Để thu hút được thật nhiều sĩ tử không ít lò luyện thi ĐH tại TP.Huế đã không ngại tung ra những lời "quảng cáo trên trời" về chất lượng của mình.
Đến hẹn lại lên, sau dịp Tết là thời điểm các sĩ tử lớp 12 đang phải chạy đua nước rút với hai kì thi đặc biệt quan trọng là tốt nghiệp và thi ĐH - CĐ. Nhằm củng cố thêm kiến thức, nhiều học trò không quản ngại đường xa, tiền bạc đổ về các trung tâm lớn để luyện thi.
Tại TP. Huế các bạn học trò miền núi và ngoại tỉnh cũng “gạo đùm, áo gói” tìm đến các lò luyện thi với hy vọng có được một suất vào các trường ĐH-CĐ mà mình mơ ước. Nắm bắt được nhu cầu ấy, các trung tâm luyện thi ĐH ngày càng mọc lên như nấm. Bên cạnh một số trung tâm uy tín, tại Huế cũng đang dần xuất hiện nhiều “lò” dỏm, hoạt động không giấy phép. Giữa mê cung ấy, không ít bạn học sinh đã gặp phải những chuyện dở khóc dở cười, thậm chí còn bị tiền mất tật mang.
Dựa theo thông tin trên một tờ rơi, chúng tôi lân la đến một lò luyện thi được quảng cáo là chất lượng cao ở đường Trần Phú. Được “mục sở thị” trực tiếp mới phát hiện sự trái ngược trong quảng cáo và tình trạng hiện thực ở trung tâm này như thế nào. Để đăng kí một khóa luyện thi tại nơi này, học viên phải đóng từ 3-6 triệu đồng/tháng. Trong số hàng trăm sĩ tử có mặt tại đây, chúng tôi hỏi về chất lượng của lò, cô bạn N.Thúy (Nghệ An) lắc đầu ngao ngán: “Mình phóng lao rồi thì phải theo lao chứ giờ rút tiền ra cũng không được. Lò luyện gì mà vừa chật, dạy lại khó hiểu nhưng thôi giờ đành chịu chứ đâu biết làm sao”.
Còn Hồng (quê Quảng Trị) kể: “Tuần trước mình đăng kí ôn thi ở “lò” X bên P. Tây Lộc, người ta bảo mình nộp trước 500 nghìn nhưng đợi mãi không thấy trung tâm tổ chức ôn luyện dù đã quá thời gian trong giấy hẹn. Nôn nóng quá mình đến xin lại tiền nhưng không thấy ai cả, hỏi ra mới biết trung tâm này không có giấy phép hoạt động, họ chỉ dụ bọn mình lấy tiền rồi trốn. Giờ chẳng biết tin tưởng vào trung tâm nào cả, mình sợ bị lừa nữa lắm”.
Dọc theo các tuyến đường Trần Phú, Nguyễn Huệ và xung quanh các trường Đại học Khoa Học, Y Dược… không khó để bắt gặp biển quảng cáo, pa-nô, băng rôn rực rỡ kèm những lời chào mời "có cánh" của các lò luyện thi. Đa số đều khẳng định lò của mình có đội ngũ giáo viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm, giảm học phí, phòng học thoáng mát, giảng viên kèm sát từng học sinh (HS); có nơi còn cam kết không đậu ĐH không lấy tiền.
Sĩ tử đều mong muốn có thể tìm được một lò luyện tốt nên rất dễ bị hấp dẫn bởi những ngôn từ quảng cáo hoa mỹ của các trung tâm. Cũng gặp phải tình trạng như Hồng là chàng trai tên Nam đến từ Gia Lai, méo mặt kể: “Chuyện là khi đăng ký tại lò luyện A gần bến xe này thì quản lý trung tâm nói có giáo sư, tiến sĩ dạy, số lượng học viên chỉ tầm 30 bạn nên học phí sẽ cao, nghe vậy mình cũng bỏ bụng mừng nhưng mới ôn được 2 ngày thì ai cũng tóa hỏa. Phòng chỉ hơn 10 mét vuông mà có đến gần trăm người ôn thi lại không có ông bà giáo sư tiến sĩ nào cả mà toàn là sinh viên ở trường sư phạm dạy thôi. Thế là mình đành bỏ tiền đã nộp tìm trung tâm khác chất lượng hơn”.
Trường hợp của Hồng, Nam không phải hiếm gặp bởi các trung tâm luyện thi tung chiêu lừa ngày càng tinh vi. Tiếp xúc với chúng tôi, thầy giáo xin giấu tên, người có gần 15 năm kinh nghiệm về luyện thi ĐH ở trường A.N cho rằng: “Thí sinh đừng tin vào những lời cam kết, quảng cáo láo như: Đảm bảo đậu ĐH 100%, không đậu sẽ hoàn trả 100% học phí… Thầy có tài giỏi cỡ nào nhưng thí sinh bị hổng kiến thức phổ thông thì làm sao trong một thời gian ngắn có thể luyện thi đậu ĐH”.
Mùa thi ĐH - CĐ 2014 đang đến gần, để không bị mất tiền oan và “đầu tư sai chỗ”, các sĩ tử cần cẩn trọng trước những lời mời, cam kết đến từ các trung tâm luyện thi. Nên nhớ, việc ôn luyện ở các “lò” chỉ là bước đệm củng cố kiến thức, kết quả thi ĐH-CĐ phần nhiều phụ thuộc vào năng lực và sự cố gắng của bạn trong suốt năm học.
Theo Đất Việt
(SHO) - Vừa qua, tại Trường Đại học Bách khoa- Đại học Đà Nẵng đã diến ra cuộc thi “Thiết kế với TI MCU 2013” vòng loại khu vực miền Trung với sự tham gia của 19 đội đến từ 3 trường Đại học miền Trung .
(SHO) - Vào ngày 9/10/2013, nhân dịp kỷ niệm ngày Bưu chính Thế giới, tại trường THCS Trưng Vương - Hà Nội sẽ diễn ra lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 43 năm 2014 của Việt Nam.
Sáng 3.10, trường ĐH Khoa học- ĐH Huế tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2013- 2014. Đến dự có ông Ngô Hòa- Phó Chủ tịch Thường trực UBDN tỉnh, ông Phan Công Tuyên- Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
(SHO) - Vừa qua, huyện Nam Đông đã diễn ra "Ngày hội bóng đá vui" cho học sinh các trường Tiểu học và THCS.
(SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo Đề án thành lập Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật.
(SHO) - Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động chỉ đạo việc đổi mới từng bước vững chắc hoạt động của ngành, lấy đổi mới quản lý làm khâu đột phá .
(SHO) - Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào đã chỉ đạo quyết liệt các địa phương tổ chức triển khai, phổ biến và thực hiện quy định đến tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn; Tổ chức thanh tra, kiểm tra một số địa phương để kịp thời xử lý, chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.
(SHO) - Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo "Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục", với đề xuất hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
(SHO) - Vừa qua, 14 học sinh khóa đầu tiên của trường Trường Trung cấp TDTT Huế (niên khóa 2011-2013) vừa tốt nghiệp và nhận bằng Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
(SHO) - Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết, hiện khoảng 90% sinh viên cao đẳng nghề, 75-80% học sinh trung cấp nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Học trường nghề dễ tìm được việc làm, tuy nhiên xã hội chưa mặn mà.
(SHO) - Vừa qua, Trung tâm Khảo thí tiếng Anh Cambridge VN503 - Hệ thống đào tạo Anh ngữ Quốc tế EUC đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác đưa chuẩn Cambridge vào các trường học tại Huế.
(SHO). Vào ngày 20/9 tới, Sở Giáo dục & Đào tạo TT-Huế sẽ tổ chức Hội thi bơi dành cho học sinh các trường tham gia Dự án “Biết bơi để giảm nhẹ rủi ro thiên tai”.
(SHO). Trong lúc nền văn hóa đọc đang xuống cấp với tốc độ phi mã, thì bên bờ đầm phá Tam Giang thuộc huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế lại đang diễn ra một câu chuyện lạ: cuộc thi đua “Ai đọc sách nhiều hơn?”
(SHO) - Vừa qua, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp phòng giáo duc đào tạo huyện tỗ chức buổi trao tặng 50 suất quà và xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi trên địa bàn huyện Quảng Điền.
(SHO) - NXB Văn hóa Thông tin vừa ấn hành bộ sách “Quốc Học Huế xưa & nay” bao gồm 2 tập do cựu học sinh Quốc học thực hiện.
(SHO) - Thị xã Hương Thủy đang dự kiến chi khoảng 440 triệu đồng cho việc đào tạo học sinh giỏi năm học 2013 – 2014. Trong đó ngân sách nhà nước 370 triệu đồng, còn lại là đóng góp của phụ huynh học sinh.
(SHO) - Vừa qua, Ngân hàng HSBC tài trợ cho chương trình hỗ trợ giáo dục tại Huế với tổng kinh phí 15.807.00USD (tương đương 331.947.000 VNĐ).
(SHO). Lễ tuyên dương các thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 và khen thưởng khuyến khích tài năng sinh viên Đại học Huế năm học 2012-2013 đã đươc Đại học Huế tổ chức chiều 6/9.
(SHO) - Học sinh người dân tộc thiểu số ở Nam Đông. A Lưới sẽ bắt đầu học tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số PaCô - TàÔi và CơTu từ 2014 theo quyết định của UBND tỉnh.
(SHO). Trường Đại học Nghệ thuật vừa được Đại học Huế nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng công trình Nhà Điêu khắc và Sư phạm mỹ thuật.