốn đưa đến người đọc những nét nổi bật trong năm qua của văn chương trẻ.