Cảm nhận từ “Mây sóng ngày xưa”

15:50 11/08/2008
NGUYỄN THỊ LÊ DUNGBao đời nay, thơ vẫn là một hằng số bí ẩn bảo lưu chất trẻ thơ trong tâm hồn con người. Nó gắn với đời sống tâm linh mà tâm linh thì không hề có tuổi, do vậy, nên dù ở chu kì sinh học nào, người ta cũng sống với thế giới thi ca bằng trái tim không đổi màu.

 Chỉ một tập thơ MÂY SÓNG NGÀY XƯA của “thi sĩ lão thành” Trương Quân đang hiện diện trong chúng ta cũng đủ minh chứng cho điều đó. Với ông, thơ là ngôn ngữ ban đầu và cũng là ngôn ngữ sau cùng của đời mình. Thơ đã hiện diện và tồn tại trong ông như một tôn giáo cá thể.
Bàn về thơ thì từ trục ngang Đông Tây qua trục dọc Kim cổ người ta đã đưa ra vô số những chính kiến, lý lẽ. Nhưng chung qui lại, nó cũng chỉ gồm hai thành tố như Cao Bá Quát từng nói là tính tình qui cách. Nói theo thuật ngữ của các nhà phê bình mới thì đấy là cảm xúc thi pháp.
Về cảm xúc, trước hết nó là nguồn hứng khởi nội tại được thi sĩ mã hoá vào ngôn ngữ như một phương tiện truyền cảm. Đấy chính là cái hồn của thơ. Cái hồn thơ Trương Quân được rung lên từ tấc lòng chân thành về sự nhân ái, bao dung nên nó thấm đẫm tinh thần từ bi của Đạo Phật. Ông thương yêu, chia sẻ với từng số phận con người đến mọi sinh linh cỏ cây, muông thú và thậm chí cả những vật vô tri, vô giác nhỏ nhoi như hạt cát. Thơ ông là một chuỗi cảm hứng thống nhất giữa nhớ tiếc quá khứ và ám ảnh về tương lai. Chính vậy, nó lấp lánh một nỗi buồn. Ở đây, thơ đồng nghĩa với sự đổ vỡ tiềm tàng trong cái đẹp. Đọc thi phẩm Trương Quân, người ta cũng dễ nhận ra rằng, nỗi buồn đã mang tư cách một đặc trưng của thơ. Nỗi buồn là tình cảm nhân văn nhất, nó đánh thức lòng trắc ẩn và làm rung động con tim. Từ xưa, người Trung Quốc đã coi thơ là tiếng hát được cất lên từ những buồn thương, mất mát “Tâm chi ưu hỉ, ngã ca thảo dao” (lòng ta lo buồn, ta ca hát).
Về thi pháp, tập thơ mang nhiều cấu trúc về phương diện tổ chức ngôn ngữ từ cách luật đến tự do và một phần dáng dấp thơ hiện đại. Tác giả là người có tri thức, có bề dày văn hoá lịch sử nên đã kết hợp được nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm và cá tính sáng tạo để làm cho thơ của mình phong phú, đa dạng về nghệ thuật ngôn từ, về hình thức thể hiện. Thơ Đường luật từng là một hình thái ý thức xã hội của Tam giáo thời phong kiến Trung Quốc nên nó trĩu nặng cả hệ thống qui tắc ràng buộc như niêm, luật, vận, đối, tiết tấu, bố cục... rất dễ bị chối bỏ trong bút pháp tự do phóng túng của người hiện đại. Vậy nhưng với thi sĩ Trương Quân, ông đã làm thơ niêm luật như chơi. Niêm luật mà không hề gò bó, nó vẫn tự nhiên, thanh thoát. Bởi vậy, mạch thơ lưu loát, trôi chảy nhưng tình thơ vẫn vấn vương, lưu giữ. Mảng thơ Đường luật của ông đã đạt tới sự hài hoà, mẫu mực và thanh tú. Các thể loại thơ khác trong tập này được coi như những thể nghiệm sáng tạo của tác giả nhưng ông cũng đã gặt hái được sự thành công. Người đọc sẽ gặp nhiều câu thơ xuất thần, nhiều bài thơ hoàn hảo trong MÂY SÓNG NGÀY XƯA.
Mỗi thời đại thi ca đều có giọng điệu riêng, hơi thở riêng của nó. Bởi vậy, hình thức thơ bao giờ cũng mang tính nội dung. Khi những rung động đang mơ hồ thai nghén cho thơ một hình hài văn bản thì đấy là công việc của vô thức chứ không phải công việc của ý thức. Điều này, dường như các nhà thơ đều vi phạm, đều dùng kinh nghiệm một cách lạm dụng để gò nó phải thế này hoặc phải thế kia. Chính thi sĩ Trương Quân cũng đã “việt vị” khi ông “đa hệ hoá kênh thơ” của mình. Từ đó, có thể nói MÂY SÓNG NGÀY XƯA còn lấp ló những nhược điểm “bất trị”, những nhược điểm mang hệ quả từ mặt ưu điểm của nó. Có lẽ cũng vì thế mà nói theo kiểu Huế thì mặc dù tập thơ rất “dễ thương” nhưng chưa “dễ sợ”. Cảm giác dễ sợ ấy là “thi trung hữu quỉ”, là quá hiếm hoi trong thời đại chúng ta.
MÂY SÓNG NGÀY XƯA được chắt chiu, chưng cất bằng một đời thơ của thi sĩ Trương Quân và nó đã mang lại cho chúng ta một thông điệp đầy kiêu hãnh rằng, trong thế giới hữu hình, sai biệt này, con người vẫn có một năng lực phù phiếm nhưng rất sang trọng. Năng lực ấy là cứu cánh cuối cùng trên thăm thẳm hành trình về phía hư vô.
Huế - TP.Hồ Chí Minh 2002
N.T.L.D

(nguồn: TCSH số 157 - 03 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Họ tên: Dương Thị Khánh
    Năm sinh: 1944
    Quê quán: Thừa Thiên Huế
    Hiện ở: 71 đường 3 tháng 2, thành phố Đà Lạt

  • HỒ LIỄU

    Trần Thị NgH [bút danh khác là Thọ Diên] tên thật là Trần Thị Nguyệt Hồng, sinh 18/4/1949 tại An Xuyên, Cà Mau. Năm mười tuổi bắt đầu đọc thơ. Bắt đầu viết văn từ năm 1968.

  • LTS: Nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng (17/12/1926 - 7/10/1998), sáng 14/9 tại Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đã diễn ra buổi tọa đàm khoa học, thu hút 25 tham luận của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và khoảng 400 người đến dự.

  • CHINGHIZ AIMATỐP

    Dưới đây cuộc trao đổi ý kiến giữa Irina Risina, phóng viên báo Litêraturnaia Gazeta với nhà văn Ch. Aimatốp ít lâu sau Đại hội lần thứ 8 của các nhà văn Liên Xô.

  • BÙI VIỆT THẮNG 

    (Đọc Thuyền trăng - Tập thơ của Hồ Thế Hà, Nxb. Văn học, 2013)

  • TRẦN THÙY MAI

    Tôi biết chị Võ Ngọc Lan từ khi còn làm việc ở Nxb. Thuận Hóa, lúc đó tôi được giao biên tập cuốn Niệm khúc cho mưa Huế của chị.

  • YẾN THANH

    Năm nào đó, hình như tôi đã trồng ở đây một cây ưu tình, cây đã ra hoa lẫn vào màu xanh ngõ vắng, và đã dẫn tôi đến một miền trắng xóa như một giấc mơ đổ vỡ bên trời.
    (Ngõ Huế - Hạ Nguyên)

  • TRUNG SƠN

    100 NĂM NGÀY SINH BÁC SĨ NGUYỄN KHẮC VIỆN (1913 - 2013)

  • Các tạp chí văn nghệ ở các địa phương trong những năm qua đã đóng góp rất nhiều vào dòng chảy văn học Việt Nam. Đó là nơi góp sức hình thành tên tuổi của nhiều tác giả, tác phẩm từ các địa phương trước khi soi vào gương mặt chung của nền văn học nước nhà, là nơi giữ gìn bản sắc văn hóa văn nghệ của mỗi vùng đất, là nơi khởi thủy của những khuynh hướng sáng tạo mới...

  • NINH GIANG THU CÚC

    Tôi đọc Tim Tím Huế của Bùi Kim Chi bằng tâm trạng, và tâm cảm mình là một kẻ đang được dự phần trong cuộc hành hương về vùng trời hạnh phúc, về thiên đường của tuổi măng tơ, về lứa tuổi mà ai đó đã rất tự hào và trân quý khi họ viết.

  • NINH GIANG THU CÚC

    Tôi đọc Tim Tím Huế của Bùi Kim Chi bằng tâm trạng, và tâm cảm mình là một kẻ đang được dự phần trong cuộc hành hương về vùng trời hạnh phúc, về thiên đường của tuổi măng tơ, về lứa tuổi mà ai đó đã rất tự hào và trân quý khi họ viết.

  • THÁI KIM LAN

    Đầu năm 1999, nhà Văn hóa Thế giới ở Berlin gửi xuống Muenchen cho tôi ngót chục bài thơ, nhờ chuyển ngữ sang tiếng Đức cho tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Berlin vào cuối tháng 3 năm ấy. Như thường lệ không đắn đo, tôi sốt sắng nhận lời.

  • LÊ MINH PHONG

    Đừng đặt tên cho họ…
    Có thể họ còn vô vàn những cuộc phiêu lưu khác nữa.

                               (Robbe - Grillet)

  • PHAN TRẦN THANH TÚ

    “Chính anh là người đã nhẫn tâm với bản thân mình khi tôn thờ chỉ có một điều duy nhất” (Đoản khúc số 97)

  • KỶ NIỆM 123 NĂM NGÀY SINH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

    TRẦN HIẾU ĐỨC

  • HOÀNG HƯƠNG TRANG 

    Chữ Quốc Ngữ (Q.N) viết theo dạng 24 chữ cái ABC xuất xứ từ các Thầy Dòng truyền giáo Tây Phương mang vào nước ta, cho đến nay gọi là được phổ biến trên dưới trăm năm, gói gọn vào thế kỷ 20.

  • THỤY KHỞI

    Lần hồi qua những trang thơ Lê Vĩnh Thái mới thấy chất liệu thơ từ Ký ức xanh (2004), Ngày không nhớ (2010) cho đến nay Trôi cùng đám cỏ rẽ(*) (2012) hẳn là sự hối hả của dòng chảy ký ức miệt mài băng qua những ghềnh thác thời gian, mà ở độ tuổi của anh có thể bị ăn mòn.

  • Hoàng Minh Tường

    Nhà văn, nhà báo Lê Khắc Hoan xuất hiện và gây ấn tượng trên văn đàn khá sớm: Năm 1959, khi đang là giáo viên trường Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, Lê Khắc Hoan đã có truyện ngắn đầu tay Đôi rắn thần trong hang Pa Kham đoạt giải Khuyến khích báo Thống Nhất (Nguyễn Quang Sáng giải Nhất với truyện ngắn Ông Năm Hạng).

  • LÊ HUỲNH LÂM  

    Khi thơ như một tấm gương phản chiếu tâm hồn của tác giả, phản ánh nhận thức của người sáng tạo với cuộc sống quanh mình, chiếc bóng trong tấm gương ấy là một phần của sự thật. Đôi khi sự thật cũng chưa được diễn đạt trọn vẹn bằng ngôn ngữ của nhà thơ.

  • HOÀNG ANH 

    (Bài viết này, là nén hương lòng tôi thắp dâng lên linh hồn của anh Đơn Phương thân quý!)