Ảnh: Internet
ĐẶNG VĂN ĐÔNG Chiếc áo len nhiều màu Mùa đông năm ấy, trời rét đậm. Bầu trời đầy nặng những áng mây chì. Mưa tuy nhẹ hạt, nhưng gió thì thào xào xạc lay động những bụi tre già trong vườn. Về đêm, tiếng ễnh ương, côn trùng rề rà vọng đến từ ao hồ lối xóm. Đường vắng. Tiếng chó sủa vu vơ... Trong gia đình tôi, đêm đông, ba - mợ tôi đi ngủ sớm. Tôi và chị tôi đều thức. Dưới ánh sáng vàng cây đèn tọa, tôi say mê đọc sách thiếu nhi “Hoa Hồng”. Truyện mà tôi mê nhất thời thơ ấu là “Ông Đồ Bể” của nhà văn Khái Hưng. Trong khi tôi đọc sách thì chị tôi thường đan len. Đêm ấy, chị tôi vào phòng riêng, khi đi ra có mang theo một cái giỏ mây mà bên trong nhiều cuộn len màu, có cuộn to bằng trái cam lớn, có cuộn nhỏ bằng trái ổi, trái chanh. Mớ cuộn len to nhỏ, xinh xinh có nhiều màu: vàng, tím nhạt, đỏ, hồng, xanh da trời... Đây là số len còn lại khi chị tôi đan xong áo ấm cho khách hàng. Chị để dành, khi thì đan chiếc quai nón, khi thì đan khăn quàng cổ để tặng bè bạn hay người thân trong xóm nhỏ Đức Môn (xóm Cửa). Chị đến cạnh tôi, nhìn xem tôi đang đọc sách gì? Tôi cười khoe với chị: - Em đang đọc “sách Hồng”, chuyện hay lắm chị ơi! Đọc xong em sẽ kể lại cho chị nghe. Chị vui vẻ đồng tình: - Em cứ đọc đi. Còn đêm nay chị sẽ đan cho xong chiếc áo len nhiều màu của em. Em đọc sách nhớ đừng thức khuya lắm. Tôi thực sự ngạc nhiên về việc đan áo len này, rụt rè hỏi: - Em thấy chị đang bận đan áo len cho khách hàng, tại sao đêm nay chị lại có thì giờ đan áo cho em? Chị tôi bỗng đôi mắt như mờ lệ. Chị ngập ngừng một lúc, rồi nhỏ nhẹ: - Nói với em nhưng em chớ buồn. Hôm qua ba đã la chị, có lẽ ba giận chị lắm. Ba nói chị không quan tâm gì đến em, để em mùa đông lạnh lẽo mà không có lấy một manh áo ấm. Ba còn nhắc nhở chị: “Mẹ mất sớm, chị phải thay mẹ chăm sóc em chu đáo, vậy mới phải đạo là con gái lớn đảm đang việc nhà”. Tôi chợt hiểu, tự nhiên cảm thấy mình cô đơn, côi cút, mủi lòng. Tôi chăm chú nhìn vẻ mặt rất buồn của chị, nét mặt có chút gì như lòng ân hận. Trong tâm hồn bé thơ của tôi dấy lên một niềm thương cảm vô hạn đối với chị... Tôi ngủ thiếp đi lúc nào chẳng rõ. Còn chị vẫn lặng lẽ với que đan bằng tre, mũi lên mũi xuống, cần mẫn thức trắng đêm. Sáng hôm sau, khi tôi đang rửa mặt và đánh răng ở bể nước sau nhà, chị đến bên, cười âu yếm khoe: - Chị đan xong áo len cho em rồi. Chút nữa em mặc thử, xem có vừa và đẹp không? Đấy là chiếc áo len đầu tiên trong đời tôi. Cổ trái tim, hở nách và không có “bo”, màu tím nhạt. Chị rất hài lòng với sản phẩm khiêm tốn của mình, vuốt tóc tôi, vui vẻ: - Khi nào kiếm thêm đủ len thừa chị sẽ nối tay áo cho em, chắp thêm cổ, vậy là em sẽ có một chiếc “săng-đay” thật ấm và đẹp. Sở dĩ chị tôi đan nhanh và đẹp vì thời ấy chị tôi là một nữ sinh giỏi của trường Nữ Công Học Hội do nữ sĩ Đạm Phương làm hiệu trưởng. Trường dạy cho các nữ sinh miền Trung về nữ công gia chánh như thêu, đan, làm bánh ướt, kết hoa giấy và có cả việc kéo sợi bông đi dệt vải... Thời gian trôi đi. Thời thơ ấu qua đi. Và oái ăm thay... Vào năm 47, giặc Pháp đổ bộ lên Đồng Hới, sau mặt trận lan ra đến huyện Bố Trạch. Chị tôi tham gia kháng chiến ở Huyện hội Phụ nữ Bố Trạch. Chính vào giai đoạn này, chị tôi mang thai cháu đầu lòng. Khi sinh nở, bị sốt cao. Đang thời buổi chiến tranh, thiếu thuốc men và phương tiện y tế khoa sản. Cả hai mẹ con chị đều qua đời! Lời hứa thân thương đối với đứa em trai nhỏ dại, chị tôi đã vĩnh viễn không bao giờ thực hiện được nữa. Đ.V.Đ (263/01-11) |
NGUYỄN QUANG HÀ
Đi trên đường phố Huế bao giờ cũng có cái cảm giác êm ả. Nhất là mỗi lần từ trong Nam ra, ngoài Bắc vào, đến Huế, ta như vừa bất chợt gặp lại sự yên lành.
SONG CẦM
Bút ký
Với tôi, nước Nhật không những không xa lạ mà còn rất gần gũi. Tuy vậy, tám năm ở Nhật trước đây chưa phải là dài lắm để tôi đủ thời gian và cơ hội trải nghiệm tất cả.
PHÙNG SƠN
Truyện ký
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Chúng tôi về Điền Lộc vào một ngày tháng năm, nắng hực trảng cát hun hút trải dài mùa biển.
NGUYỄN PHƯƠNG ANH
LGT: Chu kỳ biến đổi khí hậu khiến thời tiết Huế mấy năm gần đây thay đổi rõ rệt. Huế ít lụt hẳn đi, thậm chí lụt cũng thay đổi chu kỳ lụt, ai đời như năm nay, lụt (tiểu mãn) vào tháng hai ta.
Lụt Huế thay ngày tháng năm, nhưng ký ức thì khó phai mờ, như tùy bút dưới đây…
HÀ LINH
1.
Con đường xa tắp. Chuyến đi xuất phát với lòng tin nơi đến là cuộc hành trình từ bỏ hạnh phúc con người.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
Ngắm những ruộng bậc thang chín vàng rực rỡ cả thung lũng, ít ai nghĩ rằng cái tên Mù Cang Chải theo tiếng người H’Mông có nghĩa là làng Cây Khô.
Lời người sưu tầm: Có những người xuất hiện với tác phẩm đầu tay như một ánh chớp, gây xôn xao và hâm mộ trong bạn đọc một thời nhưng rồi sau đó, mặc dầu cũng có một sự nghiệp văn học, có hàng bao nhiêu trăn trở tìm tòi, rồi cũng có dăm bảy, thậm chí hàng chục tác phẩm tiếp theo nhưng không sao tìm thấy được sự khởi sắc sâu đậm như tác phẩm ban đầu.
HÀ KHÁNH LINH
Bút ký
Trường được thành lập từ năm 1963.
Thầy và trò lần lượt ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến nay chỉ còn sót lại hơn một nửa, tìm cách liên lạc với nhau mãi mới thực hiện được một chuyến trở về tìm lại dấu tích mái trường xưa - giờ đã nằm sâu vào lãnh thổ nước Lào...
PHƯƠNG ANH
Tôi thường chọn cho mình những phút giây lặng lẽ, bình yên của những ngày vào thu ở một góc quán vắng để ngắm nhìn dòng xe xuôi ngược, mỗi chuyến xe là một cuộc đi.
VÕ NGỌC LAN
Tôi vẫn thường thắc mắc không hiểu có ai sống với nhau tròn trăm năm không? Bởi tuổi của đời người mong manh, chẳng ai chờ ai, rồi lại nghĩ mình có ngộ nhận chữ nghĩa trăm năm đó không?
PHI TÂN
Bút ký
Phá Tam Giang trải dài theo hướng từ Bắc vào Nam, song song với bờ biển từ huyện Phong Điền cho đến huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), được chảy vào bởi ba con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương.
NGUYỄN THẾ TƯỜNG
Truyện ký
"Kiến Giang nước chảy một dòng
Bên bồi bên lở đau lòng hay chưa"
(Ru con Lệ Thủy)
VI THÙY LINH
Trong các phần của cơ thể con người, tóc thuộc về ngoại hình mà câu chuyện tóc liên quan, ảnh hưởng tới nhiều mặt, từ mỗi con người tới lịch sử nghệ thuật, xã hội. Tóc rụng hằng ngày nhưng mấy ai thương tóc. Đời tóc đi qua những đời người.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
Bạch Mã có mối lương duyên thuần khiết với mây, đến cái tên gọi cũng bắt nguồn từ những áng mây quanh năm quần vũ trên chóp núi.
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Bút ký
Trong chuyến hành hương trên đất Phật chúng tôi đã đến ba vùng đất quan trọng liên quan đến cuộc đời Đức Phật, ba địa danh nằm trên đất Ấn Độ đó là Boddhgaya nơi Đức Phật sau bao thăng trầm trong cuộc tìm kiến chân lý đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Đề và giác ngộ.
PHƯƠNG ANH
Tôi đã từng nhìn vào ánh mắt của những người đàn bà, những người mẹ; những đôi mắt luôn ẩn giấu những câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Bởi cuộc đời họ dường như chẳng có lấy được một phút giây thanh thản để tự hỏi rằng: Mình là ai?
NGUYỄN VĂN UÔNG
Tết về là gói bánh tét. Thế mà bây giờ cái mặc nhiên ấy không còn là mặc nhiên. Cái ông già tuổi đã cổ lai hy cứ nhớ vẩn vơ chuyện ấy mỗi khi Tết về.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Đi qua miền sơn cước lớp lớp mây mù giăng trên những đầu núi, vượt đèo A Co, những cơn gió đông của A Lưới heo hút, lạnh băng xộc từ những hẻm núi sâu táp sa mặt mũi.
LÊ THỊ MÂY
Bút ký
O tôi đã gần tám mươi tuổi. Thuở con gái o đã từ chối đôi ba đám trai làng đội cau trầu đến ngõ dạm hỏi. Ở vậy không chồng con, o sớm tối vào ra một mình, cửa nhà heo hút.