Cây Bồ đề 3 thân được vinh danh Cây di sản Việt Nam

16:03 12/08/2014

Cây bồ 3 thân độc đáo có tuổi thọ gần 200 năm trong một đền thờ tại tỉnh Phú Yên vừa vinh dự được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Cây Bồ đề gần 200 năm tuổi tại Phú Yên là Cây di sản Việt Nam

Ngày 12/8, ông Hồ Văn Tiến Giám đốc Sở VH-TT-DL Phú Yên cho biết Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) đã xét duyệt, công nhận Cây di sản Việt Nam đối với Cây bồ đề ở đền thờ Lương Văn Chánh (thôn Long Phụng, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa).

Theo hồ sơ công nhận cây di sản, cây Bồ đề có tên khoa học: Ficus religiosa, thuộc họ Ficus. Cây bồ này có 3 thân, chu vi 12 mét, đường kính 3,8 mét, chiều cao 21 mét. Tuổi của cây được xác định ít nhất là 192 năm tuổi. Căn cứ tính tuổi cây được xác định dựa vào lịch sử xây dựng Mộ và Đền thờ danh nhân Lương Văn Chánh.

Theo các sử liệu ghi chép, Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh được xây dựng vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XVII. Trải qua thời gian, ngôi đền xuống cấp, sụp đổ thì cây bồ đề mọc lên và bám rễ từng chùm rất chặt vào bức tường phía trước của ngôi đền. Đến năm 1822, ngôi đền được xây lại để thờ tự. Vì vậy nếu tính niên đại tuổi cây thì ít nhất cây Bồ đề này cũng trên 192 năm tuổi (1822-2014).

Cây bồ đề 3 thân ở đền thờ Lương Văn Chánh là cây cổ thụ thứ hai ở Phú Yên được VACNE công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Trước đó, quần thể 20 cây xoài Đá trắng cũng được công nhận là Cây di sản Việt Nam


Trước đó, quần thể 20 cây xoài Đá trắng ở chùa Từ Quang có trên 220 tuổi (xã An Dân, huyện Tuy An) cũng được công nhận Cây di sản. Cả hai cây cổ thụ này đều gắn liền với hai di tích cấp quốc gia.

Nguồn: Nhạn Sơn - Doãn Công - Dân Trí

 


 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN THẾPhước Tích là một trong những ngôi làng được hình thành từ thế kỷ XV thuộc xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ban đầu, vào thời Lê sơ làng có tên là Dõng Quyết, sau đổi thành Phước Giang, đến thời Tây Sơn làng có tên gọi là Hoàng Giang, đến triều các vua Nguyễn, làng được đặt tên là Phước Tích cho đến nay.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNHuế là một trung tâm văn hóa Việt Nam, các di tích thuộc Cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là hai di sản văn hóa của nhân loại. Điều đó không có gì phải bàn luận nữa. Điều mà chúng ta quan tâm, ngoài cái phần vật chất đó, ngoài Nhã nhạc cung đình Huế thì cái hồn, cái phần phi vật chất của trung tâm văn hóa Huế là cái gì, hiện ở đâu, làm thế nào để có thể tiếp cận và toàn cầu có thể sử dụng phát huy được?

  • NGUYỄN HỮU THÔNG Biểu tượng khu trung tâm trong quan niệm của nhiều tộc người, phần lớn đều liên quan đến các mối thông linh với thế lực siêu nhiên. Hệ đức tin biểu thị từ sự chọn lựa địa điểm thiết lập vùng trung tâm của người xưa, cũng mang mô hình gốc của thần thánh. Sự chọn lựa này có ý nghĩa quyết định và là công việc đầu tiên trong quá trình thiết lập một vùng cư trú.

  • NGUYỄN VĂN CAOLTS: “Thành phố và phát triển địa phương” là hai chủ đề tại Đại hội đồng lần thứ 27 của Hiệp hội Quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF) tổ chức tại Huế từ ngày 24 đến ngày 26-10-2007, hội tụ trên 200 đại biểu là thị trưởng của các thành phố thành viên thuộc 46 nước trên thế giới. Đây là đại hội đồng lần đầu tiên tổ chức tại Việt và là lần thứ 2 diễn ra tại khu vực Đông Á (năm 2003 đã tổ chức tại Pnômpênh, Campuchia).

  • THÁI DOÃN LONGVà tôi cũng muốn mượn ý châm ngôn về Sêda để nói rằng cái gì thuộc về Quang Trung hãy trả lại cho Hoàng đế Quang Trung.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN Như chúng ta đã biết: Hoàng Cung, Bảo tàng cổ vật, các lăng vua Nguyễn ở Huế là những nơi lưu giữ các cổ vật quý của triều Nguyễn và Huế xưa.

  • PHAN THUẬN THẢO1. Từ quan điểm về hệ thống “Báu vật nhân văn sống” của UNESCO...

  • Những ai đã từng đi đường bộ từ Bắc vào Nam đều phải vượt đèo Hải Vân và đã chứng kiến cái di tích Hải Vân Quan đứng sừng sững trên đỉnh đèo nhìn về phía vịnh Đà Nẵng.

  • Trên thực tế, việc bảo tồn những vốn quý của cha ông để lại quả không phải là việc đơn giản, dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ không thể có sự chọn lựa nào khác bởi vì sẽ không có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nào cả nếu từ bây giờ chúng ta không biết giữ lấy những gì mình đang có.

  • Toàn cầu hóa đang là một xu thế, một hiện tượng rộng lớn bao trùm khắp thế giới, không chỉ về kinh tế mà cả trong lĩnh vực văn hóa và đời sống. Toàn cầu hóa và chống toàn cầu hóa đã trở thành vấn đề thời sự của thế giới. Trong bối cảnh đó, yêu cầu gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một đòi hỏi cấp thiết, có tính sống còn của mỗi dân tộc khi phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.