Chiều 24/4, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (thành phố Huế) diễn ra khai mạc triển lãm “Chiến tranh trong nghệ thuật Lê Bá Đảng.” Với nhiều lối nghệ thuật tạo hình khác nhau như hội họa sơn dầu, điêu khắc gỗ, gốm, phế liệu trong chiến tranh… triển lãm đã giới thiệu tới công chúng hơn 70 tác phẩm.
Bước vào không gian triển lãm lần này, người xem có thể nhận thấy dù trên bất cứ chất liệu nào hay dù trên lối tạo hình nào thì Lê Bá Đảng cũng đem đến những khám phá, sáng tạo và có thể nói ông là bậc thầy thổi hồn vào sự vật. Ngay cả đến những phế liệu chiến tranh cũng trở thành nghệ thuật, cũng mang những ý niệm về những tháng năm đau buồn, nhiều nước mắt nhưng anh dũng của một dân tộc.
|
Một tác phẩm tại triển lãm |
Có thể nói, hình tượng chủ đạo trong cuộc triển lãm lần này là hình tượng con đường, những con đường màu đỏ trên nền đen trắng được tạo hình theo lối thiền họa phương Đông. Sự kết hợp giữa nghệ thuật thiền họa và kỷ thuật hội họa của phương Tây khiến những tác phẩm được trưng bày trong triển lãm lần này vừa có sức nặng biểu đạt cho những năm tháng đau thương nhưng đầy kiêu hãnh của đất mẹ Việt Nam. Ẩn sau những đường màu đỏ mảnh và sắc ấy là một không gian với nhiều họa tiết thanh thoát, những nét cọ dường như đi ra từ trực cảm của người họa sỹ nhiều hơn là đi ra từ sự chi phối của lý tính. Người xem có thể thấy ở đây một nét bút là một sự tương thông với tâm hồn, một nét bút phóng ra vừa dứt khoát, chứa sức mạnh của nội tâm vừa lại có sự gợi mở tới những không gian khác ngoài khung tranh, đưa thị giác lan tỏa tới những không gian lớn hơn. Có lẽ cũng vì thế mà ông được xem như là họa sư - bậc thầy hội họa của hai thế giới Đông - Tây.
|
Một tác phẩm tại triển lãm |
Có thể nói qua những tác phẩm của Lê Bá Đảng người xem nhận thấy đây là một người nghệ sỹ luôn có ý thức dấn thân, tìm kiếm. Một họa sỹ gắn liến với những biến cố, những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Không chỉ là sự tìm kiếm khai phá ra những hình thế mới cho hội họa mà còn dấn thân trong những đề tài người họa sỹ này tìm tới. Đó là sự thể hiện một thái độ sống của ông trước thời cuộc, trước những biến động lịch sử mà chính ông đang lưu trú. Điều này thể hiện ở việc năm 1939, họa sĩ sang Pháp trong đoàn lính thợ của quân đội Pháp bị phát xít Đức bắt làm tù binh. Sau đó ông học tại Học viện nghệ thuật Toulouse và tham gia vào nhiều phong trào đấu tranh ủng hộ Việt Nam trên đất Pháp.
|
Một tác phẩm tại triển lãm |
Họa sĩ Lê Bá Đảng sinh ngày 27/6/1921, tại làng Bích La Đông (xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Năm 1939, ông sang Pháp tham gia vào đội quân chống phát xít và bị Đức quốc xã bắt làm tù binh. Sau đó, ông học tại Học viện Nghệ thuật Toulouse (Pháp). Ông làm triển lãm đầu tiên tại Paris năm 1950 và sau đó là ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1989, ông được Viện Quốc tế Saint Louis (Hoa Kỳ) tặng giải thưởng Nghệ sĩ có tài năng lớn và tư tưởng nhân đạo”; Năm 1992-1993, ông được Trung tâm tiểu sử Quốc tế Đại học Cambridge (Vương quốc Anh) bình chọn là một trong số những người nổi tiếng toàn cầu; Năm 1994, ông được Nhà nước Pháp tặng Huân chương Nghệ thuật - Văn học Pháp (Chevalier de L'ordre des Arts et desLettres); tại Pháp đã có một khu văn hóa nghệ thuật lớn do Lê Bá Đảng thực hiện mang tên Giáo đường ảnh tượng…
PV
Sáng ngày 14/12, tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế đã tổ chức diễn đàn Đối thoại Sử học “ Đặc điểm du lịch Thừa Thiên Huế và giải pháp phát triển”.
Sáng ngày 14/12, tại Tp Huế đã diễn ra Hội nghị quốc tế các Thị trưởng Đông Nam Á với chuyên đề “ Tài trợ và triển khai các dự án phát triển bền vững cho các đô thị Đông Nam Á”. Hội nghị do Hiệp hội quốc tế các thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF), Liên minh châu Âu (EU) phối hợp với TP Huế tổ chức.
Chiều ngày 10/12, tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với trường ĐH Nghệ thuật đã tổ chức khai mạc triển lãm “ Hội ngộ” nhân kỷ niệm 66 năm ngày Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951- 10/12/2017).
Chiều ngày 8/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế và Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2017).
Sáng ngày 23/11, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế thuộc Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội thảo Khoa học về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội thảo nhằm hưởng ứng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11).
Chiều ngày 22/11, tại trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị đã diễn ra lễ khai mạc “Gặp gỡ” chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.
Chiều ngày 20/11, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi Tổng kết chuyến thâm nhập thực tế sáng tác, giao lưu, trao đổi về chủ đề “Di tích lịch sử văn hóa và đời sống của đồng bào Tây Bắc” tại tỉnh Hà Giang.
Sáng 20/11 tại trường Đại học Nghệ thuật Huế đã diễn ra Triển lãm “ Vì môi trường xanh” chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Sáng ngày 14/11, UBND Thành phố Huế và thành phố Geyongju – Hàn Quốc đã phối hợp tổ chức Hội thảo chuyên đề “ Bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản Văn hóa Thế giới”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc kết hợp kỷ niệm 10 năm hợp tác kết nghĩa giữa thành phố Huế và thành phố Gyeongju.
Chiều ngày 13/11, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phối hợp với Đại học Huế tổ chức Chương trình Gala phát động Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với cuộc sống” với chủ đề Lũ lụt, hạn hán và hành động của chúng ta.
Sáng ngày 10/11, UBND tỉnh đã tổ chức buổi họp đánh giá công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai do mưa lũ gây ra trong những ngày qua và triển khai các phương án đối phó với cơn bão số 13.
Trong hai ngày 3- 4/11, Hoàng gia Vương quốc Thái Lan tổ chức Lễ dâng y Kathina tại chùa Huyền Không, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà và lễ chúc mừng Thượng tọa Pháp Tông được Quốc vương Bhumibol Adulyadej sắc phong tước vị Chao Khun cho Thượng tọa Pháp Tông, trụ trì chùa Huyền Không.
Cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép.
Sáng ngày 29/9/2017, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hội Bảo tồn Di sản Văn hoá Đức (GEKE) phối hợp tổ chức Lễ khởi công và triển khai thực hiện Dự án bảo tồn, phục hồi cổng, bình phong, non bộ kết hợp đào tạo kỹ thuật chuyên sâu tại điện Phụng Tiên, Đại nội Huế do Bộ Ngoại giao CHLB Đức tài trợ thông qua Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam, cùng với nguồn vốn đối ứng của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 29/9, Tại Bảo tàng văn hóa Huế đã diễn ra buổi giới thiệu hai cuốn sách “Phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn - Tiền thân cung điện Đan Dương, Son lăng của hoàng đế Quang Trung ở Huế” và “Thiền Lâm - ngôi chùa lịch sử Thiền viện đầu tiên lớn nhất ở xứ Đàng Trong” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.
Tối ngày 26/9, tại Hội trường Đại học Huế (số 3 Lê Lợi) đã diễn ra Đêm giao lưu nghệ thuật và âm nhạc “Vọng Cố đô”. Chương trình do gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhà thơ Nguyễn Duy phối hợp tổ chức.
Sáng ngày 26/9, tại Khách sạn Indochine Palace, thành phố Huế đã diễn ra Hội nghị Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ II. Đây là sự kiện đầu tiên của tuần lễ diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017, với tư cách Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai tổ chức APEC năm 2017.
Nhằm chào đón một sự kiện quan trọng là Tuần lễ APEC diễn ra tại thành phố Huế, sáng ngày 26-9, một cuộc triển lãm tác phẩm nghệ thuật mang tên “ Sức sống mới” đã được tổ chức tại Imperial Art.
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Huế, Phòng Quản lý Đô thị thuộc UBND TP. Huế vừa có thông báo về việc quy định phân luồng, điểm đỗ xe, tạm dừng các tuyến đường xung quanh khu phố đi bộ thuộc khu phố Tây (đường Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu).
Ngày 20/9, UBND Thành phố Huế đã làm lễ khởi công công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà vườn Đoàn Kim Khánh, phường Kim Long - một ngôi nhà vườn Huế xưa đẹp cổ kính với không gian sân vườn xanh mát.