NGUYỄN KHẮC THẠCH
Thời nào cũng vậy, việc tranh luận về khoa học thường mang lại sự thông tuệ và phát triển. Nhưng thành công của nó không phải ở đó mà ở chỗ nó làm cho con người biết xấu hổ.
"Hừng sáng" - Ảnh: Phan Phùng
Con người đã hơn một lần biết hổ nhục bắt đầu từ "Trái đất quay xung quanh mặt trời" của Galileo đến "con người sinh ra từ vượn" của Darwin rồi tới "vô thức là tất cả" của Freud.
Ngược lại với khoa học, việc tranh luận về văn nghệ thường kéo theo một độ lùi lịch sử. Và, thất bại của nó cũng không phải ở đó mà ở chỗ nó làm cho con người trở nên kiêu ngạo. Kiêu ngạo về sự bõ hờn, về sự chiến thắng lòng phẫn hận di oán. Với vấn đề này, đã có không ít những thể nghiệm đớn đau trận mạc khơi nguồn từ phê bình văn học. Trên đấu trường quý phái này, có một cái gì đó hết sức phũ phàng, tàn nhẫn vì sự dịu êm đẫm máu của nó.
Nền văn nghệ của chúng ta vừa thoát ra khỏi cái cơ chế bao cấp, thì lại phải bước ngay vào thời kỳ kinh tế thị trường, cũng không kém phần khốc liệt. Thân phận thơ ca càng trở nên bạc bẽo. Những phương tiện của cải vật chất ngày một nhiều, nó ùn ùn kéo đến, nó chiếm chỗ trong không gian, trong tâm hồn con người. Những giá trị tinh thần ngày một teo tóp và trở nên lạc lõng, rẻ rúng.
Thế nhưng giờ đây, nhân danh lý tưởng thẩm mỹ thời đại (!) có người lại tru tréo và tợn tạo nã pháo vào cái lâu đài sương khói mong manh như hơi thở của sự sống là thi ca.
Phê bình thơ là sự khảo sát nhu cầu của ngày hôm nay, là sự đánh giá tác phẩm theo yêu cầu thị hiếu của hiện tại. Trong khi đó tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng mang trong nó một giá trị vĩnh cửu. Cái thước đo hữu hạn lại đi đo một cái vô hạn! Thực tại luôn luôn là sự hàm hồ. Nó muốn quy định lại quá khứ và đòi điều khiển cả tương lai. Do vậy, việc phê bình văn học dù muốn hay không đều mang một chiều kích chính trị và tính vụ lợi. Sự vụ lợi thường làm căng dãn não trạng, làm hại não trạng dẫn đến tha hóa con người. Nó đã xóa nhòa ranh giới giữa con người với loài vật. Bước đi vĩ đại khiến con người cao hơn loài vật là tính mục đích của những quan hệ. Con vật quan hệ với sự vật vì nó. Con người quan hệ với sự vật vì sự vật. Nhưng ở đây, con người trở lại quan hệ với sự vật vì bản thân mình. Điều này, ở những nhà phê bình không trung thực thì đó chỉ là sự đánh lừa, sự cơ hội, phục vụ cho mưu đồ riêng. Dù vậy, khi khởi xướng họ vẫn biết đánh vào tâm lý, kích động được hiệu ứng tham gia dây chuyền đông đảo, một sự thác loạn nồng nàn vô nghĩa và giả tạo. Người Trung Quốc có một câu cách ngôn thật thâm thúy "Khi một con chó sủa bóng, một vạn con chó khác sủa theo thành ra thực". Ở đây, từ bóng ra thực từ không ra có không có gì đáng sợ mà phải coi chừng cái tiếng sủa đầu tiên ấy.
Dù sao thì thơ vẫn tồn tại với tư cách là sứ giả quý tộc của thế giới tâm linh và nó không chịu sự đánh tráo giữa mục đích với phương tiện, giữa đồng nghĩa với đồng âm. Cũng như không thể đánh đồng con mèo với con hổ (một trăm con mèo không làm nên một con hổ). Đây đó, người ta đã than phiền rằng thơ hôm nay đang lạm phát. Cái đó không có thực. Đấy là sự ngộ nhận đáng tiếc. Thơ đúng nghĩa của nó chưa bao giờ có nhiều. Cái phần nhiều đó chỉ là cái-giống-thơ chứ không phải là thơ. Đừng đánh đồng cái-giống-thơ với thơ là một mà thành con mèo là con hổ. Đành rằng những cái giống thơ ấy hiện tại đang thịnh hành như một thứ "mốt", đang là vật trang sức thời thượng, rẻ tiền cho những kẻ háo danh. Nó là cái ngoài đời sống văn học, mặc nó. Hãy để sự im lặng lạnh lùng như hố thẳm của quy luật đào thải nâng niu nó! Những nhà phê bình thơ, họ cũng dễ dàng bước qua chỗ này. Thực ra trong phê bình thơ nói chung, người ta chỉ nói những gì loanh quanh trịnh trọng, ít khi chỉ ra được những điều đích đáng. Quan hệ giữa phê bình với tác phẩm - nói theo thuật ngữ ngành điện - là quan hệ "mắc nối tiếp" chứ không phải mắc "song song". Bóng này muốn sáng thì phải mắc vào bóng kia, chúng chỉ sáng được khi có nhau, từ trong nhau. Vì lẽ đó, trong trào lưu phê bình mới, mô thức của nó là dựa trên hình thức văn bản kết hợp với thi pháp phân tâm học. Sự đồng cảm, cộng hưởng của người phê bình phải từ phía tác phẩm và cả phía đời sống thầm kín cá nhân tác giả. Nếu không, sẽ tạo ra sự "bất đồng ngôn ngữ", "ông nói gà, bà nói vịt". Nhà sáng tác nói bằng ngôn ngữ trực giác thường thích những cái lạ khác mình. Nhà lý luận nói bằng ngôn ngữ lý trí lại ghét những gì khác mình. Đây là hiện tượng phổ biến mà ta thường gặp trong đời sống văn học, rộng hơn là văn hóa xã hội. Phê bình thơ không có mục đích nào khác hơn, cao quý hơn là làm cho người đọc hiểu nó, yêu nó, yêu những giá trị tinh thần mà Thượng đế mượn con người làm ra. Thơ là sáng tạo cuộc sống, nó song song với cuộc sống, nó không miêu tả cuộc sống như lâu nay người ta quan niệm. Với thơ, nếu cần nói tới chức năng thì phải chăng nó chỉ có một chức năng duy nhất mà dường như tổng thể là chức năng thẩm mỹ?
Những lý luận cơ bản về thơ thì đông tây kim cổ đều đã nói nhiều vô kể nhưng sẽ không bao giờ dứt cũng như định nghĩa "Thơ là gì" chỉ có thể được trả lời thỏa đáng khi không đặt ra câu hỏi.
Trả lời thơ hôm nay trong tâm thức buổi hoàng hôn thế kỷ dễ làm cho chúng ta thất vọng. Dù thơ là một cái gì đó tiềm ẩn trên kênh khác của không gian thế tục mà người ta từng gọi là Đạo thì nó vẫn phải đèo vào Đời bằng quan hệ "mắc nối tiếp". Đời là dòng chảy nhân quả từ nguồn vô minh mà Đạo là sự trôi ngược trên dòng chảy đó. Nền văn minh công nghiệp đã đưa con người vào một thế giới đồ vật, thế giới tiện nghi. Nó đặt con người trước sự lựa chọn như thách đố để rồi từ đó được lớn hơn mình hoặc phải nhỏ hơn mình. Một là gắn với nền văn minh ấy, con người sẽ được thỏa mãn mọi nhu cầu vật chất cho những giác quan phàm tục nhưng họ cũng dễ dàng bị "đồ vật đồng hóa" để rồi chính mình trở thành phương tiện cho những tiện nghi. Hai là gắn với những gì đó mong manh mang tính truyền thống của nền văn hóa còn sót lại sau khi bị nền văn minh cưỡng hiếp, tước đoạt. Sự lựa chọn này là thế trôi ngược dòng chảy, là đạo, còn sự lựa chọn trên là đời. Ở đây, con người sẽ trở nên cô đơn, cô đơn đến cùng cục. Cô đơn của bản thể. Cô đơn của sự cô đơn.
Với nhà thơ, sự lựa chọn đời sẽ cho ta một lao-động-thơ, sự chọn đạo sẽ cho ta một nhân-cách-thơ. Về nguyên lý là vậy nhưng trong hiện thực của thế giới sai biệt và đa thù này, mọi thứ đều chỉ là tương đối và có những ngoại lệ của nó. Lao-động-thơ thường năng động và sản xuất hàng loạt những cái-giống-thơ như đã nói trên. Còn nhân-cách-thơ chỉ làm ra được cái phần ít ỏi mang giá trị đối lập với thị hiếu hiện tại và đồng thời cũng mang trong nó cái mầm mống của sự hiểm họa.
Thơ hôm nay đang là sự chờ đợi cái "giãy chết" của thế kỷ XX. Khoa học mang đến cho con người sự giàu có về phương tiện lẫn trí năng, cả hai mặt đó đều tương phản với đời sống thi ca. Người ta đã lầm tưởng rằng hễ có tiền của, có trí khôn thì muốn gì cũng được. Không biết những trưởng giả, những trọc phú thời nay có hiểu hết ngụ ý câu châm ngôn "Được voi đòi tiên"? Voi và Tiên là hai phạm trù đối trọng, nó đồng nghĩa với "Vi nhân bất phú, vi phú bất nhân". Thơ là nỗi ám ảnh về không gian phẩm cấp và thời gian danh giá của con người. Tâm trạng thơ bao giờ cũng là sự hoài niệm về dĩ vãng và thắc thỏm đến mai sau. Cái mới trong thơ hôm nay đang còn là sự mô phỏng, sự biến tấu những giai điệu cũ. Cái mới là cái tất nhiên. Trong thơ cần cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên là cái lạ. Cái lạ thường đồng lõa với sự tỵ hiềm và là căn nguyên của mọi xung đột trên văn đàn. Trước cuộc sống đầy những biến động bất an, tri kiến con người luôn luôn lắc lư giữa những đối cực phức cảm đã manh nha những dòng thơ rụt rè trở lại thể nghiệm bản thân, thăm dò nhục dục theo hướng hiện sinh. Suy cho cùng, chủ nghĩa hiện sinh là sự biểu hiện cực đoan của chủ nghĩa nhân văn. Hiện tại, ngày nay, con người phải gồng gánh một lượng thông tin khổng lồ, ngồn ngộn sự kiện. Sự kiện đi vào thơ và lấn át sự thật. Sự thật không đồng nhất với sự kiện. Sự thật có khi đến sau, đứng sau hoặc đến ngoài, đứng trên sự kiện, Cảm xúc sự kiện là cảm xúc tâm lý, cảm xúc sự thật là cảm xúc tâm linh. Tâm lý là cái mà con người có thể nhận thức được nó qua những quy luật phổ biến như "Suy bụng ta ra bụng người". Còn tâm linh là cái biệt lập, cái không giải thích được, nó không có quy luật. Tâm lý là ý thức. Tâm linh là vô thức. Cảm xúc tâm lý là cảm xúc của người mất tiền. Cảm xúc tâm linh là cảm xúc của kẻ mất tình. Mác từng nói: "Không ai cất được tiếng hát về sự mất tiền mà chỉ cất được tiếng hát về sự mất tình của mình", cảm xúc tâm lý khởi thủy từ những rung động sinh học. Rung động sinh học là sự bình đẳng tối thượng và thiêng liêng đối với mọi sinh linh. Một con người ngồi trước mâm cỗ sang trọng thì độ khoái cảm sinh học của nó cũng chỉ ngang bằng một con ruồi đậu dưới cầu tiêu. Những cảm xúc mang màu sắc thực dụng tầm thường ấy đã ùa vào làm ô nhiễm môi trường thi ca.
Ta có thể mô hình hóa quá trình sinh thành cái-giống-thơ (CGT) và thơ (T) theo hai hệ thống Lao-động-thơ (LĐT) và nhân-cách-thơ (NCT) như sau:
LĐT = sự kiện = tâm lý = lý trí = biểu kiến (nghĩ ra thơ) = biểu nghĩa = đơn nghĩa= CGT
NCT = sự thật = tâm linh = trực giác = biểu cảm (cảm ra thơ) = biểu tượng = đa nghĩa = T
Thói xấu của con người nói chung là quen sống hời hợt, phiến diện trên bề mặt sự vật. Những mảnh vụn đời sống chắp nhặt chỉ làm ra một tấm gương lồi lõm. Nó soi sự méo mó, nhếch nhác, thảm hại của con người. Nhà thơ phải là một tấm gương trọn vẹn của đời sống. Trọn vẹn ở đây không hàm ý nghĩa mẫu mực mà là sự mang trong nó yếu tố bản nguyên của vũ trụ: vừa trường tồn, vừa biến đổi. Nếu phẩm chất của tu sĩ là Đức Tin thì phẩm chất của thi sĩ là sự hoài nghi. Hoài nghi là động lực của sáng tạo. Cái mà chúng ta đang thiếu hôm nay là những nhân cách thơ. Nhân cách thơ không làm ra thơ mà thơ làm ra nó. Hãy để cho thơ đi qua anh khi nó muốn. Nhân cách thơ là người đem mình ra làm phương tiện cho thơ. Thơ mượn anh, thông qua anh bằng ngôn ngữ của nó. Ngôn ngữ của thơ gần với ngôn ngữ của Thiền là ngón tay chỉ trăng mà không phải là trăng. Thiền sư Không Lộ trong bài "Ngôn Hoài" đã viết những câu thơ trên tầm triết học ấy.
Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư
Nghĩa là:
Có khi xông thẳng lên đầu núi
Một tiếng kêu vang lạnh cả trời.
Cũng có những nhà thơ Ta theo quan niệm Tây "Thơ là sự cưỡng bức ngôn từ" một cách máy móc. Họ lược bỏ chức năng giao tiếp thông thường của ngôn ngữ là việc làm chân chính đối với thơ nhưng đồng thời họ cũng mã hóa nốt bình diện giao cảm của nó là việc làm bất cập. Họ biến thơ thành một trò chơi chữ với bong bóng và tiếng vang. Điên rồ thay cho những ai không biết giấu giếm sự minh triết của mình nhưng cũng điên rồ thay cho những ai không biết dung nạp nó.
Mọi nghệ thuật đích thực đều nói bằng ngôn ngữ ban đầu. Ngôn ngữ ban đầu của thơ là ngôn ngữ trực cảm, là sự ú ớ nói không thành lời, là tiếng chim não nề trong đêm vắng, là âm vang trong trẻo từ trong cõi âm u của miền vô ngôn...
Mọi cuộc đấu tranh về trường phái trong nghệ thuật đều ồn ào nhưng mẫu số chung của nó thì sâu sắc. Mẫu số chung ấy như Biển mà trường phái là những dòng Sông - những dòng sông từ nguồn ra biển.
N.K.T
(TCSH69/11-1994)
TRẦN THỊ THANHĐặng Huy Trứ là một trong những gương mặt nổi trội của các nhà trí thức lớn Việt Nam ở thế kỉ XIX. Tài năng và trí tuệ tuyệt vời đã hội tụ trong con người ông.
NGUYỄN XUÂN HÒA Ưng Bình Thúc Giạ thị (1877 -1961) và Thảo Am Nguyễn Khoa Vi (1881 - 1968) là hai nhà thơ Huế giàu tài năng sáng tác vừa có mặt chung, mặt riêng, phản ảnh cuộc sống xứ Huế được nhân dân mến mộ, khâm phục.
ĐỖ ĐỨC HIỂU* Thưa ông, qua hai tác phẩm gần đây nhất của ông, tôi được biết ông quan tâm nhiều đến vấn đề Phê bình Văn học ở nước ta. Theo ý ông, Phê bình, Nghiên cứu Văn học ở Việt Nam những năm gần đây có biến đổi gì không? Hay nó dậm chân tại chỗ như một vài người đã nói?
PHONG LÊIĐến với tôi một nhận xét: Đại hội nhà văn lần thứ VI, tháng 4- 2000, do việc bầu đại biểu từ 8 khu vực, nên vắng hẳn đi những người có thâm niên nghề nghiệp cao. Đặc biệt là những vị có sự nghiệp đáng trọng trên các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, những người có vị thế bậc thầy trên nhiều phương diện của kiến thức đối với các thế hệ viết trẻ.
HOÀNG NGỌC HIẾN(Tiếp theo Sông Hương số 253 tháng 3/2010)
HỒ THẾ HÀNhìn vào tiến tình văn học đương đại Việt Nam, căn cứ vào các giải thưởng văn học, các hiện tượng văn chương nổi bật trong hơn hai thập kỷ qua, - so trong tương quan các thể loại, nhiều người không khỏi lo lắng và lên tiếng báo động về sự xuống cấp của thơ.
TRẦN THIỆN KHANHSau chiến tranh khoảng 10 năm, đất nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Các nhà văn đủ mọi thế hệ nghĩ và viết trong một bối cảnh mới. Song họ vẫn chưa thoát khỏi những yêu cầu của đoàn thể, họ vẫn phải phục vụ một “biểu tượng xã hội về chân lí”(1) cái biểu tượng có tính giai cấp, tính chiến đấu, hoặc ít ra cũng có tính nhân dân và màu sắc dân tộc đậm đà đính kèm.
BỬU NAMThiên nhiên là “không gian sống” và “không gian tâm tưởng” của con người và thi sĩ phương Đông, nó đã lắng sâu trong vô thức của họ và đã trở thành một loại “không gian văn hóa” và là một hằng số quan trọng trong thơ ca phương Đông.
THANH THẢOMỗi nhà văn đích thực đều là mỗi nhà không tưởng ở những mức độ khác nhau. Tônxtôi là nhà văn vĩ đại, đồng thời là nhà không tưởng vĩ đại.
THU TRANG (Paris) Có thể từ đầu thế kỷ, do hoàn cảnh lịch sử, người Việt Nam đã tiếp cận văn hóa Pháp. Chúng ta phải công nhận phần ảnh hưởng phong phú do các luồng tư tưởng, quan niệm Tây phương đã tác động đến giới trí thưc và văn nghệ sĩ nhiều ngành.
NGUYỄN THẾ - PHAN ANH DŨNGCầm trên tay cuốn Truyện Kiều tập chú (TKTC), NXB Đà Nẵng, 1999, dày hơn 1000 trang của các tác giả Trần Văn Chánh, Trần Phước Thuận, Phạm Văn Hòa, chúng tôi thấy đây là một công trình nghiên cứu công phu, tập hợp và chọn lọc được một số chú giải của các học giả nổi tiếng.
FRANCOIS JULLIEN (Trích dịch ch. IV cuốn Đối thoại của Mạnh Tử với một triết gia Khai sáng)
HOÀNG NGỌC HIẾNTôi hào hứng đi vào đề tài này sau khi đọc bài tiểu luận của Tỳ kheo Giới Đức “Phật giáo có thể đóng góp gì cho minh triết Việt?”(1)
ĐÔNG LACon đường đến thành công thường rất khó khăn, với Nguyễn Quang Thiều ngược lại, dường như anh đã đạt được khá dễ dàng kết quả ở hầu hết các lĩnh vực sáng tạo văn chương.
TRẦN HUYỀN SÂMMỗi thời đại đều mang lại một quan niệm văn chương khác nhau. Đối với cha ông xưa, họ không hề có ý định lập ngôn, lại càng không chủ trương xây dựng cho mình một học thuyết có tính hệ thống.
CAO HUY HÙNGChủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam mà cả bạn bè trên khắp thế giới đều giành tình cảm trân trọng đặc biệt đối với Người. J.Stésron là nhà sử học người Mỹ một trong số những người đã dày công tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
NGÔ THỜI ĐÔN (Phiếm luận)Đọc Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, đến đoạn kết thúc phiên tòa báo ân, báo oán, người hay trắc ẩn thì thấy nhẹ nhõm, người cả nghĩ thì thấy vợ chồng Thúc Sinh- Hoạn Thư thoát nạn mà thán phục sự tế nhị của Nguyễn Du.
TRẦN ĐÌNH SỬTrong sách Phê bình văn học thế kỷ XX tác giả Giăng Ivơ Tađiê có nói tới ba bộ phận phê bình. Phê bình văn học ta hiện nay chủ yếu cũng có ba bộ phận ấy họp thành: phê bình báo chí, phê bình của các nhà văn nhà thơ và phê bình của các nhà phê bình chuyên nghiệp.
LẠI NGUYÊN ÂN(Tiếp theo Sông Hương số 252 tháng 02-2010)
ĐÀO THÁI TÔNTrong bài Mê tín dị đoan trên chuyên mục Tiếng nói nhà văn (Văn Nghệ số 52 (2032), ngày 26 - 12 - 1988), nhà văn Thạch Quỳ thấy cần phải "phân định cho được văn hóa tâm linh, văn hóa nhân bản, văn hóa tín ngưỡng để phân biệt nó với mê tín dị đoan".