VŨ MẠNH LẬP
Cây ngô cao vồng lên giữa bãi, lạ lắm.
Già A-nông thầm đặt cho nó cái tên: cây ngô chướng.
Ảnh: internet
Ba ngày rồi, mưa và gió liên miên. Bước chân ra khỏi sàn là áo quần ướt sũng, nước ròng ròng chảy dài xuống quanh đầu, không sao mở mắt ra được, nước vào mắt cay xè, đỏ đọc. Đêm sâu, gió hun hút qua thung, ràn rạt. Những tia chớp lóe lên nhì nhằng như ruộng nẻ chân chim giữa bầu trời. Sấm rền rền ran ran ầm cả núi. Vắng cái chân ở nương, ở rẫy già A-nông chịu không nổi, giấc ngủ chập chờn, thấp thỏm.
Sớm nay, chim từ quy vừa hút giọng thì ông mặt trời đã lên. Rừng lại có ánh nắng.
Già A-nông ra rẫy ngắm nhìn nương ngô. Mắt ông nheo nheo cười. Cái điếu ở môi rung rung. Những cây ngô khe khẽ rung khoan khoái, lòng dạ ông cũng mát mẻ.
Mắt già A-nông đưa lướt qua bãi ngô, chợt dừng lại ở mô đất cồm lên mé bãi, như không tin ở mắt mình. Bàn tay già dụi quệt qua quệt lại hai mi mắt. Già biết mắt già vẫn còn sáng như mắt nai, mắt gấu. Đôi mắt già xoáy vào mé đất ở góc bãi. Cây ngô chướng thường ngày cao vọt lên, thoắt đưa mắt đã thấy ngay. Bây giờ đâu rồi? Già chợt nghĩ tới con heo, con nai. Nhưng sao cả vạt cây vẫn còn. Chỉ một cây ngô chướng là đổ gãy. Không phải tiếc thương, mà là một thói quen bị hẫng.
***
"Ngô chướng", già gọi nó bằng cái tên ấy. Nó chướng thật, chướng từ hồi mới ngoi lên mặt đất. Nó lớn vội lớn vàng như loài cỏ dại. Rễ nó túa ra lan rộng giành đất. Rễ mọc trên từng đốt cây tua tủa. Tầng rễ này chưa ra kịp, dính vào đất, tầng khác tuôn ra. Hết tầng này đến tầng khác, khít rịt. Nó bám dày trong đất, xuyên thẳng sang những gốc ngô khác, tranh ăn. Trong bãi ngô nếp già trỉa, ngô chướng là cây ngô lạ, già biết. Nó là giống ngô lòn. Có lần già A-nông bặm môi dáng A-vin (1) định bấm phắt, nhưng thôi, già kiên trì túm từng dấu rễ dí vào gốc. Trông cái màu xanh mởn kia, không nỡ. Lòng già vốn bao dung mà! Rồi lớn lên, thân nó cao lêu nghêu, cao lắm, cao gấp rưỡi đám ngô nếp quanh quanh. Mình nó còn đèo hai bắp ngô thon và ngắn. Râu ngô rủ xuống, vật vờ.
Gió rừng nhè nhẹ. Cờ ngô chướng rung rinh lắt lay theo chiều gió, lay theo cái thân oặt oẹo ngã nghiêng. Ngô đang mùa thụ phấn kết hạt. Phấn từ cờ ngô chướng bay bay. Nó cao, cao hẳn lên.
Hai mươi hai nhánh cờ ngô chướng dài vươn ra rung rinh ma mãnh. Nó ngạo ngược như một bạo chúa và dưới trướng là hàng trăm cô gái đang chịu tội; mượn gió, vung vãi phấn tha hồ, tùy thích. Nhánh cờ như cái tay dài vươn tới khắp nơi, mơn trớn. Thảm họa sẽ đến với loài ngô nếp, già A-nông biết. Nhìn cây ngô chướng già A-nông nhớ đến I-pằn. I-pằn, người Tà-ôi được học cái kỹ thuật chọn giống, I-pằn nhắc nhở bà con:
- Ta nên trỉa cái ngô nếp. Bắp ngô nếp to, nhiều hạt, mập. Ăn dẻo và thơm.
I-pằn còn nhắc đi nhắc lại, cái bụng già A-nông còn nhớ:
- Chọn giống ngô nếp cho kỹ, đề phòng lẫn giống ngô lòn.
Cái bụng già A-nông nhớ, cái tay già A-nông làm nhưng làm chưa kỹ. Bao nhiêu mùa tỉa trên bãi bồi này, mùa nào cái tay già cũng chọn cũng lựa. Giống ngô lòn cứng trơ cứng khấc. Đun hàng gùi củi rừng nó vẫn chưa chín. Ăn nóng sần sật như nhai hột sót, ăn nguội xàm xạp như nhai trấu. Trẻ con cạp ngô lòn đến khổ. Người già sếu sáo nhìn ngô lòn chỉ cười trừ. Ngô lòn đưa vào cối đá giả cứ bong bong, tung trượt cả chày. Song sức sống của nó thật mãnh liệt. Nó chen lấn, dằng dật với các cây xung quanh, tệ hại nhất, là nó vung vãi nòi giống của nó, làm lẫn lộn hư cả giống ngô nếp của già.
Sự lẫn lộn bao giờ cũng xấu. Bắp ngô nếp trắng óng điểm vài hạt ngô lòn, bẩn mắt. Kỹ thuật chọn giống ngô cán bộ I-pằn nói, già còn gắn vào cái bụng. Già ưng cái ngô nếp. Giống ngô lòn vẫn lác đác pha trộn bao nhiêu mùa rẫy rồi, già căm lắm. Cái giống quái ác, dai dẳng thật, chỉ còn một dấu vết vàng trên hạt ngô nếp cũng truyền lại thành giống ngô lòn, sinh sôi.
Già đã nghe lời nói của I-pằn. I-pằn nói kỹ, nhưng nói chưa hết. Nên lòng già chưa thật tin. Xưa nay già cứ cho sự hư hỏng ấy là tại Giàng.
Những cây ngô nếp quanh nó vàng vọt, thiếu chất. Những cây đứng kề thì bị ẩy vẹo sang một bên, thân xây xát. Nó vươn cao vừa chiếm đất, vừa chiếm trời. Già lớn lên sống với núi rừng đã bao nhiêu mùa rẫy già không nhớ. Già cứ ngỡ là Giàng cho no được no, Giàng bắt đói phải đói. Già sống cam chịu nhiều rồi. Già có được học đâu mà hiểu được tính trội nguy hại này của loại ngô lòn.
***
Già A-nông dừng lại. Trước mặt già cây ngô chướng nằm sóng soài trên mặt đất, dài ngoẵng. Những chùm rễ tua tủa gớm ghiếc. Môi già bật ra âm thanh trầm trầm: "Nó muốn sống lấy một mình thôi. Nó không có bạn bè, không đương đầu nổi với gió mưa, nên bị gió mưa vật ngã "ưm rang cu chít lữ" (2). Thế là cây ngô chướng không còn nữa, già thầm nghĩ.
Nó chết thật, chết một mình, vì gió. Mắt già A-nông nhìn xuyên bãi ngô, ngó đậm vào rừng sâu, cười cười nheo nheo. Cái điếu ở môi già rung rung, bập bập khói trắng tuôn ra phù phù trước gió. Già A-nông chậm rãi, đăm chiêu bước tới cây ngô nếp to, cao lực lưỡng nhất. Già đưa bàn tay chai sạn, khô ráp bóc bắp ngô nếp mẩy mang nhất ra xem. Những vết vàng rải rác đã lặn chặt vào da những hạt ngô nếp căng láng làm già giật mình. Già chớp chớp mắt, lẩm bẩm nói khe khẽ như tự thú với lòng mình: "những di hại dai dẳng này là tại ta nhẹ dạ mà! Tại ta mà!".
Lá ngô lào xào, uốn lượn như tay người con gái múa theo nhịp đàn ta-lư mơn man quanh già như những lời an ủi.
V.M.L
(SH22/12-86)
-------------------
(1) A-vin: cuốc nhỏ
(2) Ngô lòn đã chết rồi.
Ven Hồ Gươm ở phía lề đường bên phải, cách chân tượng vua Lê Thái Tổ ước ngoài trăm mét, luôn có một bồ đoàn. Bồ đoàn là chừng dăm tấm thảm Tầu rải sàn nhập lậu từ các tỉnh phía Bắc được các gia đình Hà Nội trung lưu ưa dùng.
1Sau lần đi gặt thuê cho đồng bào dân tộc ở Vĩnh Thạnh về, tôi bị trận sốt rét nặng. Dai dẳng trở đi trở lại gần ba tháng mới khỏi. Những ngày sau đó, trong người thấy cứ nôn nao, bứt rứt.
Có thể cô gái ấy đã trồi lên từ thủy cung do thủy triều xuống quá nhanh. Một nửa thân hình của cô từ dưới eo trở lên, hoàn toàn khỏa thân nhô ra khỏi mặt nước.
Mặt trời như còn ngái ngủ. Cùng với cánh cò trắng từ đâu bay về sáng nay, tôi bần thần chờ đợi một điều gì đó. Nó mong manh và đằm thắm theo về với cơn gió lạnh. Như mặt trời vẫn thập thò, như đường về mệt mỏi, như hàng cây đìu hiu. Vừa gần gũi tưởng có thể ôm giữ được mà cũng vừa cách xa vời vợi.
Hôm qua nghe đài, có một cái tên giống hệt người thân của mình đã mất tích trong chiến tranh. Rồi một tên khác, kế tiếp một tên khác với hòm thư toàn những chữ số. Hai anh em tôi nhìn nhau. Đã biết bao lần anh em tôi nhìn nhau như vậy. Từ khi con bé thiên thần kia còn chưa biết khóc vì buồn.
ITiệc có vẻ sắp tàn. Nàng đứng lặng lẽ gần cửa ra vào đưa mắt bao quát căn phòng rộng. Đèn chùm sáng trắng. Nhạc êm dịu trong phòng hôn lễ đã giúp nàng tự tin hơn khi bước chân vào có một mình với bộ đồ xoàng xĩnh đang mặc.
Bây giờ thì Hồng sắp được gặp chị. Người chị mà suốt những năm tháng đi xa, ở đâu Hồng vẫn luôn nghĩ tới. Cứ mỗi lần như thế, một tình cảm thân thương choán ngập tâm hồn Hồng.
- Mẹ nếm thử xem. Con cho thêm một tý đường nữa nhé.Tôi ngừng tay bên rồ rau sống xanh um cầm lấy thìa nước chấm nhấm nháp lắng nghe vị vừa chua vừa ngọt vừa bùi bùi tan ra trên đầu lưỡi: - Một thìa nhỏ nữa thôi con. Ngon rồi đấy.
Bác Hai đang ngồi trước mặt tôi, lặng im như pho tượng. Đôi mắt bác đăm đăm không chớp, nhìn về một cõi xa xăm mà tôi đoán chừng là ở nơi ấy chắc chắn có những kỷ niệm vui buồn về người em trai của bác, chính là cha tôi.
Cuối năm, Đài truyền hình liên tục thông báo gió mùa đông bắc tràn về, miền Tây Bắc nhiệt độ 00C, khu vực Hà Nội 70C...
Tôi tạm xa Hà Nội một tuần. Cũng chẳng biết là phải xa hay được xa nữa. Bố mẹ phái: - Cho con Hạ đi ăn giỗ!
Tặng anh Hữu Ngọc, anh Đoàn, Lành - Ngọc Anh. Tưởng nhớ chị TâmHảo không có giấy mời. Có thể những người bạn cũ của anh ở Huế cũng đã nghỉ hưu cả rồi, hoặc giả họ bận trăm công ngàn việc nên cũng chẳng nhớ anh ở đâu mà tìm... Song điều ấy không quan trọng.
Chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc, nhận tấm thẻ thương binh, tôi trở về quê nhà. Để bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình, tôi dã dành tất cả số tiền chính sách nhận được mở một quầy sách báo. Khách hàng của tôi khá đông.
Ông Biểu đột ngột nằm xuống. Tưởng như mọi cái đâu vào đấy. Như linh cảm trước, cuối năm con hổ, ông Biểu đã sắm cỗ áo quan dạ hương thơm nức. Xe cộ cần bao nhiêu chẳng có. Mọi thứ nếu muốn, chỉ sau một tiếng “alô” là tha hồ.
- Mẹ nếm thử xem. Con cho thêm một tý đường nữa nhé.Tôi ngừng tay bên rổ rau sống xanh um cầm lấy thìa nước chấm nhấm nháp lắng nghe vị vừa chua vừa ngọt vừa bùi bùi tan ra trên đầu lưỡi: - Một thìa nhỏ nữa thôi con. Ngon rồi đấy.
Nó tỉnh dậy. Sương lành lạnh, thời tiết thật khắc nghiệt, ban ngày trời nắng như thiêu như đốt. Khẽ co ngón tay, một cảm giác đau buốt suốt từ đỉnh ngón chạy vào tim, xương sống như có luồng điện chạy qua. lạnh toát.
Chuyện kể rằng ở xóm Đồng có một gia đình hiếm con lắm, chữa mãi đến năm chồng 45 tuổi, vợ 40 tuổi mới có mang.
Khúc sông lặng lẽ như thói quen của nó vẫn lặng lẽ vào mùa thu nước kiệt. Bây giờ, dòng chảy chỉ còn là một dải nông lờ, xuống đến tận mép nước mới nghe được tiếng chảy róc rách như tiếng nói thầm.
“Ai cũng biết rằng tạo hóa sinh ra đất, nước, cây cỏ, chim muông, thú vật... và con người. Động vật có trước con người có sau. Như vạy họ là tiền bói của con người. Đã không thờ kính tiền bối, lại làm điều ác với họ, con người phải gánh chịu lấy hậu quả. Âu đó cũng là lẽ trời...!”
Chủ nhật, tôi đến thăm một người bạn quen nhưng không thân lắm ở bên kia Cầu Kho, phía Tây Bắc thành phố. Đã dăm bảy năm nay tôi không gặp anh, mặc dù đã biết anh chuyển về dạy ở Đại học Nông Lâm khá lâu.