Chiều 24/4, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (thành phố Huế) diễn ra khai mạc triển lãm “Chiến tranh trong nghệ thuật Lê Bá Đảng.” Với nhiều lối nghệ thuật tạo hình khác nhau như hội họa sơn dầu, điêu khắc gỗ, gốm, phế liệu trong chiến tranh… triển lãm đã giới thiệu tới công chúng hơn 70 tác phẩm.
Bước vào không gian triển lãm lần này, người xem có thể nhận thấy dù trên bất cứ chất liệu nào hay dù trên lối tạo hình nào thì Lê Bá Đảng cũng đem đến những khám phá, sáng tạo và có thể nói ông là bậc thầy thổi hồn vào sự vật. Ngay cả đến những phế liệu chiến tranh cũng trở thành nghệ thuật, cũng mang những ý niệm về những tháng năm đau buồn, nhiều nước mắt nhưng anh dũng của một dân tộc.
|
Một tác phẩm tại triển lãm |
Có thể nói, hình tượng chủ đạo trong cuộc triển lãm lần này là hình tượng con đường, những con đường màu đỏ trên nền đen trắng được tạo hình theo lối thiền họa phương Đông. Sự kết hợp giữa nghệ thuật thiền họa và kỷ thuật hội họa của phương Tây khiến những tác phẩm được trưng bày trong triển lãm lần này vừa có sức nặng biểu đạt cho những năm tháng đau thương nhưng đầy kiêu hãnh của đất mẹ Việt Nam. Ẩn sau những đường màu đỏ mảnh và sắc ấy là một không gian với nhiều họa tiết thanh thoát, những nét cọ dường như đi ra từ trực cảm của người họa sỹ nhiều hơn là đi ra từ sự chi phối của lý tính. Người xem có thể thấy ở đây một nét bút là một sự tương thông với tâm hồn, một nét bút phóng ra vừa dứt khoát, chứa sức mạnh của nội tâm vừa lại có sự gợi mở tới những không gian khác ngoài khung tranh, đưa thị giác lan tỏa tới những không gian lớn hơn. Có lẽ cũng vì thế mà ông được xem như là họa sư - bậc thầy hội họa của hai thế giới Đông - Tây.
|
Một tác phẩm tại triển lãm |
Có thể nói qua những tác phẩm của Lê Bá Đảng người xem nhận thấy đây là một người nghệ sỹ luôn có ý thức dấn thân, tìm kiếm. Một họa sỹ gắn liến với những biến cố, những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Không chỉ là sự tìm kiếm khai phá ra những hình thế mới cho hội họa mà còn dấn thân trong những đề tài người họa sỹ này tìm tới. Đó là sự thể hiện một thái độ sống của ông trước thời cuộc, trước những biến động lịch sử mà chính ông đang lưu trú. Điều này thể hiện ở việc năm 1939, họa sĩ sang Pháp trong đoàn lính thợ của quân đội Pháp bị phát xít Đức bắt làm tù binh. Sau đó ông học tại Học viện nghệ thuật Toulouse và tham gia vào nhiều phong trào đấu tranh ủng hộ Việt Nam trên đất Pháp.
|
Một tác phẩm tại triển lãm |
Họa sĩ Lê Bá Đảng sinh ngày 27/6/1921, tại làng Bích La Đông (xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Năm 1939, ông sang Pháp tham gia vào đội quân chống phát xít và bị Đức quốc xã bắt làm tù binh. Sau đó, ông học tại Học viện Nghệ thuật Toulouse (Pháp). Ông làm triển lãm đầu tiên tại Paris năm 1950 và sau đó là ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1989, ông được Viện Quốc tế Saint Louis (Hoa Kỳ) tặng giải thưởng Nghệ sĩ có tài năng lớn và tư tưởng nhân đạo”; Năm 1992-1993, ông được Trung tâm tiểu sử Quốc tế Đại học Cambridge (Vương quốc Anh) bình chọn là một trong số những người nổi tiếng toàn cầu; Năm 1994, ông được Nhà nước Pháp tặng Huân chương Nghệ thuật - Văn học Pháp (Chevalier de L'ordre des Arts et desLettres); tại Pháp đã có một khu văn hóa nghệ thuật lớn do Lê Bá Đảng thực hiện mang tên Giáo đường ảnh tượng…
PV
(SH) - Đây là một trong những hoạt động thực hiện chương trình đã ký kết giữa 5 vùng kinh đô cũ của Việt Nam.
(SH) - Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Đội Công tác xã hội thanh niên TT Huế ( thuộc Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi TT Huế) tổ chức chương trình “Vui Tết thiếu nhi cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.
(SH) - Chiều ngày 27/5, tại 20 Lê Lợi ( Huế) Trung tâm học liệu - Đại học Huế đã tổ chức buổi tọa đàm đàm “Bảo tồn và gìn giữ kho tư liệu văn hóa lịch sử Huế cho thế hệ mai sau”. Tham dự tọa đàm có các nhà nghiên cứu Huế, những người quan tâm đến Huế và sinh viên Đại học Huế.
(SH) - “Nỗi niềm đấng quân vương” là tác phẩm do Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế dàn dựng đã được trao giải Bạc trong lễ bế mạc cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2013 diễn ra tại Trung tâm văn hóa tỉnh Quảng Nam, thị xã Tam Kỳ vào tối 26/5.
(SH) - Huế đang mùa sen và đại lễ Phật đản (2557), đâu đâu cũng thấy hình bóng hoa sen. Sen trên các poster, hoa đăng trang trí. Trong biển hoa sen ấy còn có những tranh sen của họa sĩ trẻ Lại Thanh Dũng.
(SH) - Ngày 25/5/2013, tại 26 Lê Lợi, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì cuộc họp nhằm giải quyết và đưa ra kết luận cuối cùng xung quanh chuyện chiếc huy chương vàng không “chính chủ” gây xôn xao dư luận trong Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Bắc miền Trung tổ chức tại Huế vừa qua.
(SH) - Sáng ngày 22-5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã chính thức khởi công trùng tu các công trình Dũ Khiêm Tạ, Xung Khiêm Tạ, Khiêm Cung Môn thuộc lăng vua Tự Đức. Đây là dự án do Ban Quản lý dự án di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư, Công ty CP Tu bổ di tích Trung ương thi công.
(SH) - Ngày 18/5, tại chái đông Điện Thái Hòa (Đại Nội), Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Phiên bản ấn vàng triều Nguyễn và văn bản hành chính.
(SH) - Khi 7 đóa sen hồng được thắp sáng trên dòng Hương thơ mộng cũng là lúc báo hiệu mùa Phật Đản năm 2013 (Phật lịch 2557) đã về.
(SH) - Sau khi được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô (TTBTDTCĐ) Huế đồng ý cho sửa chữa nhà (là quyết định trái thẩm quyền), 2 hộ dân sinh sống tại khu vực 1 của Di tích Lục Bộ đã đập bỏ nhà cấp 4 đang thuê ở để xây dựng nhà 2 tầng kiên cố.
(SH) - Huế đang nỗ lực xây dựng một môi trường du lịch tươi đẹp, thân thiện nhằm tạo ra ấn tượng đối với khách du lịch bốn phương. Tuy nhiên, hàng ngày vẫn có nhiều hành vi của những người làm du lịch đi ngược với mục tiêu này.
Tiếp nối những thành công từ chương trình “Ngôi nhà mơ ước” đã thực hiện tại Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trong năm 2012, Công ty Bia Huế tiếp tục đến với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, tiếp thêm nguồn lực để họ sớm “an cư, lạc nghiệp”.
Chiều ngày 12/5/2013, tại khuôn viên lăng Tự Đức, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật tổng kết trại sáng tác “Dấu thời gian”.
Đi trên quốc lộ 1A , khi qua thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, bạn sẽ nhìn thấy đầm Lập An. Cảnh đẹp thanh bình nơi đây mỗi khi chiều về sẽ khiến lòng bạn xao xuyến.
Tại thống Festival Nghề truyền Huế 2013, lần đầu tiên một cặp đèn pháp lam khổng lồ và hết sức độc đáo đã được trưng bày tại khu vực công viên Tứ Tượng (TP.Huế).
Đây là Liên hoan ảnh nghệ thuật do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp Liên hiệp Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức đã khai mạc sáng nay 28-4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tại thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa cùng với Văn phòng Di sản Thế giới Luangprabang (Lào) ký kết thỏa thuận trao đổi hợp tác trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nhịp sống biển Đông là cuộc thi diễn ra trên chuyên trang tuoitre.vn/Nhipsongbiendong từ ngày 5-10-2012 đến 15-3-2013.
Nhà sưu tập Dương Phú Hiến đến từ Hà Nội và đem đến Huế những hiện vật vô cùng quý giá nằm trong số 40 nghìn hiện vật vô giá mà ông đang sở hữu.
Theo Ban Tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2013 cho biết, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt,” Festival lần này đã nhận được đăng ký của 33 làng nghề (trong đó có 12 làng nghề của các địa phương trên cả nước, còn lại là của các địa phương trong tỉnh), với trên 170 nghệ nhân