Cảm hứng mùa xuân trong tập Lửa Thiêng

10:26 04/02/2020

Trong phong trào Thơ mới, có nhiều thi sĩ làm thơ với đề tài mùa xuân và để lại những thi phẩm lừng danh.

Nhắc đến Hàn Mặc Tử là nhớ ngay tới Mùa xuân chínSầu xuân, Xuân như ý… Nhắc đến Nguyễn Bính là nhớ tới Mùa xuân xanh, Xuân tha hương, Xuân vẫn tha hương, Gái xuân… Xuân Diệu qua hai tập thơ trước Cách mạng là Thơ thơ và Gửi hương cho gió cũng đã công bố nhiều bài thơ xuân như Nụ cười xuân, Nguyên đán, Vội vàng, Xuân rụng, Xuân đầu, Xuân không mùa, Tình thứ nhất… Và Huy Cận, một trong những đại biểu ưu tú của Thơ mới cũng có những thể hiện rất riêng về mùa xuân. Tập thơ duy nhất ông in trước 1945, Lửa thiêng, có tới 4 bài thơ mang thi đề mùa xuân. Đó là các bài Xuân, Xuân ý, Chiều xuân và Hồn xuân; chưa kể những câu thơ lẻ về mùa xuân rải rác ở các bài còn lại trong tập.

Nhìn nhận lại về đề tài mùa xuân của Thơ mới, có thể thấy có hai cách thể hiện cơ bản được trình bày khá rõ. Đó là mùa xuân gắn với niềm vui - tuổi trẻ - tình yêu và mùa xuân gắn với tuổi trẻ - nỗi buồn - bi quan - bế tắc. Thơ xuân gắn với niềm vui thì rõ nhất là Xuân Diệu với lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến ham hố, mãnh liệt như muốn chạy đua cùng thời gian, lúc nào cũng hối hả, cuồng nhiệt. Nói theo cách của Hoài Thanh thì đó là một “nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”. Còn thơ xuân gắn với nỗi buồn cũng trải khắp trong sáng tác của nhiều tác giả: Tôi có chờ đâu có đợi đâu/ Đem chi xuân đến gợi thêm sầu (Chế Lan Viên), Thề xuân dù chẳng vuông tròn/ Khóa buồng xuân lại vẫn còn sầu xuân (Hàn Mặc Tử), Bốn bể vẫn chưa yên sóng gió/ Xuân này em chị vẫn tha hương (Nguyễn Bính).

Còn với Huy Cận, mùa xuân đã đi vào thơ ông như thế nào? Bài thơ mang thi đề mùa xuân thứ nhất có tên tối giản là Xuân, gồm ba khổ thất ngôn mỗi khổ 4 dòng: Luống đất thơm thơm mùa mới dậy /Bên đường chân rộn bước trai tơ /Cây xanh cành đẹp xui tay với/ Sông mát tràn xuân nước đậm bờ/Ô những người ta đi hóng xuân/ Cho tôi đi với, kéo tôi gần/ Rộn ràng nhịp bước hương vương gót/ Nhựa mạnh tuôn trào tưởng dính chân/ Bắt gặp mùa tươi lên rún rẩy/ Trong cành hoa trẻ, cổ chim non/ - Có ai gởi ý trong xuân cũ/ Đất nở muôn xuân vẫn chẳng mòn. Có thể thấy, đây là một bài thơ xuân mang âm hưởng tươi tắn, trẻ trung, đầy lạc quan và sức sống. Tất cả các sự vật cùng con người được miêu tả theo xu thế vận động, đi lên, căng tràn nhựa sống. Đất thì “thơm hương”, mùa thì “mới dậy”, thực vật thì “cây xanh cành đẹp”, sông nước thì “tràn xuân đậm bờ”. Hình ảnh con người xuất hiện trong cả ba khổ thơ và ở khổ nào cũng có sự hòa quyện cùng thiên nhiên đất trời trong không khí mùa xuân. Bắt đầu từ khổ 1, ta gặp sự vận động của tay: “tay với”. Sang khổ 2, có sự vận động của chân cũng như toàn cơ thể: “đi hóng xuân”, “rộn ràng bước nhịp”, “dính chân”. Rồi đến khổ cuối, ta gặp sự vận động và sức sống trong tinh thần, trong nội lực của chủ thể trữ tình: “Có ai gởi ý trong xuân cũ”. Như vậy, cái sức sống và tình người lòng người trong mùa xuân luôn có sự liền mạch, tiếp nối, kế thừa để tạo ra sự bền vững và niềm tin cho tương lai: “Đất nở muôn xuân vẫn chẳng mòn”.

Nếu như Huy Cận lựa chọn hình thức thất ngôn cho bài thơ xuân thứ nhất, thì sang bài thứ hai, ông chuyển sang thể lục bát mượt mà nhuần nhị: Đêm vừa nhẹ, gió vừa mơn/ Cây chen ánh nguyệt trải vờn bóng xanh/ Khuya nay mùa động đầu cành/ Đồng trăng lục nhạt; vàng thanh lối gần/ Trăng êm cho gió thanh tân/ Hương rừng tỉnh dậy ái ân xuống đồng/ Đêm say, không khí say nồng/ Nghìn cây mở ngọn, muôn lòng hé phơi/ Khuya nay trong những mạch đời/ Máu thanh xuân dậy thức người héo hon (Xuân ý). So với bài thơ xuân trước, bài thứ hai không chỉ có sự thay đổi về thể thơ mà thay đổi cả về điểm nhìn, bối cảnh. Thời gian nghệ thuật của bài trước là ban ngày, của bài này là ban đêm với ánh trăng xuất hiện hai lần. Không gian trong bài trước mở ra với sông nước, bài này là những cánh đồng, là cả rừng cây. Sự vật và con người trong bài trước hiện lên với những vận động và miêu tả bề mặt, còn ở bài này lại có cách thể hiện thâm trầm, rạo rực, bề sâu. Có thể nhận thấy nỗi buồn thấp thoáng trong câu kết bài qua cụm từ “người héo hon”, nhưng cái u sầu ấy đã được kéo lên bởi “mạch đời”, bởi “máu thanh xuân dậy thức”. Vì thế, nếu như bài thứ nhất cho ta một khí thơ SÁNG, thì bài thứ hai mang tới một khí thơ ẤM, tiếp tục nuôi dưỡng được niềm hi vọng cho con người.

Có thể thấy, Huy Cận luôn có những dụng công tìm tòi biểu đạt khi viết về cùng một đề tài. Ở bài thơ thứ ba về mùa xuân, ông không dùng thất ngôn hay lục bát nữa mà chuyển qua thể bốn chữ với nhịp thơ nhanh mạnh, vừa hối hả lại vừa nhịp nhàng: Xuân gội tràn đầy/ Giữa lòng hoan lạc/ Trên mình hoa cây/ Nắng vàng lạt lạt/ Ngày đi chầy chầy…/ Hàng cây xanh xanh/ Đâm chồi hi vọng…/ Ôi duyên tốt lành!/ Én đưa ngàn võng/ Hương đồng lên hanh/ Kề bên đường mòn/ Mùa đông đã tạnh/ Cỏ mọc bờ non…/ Chiều xuân tươi mạnh/ Gió bay vào hồn/ Có bàn tay cao/ Trút bình ấm dịu/ Từ phương xa nào/ Người cô yểu điệu/ Nghe mình nao nao…/ Nhạc vươn lên trời/ Đồi măng đang dậy/ Tưng bừng muôn nơi/ Mái rừng gió hẩy/ Chiều xuân đầy lời (Chiều xuân). Nếu như thời gian nghệ thuật trọng tâm trong bài thứ nhất là buổi sáng, bài thứ hai là ban đêm thì bài thứ ba là buổi chiều. Nhịp thơ nhanh, các sự vật ngoại cảnh đi vào trong thơ nhiều hơn, chi tiết tỉ mỉ hơn. Cả ba bài thơ xuân đã dẫn đều có cây xanh, nhưng ở bài Chiều xuân này, ta thấy cả sự hiện diện của hoa, của én, của cỏ, của nhạc, của măng. Và dường như linh hồn của bài thứ ba này là gió. Gió xuân tràn đi khắp nẻo, thổi sức sống cho muôn loài. Chính những cơn “gió bay vào hồn”, “gió hẩy” ấy đã làm hoa nở, én đưa, cỏ mọc, nhạc vươn, măng dậy… Tất cả đều vận động theo xu hướng mở rộng hoặc lên cao. Điều đặc biệt nữa là trong bài thơ còn xuất hiện hình ảnh người thiếu nữ qua các câu: Có bàn tay cao/ Trút bình ấm dịu…/ Người cô yểu điệu/ Nghe mình nao nao. Tình yêu đôi lứa, những rung động luyến ái được thể hiện kín đáo mà rạo rực. Con người không cần phải nói thêm điều gì mà tất cả như đã có thiên nhiên nói hộ lòng mình: Mái rừng gió hẩy/ Chiều xuân đầy lời.

Bài thơ mang thi đề mùa xuân cuối cùng trong tập Lửa thiêng có tên Hồn xuân, lại là một sáng tạo mới mẻ độc đáo của Huy Cận về bút pháp. Vẫn dùng thể thất ngôn với 6 khổ thơ nhưng cách biểu hiện về mùa xuân hoàn toàn khác với những bài thơ trước. Điểm nhìn trung tâm được chuyển qua hình ảnh một người thiếu nữ, xuyên suốt từ khổ đầu tới khổ cuối với những tu từ tràn ngập cùng hàng chục liên tưởng so sánh độc đáo: Ai biết em tôi ở chốn nào/ Má tròn đương nụ trán vừa cao/ Tiếng mùa về gọi lòng em dậy/ Lơ đãng lòng tôi chẳng kịp rào/ Ai biết người yêu nhỏ của tôi/ Người yêu nho nhỏ trốn đâu rồi/ Bảo giùm với nhá, em tôi đó/ Tròn trĩnh xinh như một quả đồi/ Ngực trắng giòn như một trái rừng/ Mắt thì bằng rượu, tóc bằng hương/ Miệng cười bừng nở hàm răng lựu/ Sáng cả trời xanh mấy dặm trường/ Anh khắp rừng cao xuống lũng sâu/ Tìm em, đi hái lộc xanh đầu/ Trồng dâu chân đẹp tròn như cột?/ Em đẹp son ngời như cổ lâu/ Nghe nhịp đời lên em bỏ anh/ Đua theo xuân nở rộn trăm cành/ Ý mùa cũng rộn trong thân mới/ Tóc rủ bờ tơ sợi liễu mành/ Khách qua đường ơi! Em tôi đây/ Chân em: cỏ mượt, mắt: hồ đầy/ Lòng em hóa cảnh chờ anh gặp/ Man mác hồn xuân ngọn gió hây. Trong bài thơ này, mùa xuân đồng nghĩa với tuổi trẻ và những luyến ái yêu đương. Hình ảnh người yêu được thi sĩ tạc nên bằng những biểu thức so sánh xuất hiện trùng điệp và nhiều bất ngờ: má tròn đương nụ, tròn trĩnh như quả đồi, ngực trắng giòn như một trái rừng, mắt bằng rượu, tóc bằng hương, hàm răng lựu, chân đẹp tròn như cột, son ngời như cổ lâu, chân cỏ mượt, mắt hồ đầy. Điểm thú vị nữa ở chỗ, hình ảnh người yêu được hiện lên trong nỗi nhớ, trong tưởng tượng của thi sĩ chứ không phải hai người đang ở gần bên nhau. Những câu thơ đầu mở ra giống như chàng trai đang đi tìm người yêu của mình. Và hai câu kết là những hẹn hò chờ đợi cho ngày gặp mặt. Thế nhưng đọc lại bài thơ, ta cũng có thể hiểu theo một cách khác nữa. Đó là thi sĩ đang yêu mùa xuân, yêu vẻ đẹp cuộc sống như một người tình. Người tình trong mộng tưởng vì thế cũng chính là cả sự sống kì diệu và cuộc đời bao la ngoài kia, khi mà mỗi ngày “ý mùa cũng rộn trong thân mới”.

Cảm hứng mùa xuân trong tập Lửa thiêng còn xuất hiện rải rác qua những câu thơ lẻ ở một số thi phẩm khác. Trong đó, ta có thể bắt gặp những câu thơ hồn nhiên trong trẻo tinh khôi: Chiều xuân chim sẻ vô trong lớp/ Ông giáo trông lên, chúng bạn cười (Học sinh), Đi bài đàn bồng bột của đời chung/ Thầm xuân ý trong nhịp đời nhún nhẩy (Họa điệu), lại cũng có những câu u buồn, man mác: Đời mất về đâu hỡi tháng năm/ Xuân không mọc nữa với trăng rằm (Buồn), Tôi không đành nói xấu/ Đời, đời rất hiền từ/ Nhưng hoa xuân không đậu/ Thôi mong gì trái thu! (Hối hận).

Tựu trung lại, cảm hứng mùa xuân trong thơ Huy Cận chủ đạo vẫn là lạc quan yêu đời, là tuổi trẻ gắn liền với những hẹn hò yêu đương, những khát khao mơ ước. Thi sĩ đã thể hiện cảm hứng mùa xuân ấy bằng một bút pháp linh hoạt, phong phú, sống động qua những vần thơ tràn nhựa sống, quyến rũ người đọc đến tận ngày hôm nay. Thật đúng như Huy Cận từng có lời tự bạch về mình trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí năm 2002: “Tôi đa tình và đam mê…”

Theo Đỗ Anh Vũ - VNQĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Phan nhân 1972 ( Hồi ức K15 trường Chuyên Phan Bội Châu Nghệ Tĩnh - NXB Hội Nhà văn, tháng 7/2019 ) có lẽ là một trong những cuốn sách thú vị nhất về tuổi học trò mà tôi từng đọc.

  • Ngày 6-7, tại Hà Nội, buổi giao lưu ra mắt bút ký chính luận “Một thời Đông Bắc” của tác giả Vũ Mão và ký sự tiểu thuyết “Mãi mãi một thời Thiếu sinh quân” của nhà văn Ma Văn Kháng do NXB Kim Đồng tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà phê bình văn học, các cựu học viên trường Thiếu sinh quân Việt Nam.

  • Ra mắt tập thơ đầu tay năm 2003, đến nay, nhà văn Nguyễn Văn Học đã xuất bản 15 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

  • Văn học Nhật Bản đang để lại dấu ấn sâu đậm và mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh dòng văn học kinh điển gắn liền với những tác giả có ảnh hưởng trên thế giới, thị trường xuất bản trong nước còn chứng kiến cuộc “đổ bộ” của những tác giả đương đại với số lượng tác phẩm không hề nhỏ.

  • Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, đối với người nghệ sĩ, cô đơn tự xác lập hay cô đơn do ngoại cảnh, đó đều là những đặc ân. Bởi nhờ có cô đơn làm chất xúc tác, cảm thức sáng tạo mới bùng vỡ nơi người nghệ sĩ...” - Nhà văn Đỗ Chu cũng từng bảo: “Nghệ sĩ cô đơn được càng tốt!”.

  • Từ ba nguồn tư liệu chính sử, dã sử và dân gian, các nhà văn đã có cơ hội bung trổ trí tưởng tượng và khả năng hư cấu để cho ra đời những áng văn chương sinh động, hấp dẫn viết về lịch sử. Hai tiểu thuyết lịch sử mới ra mắt công chúng là “Từ Dụ Thái hậu” của Trần Thùy Mai và “Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên.

  • Nhân kỉ niệm 62 năm thành lập (17/6/1957 – 17/6/2019), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt ấn bản mới tập truyện Dưới chân Cầu Mây của nhà văn Nguyên Hồng. Tập truyện gồm ba truyện đặc sắc dành cho thiếu nhi: Đôi chim tan lạcDưới chân Cầu Mây vàCháu gái người mãi võ họ Hoa.

  • NXB Hà Nội và Thư viện Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Thời cuộc và Văn hóa” của nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam

  • Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá Huy Cận là người đem tâm nguyện “làm bục nhảy đưa sự sống lên cao”. Nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu có dịp quần tụ nhớ về hồn thơ Huy Cận dịp 100 năm ngày sinh của ông.

  • “Ba năm tồn tại. Thời gian không dài. Nhưng kỷ niệm một thời niên thiếu tươi đẹp hào hùng trong gian khổ làm sao có thể quên!”. Sau hơn 70 năm, khi những mảnh ký ức bắt đầu mờ nhòa, nhà văn Ma Văn Kháng đã “gạn lấy chút sức lực còn lại”, “rờ rẫm nhớ lại những gì đã trải qua”, để tái hiện chân dung thế hệ “măng non cách mạng” giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.

  • Nhà văn Trần Thùy Mai vừa ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ thái hậu” sau một thời gian dài im tiếng. Điều thú vị, cuốn sách đề cập đến lịch sử nhưng được tác giả viết bằng văn phong thuần Việt, với ngôn ngữ nhuần nhị để thu hút độc giả trẻ.

  • Có thể nói, tiểu thuyết gia hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam chính là nhà văn Hồ Biểu Chánh. Với kho tàng đồ sộ 64 cuốn tiểu thuyết, ông được mệnh danh là “người kể chuyện đời” đầy lôi cuốn và có cá tính.

  • Giữ một vị trí khiêm tốn trong đời sống văn chương, nhưng thể loại phi hư cấu thời gian qua vẫn đều đặn đến với độc giả. Thậm chí, nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, được in hàng chục ngàn bản. Chỉ có điều, trong những bảng vàng văn chương trong nước, hiếm khi những tác phẩm thuộc thể loại phi hư cấu được xướng tên.

  • Nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019), NXB Kim Đồng vừa cho ra mắt tập thơ “Điện Biên chiến thắng, Điện Biên thơ” của Đại tá, nhà thơ Ngô Vĩnh Bình tuyển chọn và giới thiệu.

  • Sau 65 năm, những kinh nghiệm lịch sử, bài học quý giá từ chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn được học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Không chỉ là góc nhìn riêng của mỗi bên, việc hợp tác để khai thác khối tư liệu, tài liệu lưu trữ - di sản chung của hai dân tộc Pháp - Việt nhằm có thêm sự đối chứng, từ đó làm rõ hơn lịch sử.

  • “ĐIỆN BIÊN PHỦ: 13/3-07/5/1954” là cuốn sách chuyên khảo của Tiến sĩ, Đại úy người Pháp Ivan Cadeau. Cuốn sách cung cấp các tài liệu lưu trữ của Pháp về sự kiện Điện Biên Phủ và chiến tranh tại Đông Dương, trong đó có nhiều tài liệu chưa từng công bố tại Việt Nam.

  • Ngày 30/4/1975 mãi là một ký ức tồn tại sâu thẳm trong tâm trí của những người đã trực tiếp chứng kiến. Đặc biệt là nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh, người đã dành gần như cả cuộc đời cầm bút của mình để văn bản hóa lại những ký ức lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước một thời của dân tộc Việt Nam.

  • Với sự nhân từ, đức độ, Từ Dụ thái hậu được dân gian lưu truyền là người phụ nữ quyền lực có sức ảnh hưởng to lớn dưới triều nhà Nguyễn. Từ cảm hứng ấy, nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai đã viết Từ Dụ thái hậu - một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương, có thể xem là tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” hiếm hoi của văn học đương đại.

  • Sáng ngày 22/4/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành buổi toạ đàm khoa học, giới thiệu công trình Nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học ở Nam Bộ thời kì 1865-1954.

  • Sách của nhà phê bình khơi gợi tình yêu cuộc sống qua những vẻ đẹp giản dị, nhân văn.