“Hai phía chân dung” (NXB Nghệ An, 2021) là một tập “ngẫu văn”. Bằng giọng thủ thỉ tâm tình, tác giả đưa ta đến với nhiều địa danh.
Đó là Kỳ Anh, nơi chôn rau cắt rốn của mình; đó là Hương Sơn, quê nội ngoại gắn với những dòng sông mềm mại như suối tóc người thiếu nữ; đó là Đức Thọ, nơi sinh ra người con gái để thi sĩ tỏ tình vào một đêm xuân trên bãi biển Kỳ Khang và sau đó gắn kết duyên nợ trọn đời; đó là Hương Khê, nơi chàng phải lòng một người con gái tuyệt sắc giai nhân từ năm 20 tuổi, mười năm sau trở lại, biết nàng đã xách váy theo chồng và thi sĩ đứng ngẩn ngơ nhìn “hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”.
Viết về những miền quê gắn bó yêu thương, tác giả thể hiện sự hiểu biết thấu đáo, tỉ mỉ, thể hiện một niềm yêu máu thịt, ruột gan, điều đó chẳng có gì lạ. Nhưng có những miền quê chỉ gắn bó một thời gian công tác như Cửu Long Giang, Đồng Nai hay thậm chí có nơi chỉ cùng đoàn văn nghệ “cưỡi ngựa xem hoa” như Quỳnh Lưu, Thái Hòa, Anh Sơn, Con Cuông, Quế Phong... tác giả cũng phác họa một cách công phu. Những cảnh, những người, những việc, những câu chuyện lịch sử, những truyền thuyết hấp dẫn, những nét văn hóa riêng của mỗi miền quê cứ thế găm vào bộ nhớ tác giả và neo lại đó một cách bền vững. Có cảm tưởng, các bạn giáo viên Ngữ văn nếu muốn tìm ngữ liệu cho văn thuyết minh về một di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh vừa chính xác, khoa học, khách quan, vừa có yếu tố nghệ thuật, có thể mở “Hai phía chân dung” của Lê Quốc Hán ra.
Tôi cũng đặc biệt thích thú khi nghe tác giả luận về các loài hoa. Hoa đào rực nở khi xuân về xua đi cái rét ở miền bắc gợi đến câu chuyện cảm động về người chinh phụ lấy máu mình thêu khăn gối gửi chồng nơi ải bắc. Hoa mai rực nắng phương nam tượng trưng cho khí tiết thanh cao của người quân tử. Hoa ban, hoa mơ, hoa mận dệt nên bức thổ cẩm diệu kỳ trải dài một dải bắc nam. Hoa xoan, hoa chanh, hoa bưởi rụng tơi bời trong thơ Nguyễn Bính ướp hương thơm đến tận hôm nay. Hoa gạo thắp lửa tháng ba cho phượng vĩ cháy lòng tháng sáu... Rồi hoa sen, hoa súng, hoa cúc, hoa hồng... đều được nói đến gắn với những quan niệm, những tư tưởng, những nhân vật rất thú vị. Tôi thú vị nhất là chi tiết nói về sự ra đời của tác giả: Mẹ đi lễ Phục sinh ở nhà thờ, thấy trở dạ liền vội về nhà, đi vội quá vấp phải khóm hoa hồng, khuỵu xuống và sinh con. Bà chép miệng, thằng bé sinh bên cành hồng, lớn lên chắc gặp nhiều gai!
Thế mà, khi tiếp xúc với tác giả, nhìn gương mặt nhẹ nhõm, thanh thoát với nụ cười hiền, tôi có cảm giác ông là một đóa sen! Và có lẽ vì thế, đọc “Hai phía chân dung”, tôi nhận ra rằng, dù những cái “gai đời” có làm ông đau nhưng ông vẫn là bông sen nguyên vẹn trắng trong, thanh khiết và dâng cho đời những gì tinh túy nhất!
Theo Nhật Thành - Thời Nay
Hội Nhà văn Việt Nam được chính thức thành lập từ năm 1957, sau Hội nghị thành lập Hội diễn ra tại trụ sở Câu lạc bộ Đoàn Kết, từ 1/4 đến 4/4/1957. Trong lịch sử văn học Việt Nam thời hiện đại đây là lần đầu tiên có một tổ chức của những người lao động văn học trên toàn quốc.
Tái hiện bức tranh Hà Nội thời bao cấp, rồi từ đó đi tìm cái chất nhân văn thuần nhất trong đời sống con người, “Chuyện ngõ nghèo” là cuốn tiểu thuyết đánh dấu sự trở lại của Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh năm 2017 sau một loạt các tiểu thuyết đình đám như: Mẫu Thượng Ngàn, Hồ Quý Ly, Đội gạo lên chùa…
1. “Thiện, Ác và Smartphone” là tập tiểu luận thứ hai của Đặng Hoàng Giang, sau “Bức xúc không làm ta vô can” - cuốn sách ra mắt năm 2015 và gây được tiếng vang rộng rãi.
Nhân chuyến trở lại Việt Nam truyền giảng phật pháp, ngày 4-4, Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche đến từ Ấn Độ đã dành nhiều thời gian giao lưu cùng bạn đọc tại TPHCM.
Nguyễn Trí được biết đến vào năm 2013 khi tác phẩm Bãi vàng, đá quý trầm hương (NXB Trẻ) đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. “Sự nghiệp” cầm bút của Nguyễn Trí đến nay mới chỉ 5 năm nhưng ông đã có 9 cuốn sách truyện dài, truyện ngắn ra đời.
Phan Việt vừa có buổi giao lưu về tác phẩm mới nhất, cũng là tác phẩm chị cho là quan trọng nhất trong bộ ba "Bất hạnh là một tài sản" của mình.
Sáng 21-3, tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM, đã diễn ra buổi ra mắt tập tiểu luận, phê bình Nhà văn Lê Văn Thảo trong lòng đồng nghiệp do Hội Nhà văn TP thực hiện (NXB Hội Nhà văn xuất bản).
Nhà sách Trí Việt cho biết sau gần 3 năm thực hiện với 6 lần chỉnh sửa, Hội đồng thẩm định cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” do Ban Tuyên giáo TƯ thành lập đã đồng ý cho phép xuất bản cuốn sách này.
Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy Bút ký chính luận giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng xã hội. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho quần chúng. Trong một thế giới đương đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động, Bút ký chính luận càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống.
Ngày 4 và 5/1, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành họp để bình chọn bảy tác phẩm xuất sắc của làng viết năm qua. Kết quả được công bố hôm 10/1.
Nghiên cứu công phu, tư liệu chính xác, văn phong mạch lạc và giàu cảm xúc, tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết của hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy không chỉ khiêm tốn “bổ khuyết” mà là công trình giàu tâm huyết với những khám phá ngạc nhiên mới lạ rất hữu ích.
Nói về cuốn sách phê bình văn học Giăng lưới bắt chim của mình, Nguyễn Huy Thiệp hay nhắc lại điều thoạt tiên tưởng rằng ông "lấp lửng": tôi viết có đúng có sai, có chính xác có nhầm lẫn, viết khi mình "đang còn nửa mê nửa tỉnh".
Có một thực tế là rất nhiều người song hành giữa việc viết văn và viết báo. Xét về góc độ thể loại thì văn học và báo chí là hai thể loại khác nhau nhưng giữa chúng lại có sự tương đồng với nhau về nhiều khía cạnh. Vì thế việc song hành giữa văn chương và báo chí là điểu dễ hiểu.
hông biết đã đến đáy chưa thảm trạng tác giả (khoa học và nghệ thuật) bị xâm hại trắng trợn về bản quyền như hai công trình về dân tộc học của GS.Từ Chi, và về sử học của GS.Trần Quốc Vượng. Hai tác giả có tên tuổi đã quá cố, và những nhà xuất bản gây nên sự cố, làm méo mó, biến dạng đứa con tinh thần của họ lại là những nhà xuất bản có những cái tên rất sang, là cơ quan ngôn luận của những cái hội nghề nghiệp lẽ ra phải rất nghiêm chỉnh, đứng đắn trước công luận. Các cơ quan truyền thông đã lên tiếng. Không biết gia đình, thân nhân của hai tác giả có ý kiến gì không? Ta đã có lệ luật gì về những vụ việc như vậy, để đưa ra tòa án dư luận?
Chiều 7.10, Hội đồng giám khảo giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội gồm các nhà văn, nhà thơ: Bằng Việt, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Việt Mỹ, Nguyễn Sĩ Đại, Lê Minh Khuê, Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Thành Phong đã họp phiên chung khảo.
Ngày 4/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm văn xuôi, trong đó có truyện ngắn xuất hiện trên báo chí đã trở thành món ăn tinh thần nhiều năm nay cho độc giả. Tuy nhiên, dường như món ăn tinh thần này đang ngày càng có xu hướng bị co lại, bị thay thế.
Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài chiến tranh, cách mạng thời gian qua đã có nhiều đổi mới và được giới chuyên môn ghi nhận.
Viết về cuộc Cách mạng mùa Thu 70 năm về trước, nhà văn Nguyễn Đình Thi - người can dự, đồng thời là chứng nhân của cuộc cách mạng vĩ đại đó (Năm1945 ông dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào và được cử vào Ủy ban Giải phóng dân tộc; sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Ủy viên thường trực) đã ví nó giống như “một cuộc lột vỏ”, “rũ bùn” đứng lên của con người, của dân tộc Việt Nam: Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa (Đất nước).
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới về văn hóa văn nghệ được đề ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), văn học Việt Nam đã có nhiều bước chuyển sâu sắc, đạt nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các thể loại, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng văn hóa, tinh thần của con người và xã hội.