Cái tâm

15:53 27/05/2009
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG   (Nhân đọc sách "Gió về Tùng Môn Trang" của Nguyễn Xuân Dũng)Tác giả cuốn sách này là một võ sư đệ bát đẳng huyền đai thuộc phái không thủ đạo, vừa là một nhà hoạt động thương trường nổi tiếng ở Mỹ. Nhưng cuốn sách này không hề bàn đến chuyện đấm đá hơn kém hoặc là chuyện mua bán lời lỗ mà bàn về cái TÂM. Tác giả tỏ ra hết sức chú trọng vũ đạo; nhất cử nhất động đều phải xuất phát từ cái TÂM, cái TÂM viết hoa.

Võ sư Nguyễn Xuân Dũng

Lưu ý rằng gắn liền với truyền thống phương Đông mọi giá trị đều có hai mặt Đời và Đạo, thí dụ ta có y thuật và y đạo, trà và trà đạo, hoa và hoa đạo... Vậy, vũ đạo là tinh tuý của vũ thuật, giống như linh hồn là anh hoa của thể chất nơi con người. Đã nói tới Đạo, người ta không thể làm bộ ngây thơ để không biết rằng vị tổ sư đầu tiên của thiền học là Bồ Đề Đạt Ma. Chính ở đây, vũ đạo gia nhập vào truyền thống tâm linh của người phương Đông trong tính ảo diệu và linh hiển của nó. Đạo là đầu mối của tất cả, và cái TÂM là một thành tố ở trong đó. Bản thể của cái TÂM là rỗng không, vì bản thể của đạo cũng là hư không. Trong bài kệ đầu tiên của Phật dạy, ngài truyền rằng cái TÂM thường hay bị nhiễu loạn, người ta phải tìm cách thu hồi nó lại, giống như trẻ mục đồng đi tìm bắt con trâu bị lạc đường và dẫn nó về nhà như trong bộ tranh "Thập mục ngưu đồ" vẫn được tôn thờ nơi những ngôi chùa cổ ở Huế, trong đó chữ TÂM được diễn đạt bằng một vòng tròn rỗng không. Trong vũ đạo, mọi động thái của quyền cước đều phải mang sắc thái tĩnh không của cái TÂM để vũ thuật không mất đi cái ý nghĩa ảo diệu của nó. Nói cho cùng thì một võ sĩ cũng đồng nhất với một nhà hành giả trên đường tìm về cái TÂM của mình. Không có cái TÂM dẫn dắt thì vũ thuật trở thành một trò múa may thô bạo, trò đao búa hại người, điều mà các võ phái không thể thừa nhận. Đi tìm cái TÂM để trang bị cho vũ thuật giữa lúc mà các võ đường thi nhau mọc lên như nấm và cái TÂM thì xa tít mù hầu như mất dạng, đó chính là tham vọng của tác giả Nguyễn Xuân Dũng khi cho ra đời tập sách này; và đó cũng là cái TÂM lo đời của một cao đồ không thủ đạo.

Cuốn sách này ít chú trọng đến thương trường nên cũng ít nghe tác giả nói về cái TÂM trong thương nghiệp. Chú ý rằng với một thời gian chừng sáu, bảy năm tác giả đã thành lập một loạt Công ty, chen vai thích cánh với các nhà đại doanh nghiệp; mở đầu là Công ty Quantek đã vượt qua một đại gia của thương trường Mỹ là Công ty IBM. Đứng vững được bên cạnh IBM đã là một điều khó; đằng này Quantek đã sáng chế ra nhiều linh kiện của máy tính điện tử mà từ trước đến nay, IBM chưa hề biết đến, và phải đặt hàng ở Công ty Quantek. Điều ấy trước hết là nhờ ở trí thông minh kỳ lạ của người sáng lập và lãnh đạo Công ty. nhưng trên hết chúng ta biết đó chính là sức mạnh của cái TÂM. Chính cái TÂM trong cách sống là sức mạnh, nội lực của hệ thống đã thuyết phục đám đông công nhân phải tận tâm tận lực xây dựng Công ty của mình.

Một ví dụ khác là sản phẩm cái chăn đắp cho trẻ sơ sinh, đã thu hút sức mua của những bà mẹ trên thị trường Mỹ. Có phải chăng vì luôn luôn suy nghĩ bằng cái TÂM, mà tác giả đã phát minh ra một bộ phận phát ra tiếng kêu giống như tiếng đập của "trái tim" người Mẹ; quả nhiên hài nhi nào cũng tìm thấy một giấc ngủ an lành trong tiếng đập kia; và trước những bất trắc của cuộc đời, mỗi con người lại tìm về ẩn náu trong nhịp đập trái tim của Mẹ. Hệ thống nhập thế của Khổng giáo không bàn nhiều về cái Tâm, có lẽ vì cho rằng cái tâm là điều mặc nhiên trong truyền thống đạo của phương Đông. Ở Mạnh Tử, đôi khi bàn về chữ Tính, có dùng hình tượng "xích tử" (con đỏ) và hình tượng nổi tiếng "anh nhi chi vị hài" (đứa bé sơ sinh chưa biết cười). Phải đợi đến Vương Dương Minh, học thuyết "Tâm học" mới ra đời, trong đó cái tâm được xem như một "chủ thể nhận thức". Nhưng cả Mạnh Tử và Vương Dương Minh đều là những nhà Nho; và ở thời Vương Dương Minh, tâm học phải lùi bước trước lý học của đời Tống; và cái tâm đã bị xao nhãng dần trước sức lôi kéo ào ạt của lối sống phương Tây. Nên trong truyền thống của Đạo, cánh nhà Nho thường dựa dẫm vào ý kiến này của Lão học: "Đạo khả đạo phi thường đạo". Đi đến tận cùng ý niệm nguyên uỷ này, ta lại bắt gặp ý niệm Phật tánh trong đạo Thiền.

Nói tóm lại, Bồ Đề Đạt Ma là người thay mặt truyền thống đạo đông phương để truyền bá về cái tâm, trong đạo nói chung, cả vũ đạo nói riêng. Trở lại vấn đề đang nói ở trên, cuối một đời nhập thế tận tụy, các đấng nam nhi của Nho giáo đều phải quay về mượn triết học xuất thế của Lão giáo để giữ thăng bằng cho đời sống tâm linh của mình. Nguyễn Công Trứ đã từng nói: "Nước nhà yên mà sĩ được thong dong, bây giờ sĩ mới tìm ông Hoàng Thạch". Ai cũng biết, Hoàng Thạch Công chính là một đại biểu của Lão giáo. Chính nỗi nhớ da diết về quê hương cũng là một biểu hiện của cái tâm. Tác giả tỏ ra thương nhớ khôn nguôi về một cánh rừng hoang dại nằm ở "phía Nam Đà Lạt" với hình ảnh của thầy xưa bạn cũ, với ngôi làng Thanh Lam Bồ chôn nhau cắt rốn, nơi tác giả đã sinh ra và đã sống một tuổi ấu thơ êm đềm như bất cứ ai cùng sinh ra; và không quên được thành phố Huế và dòng sông xanh biếc tác giả đã lớn lên bằng tuổi thanh niên thơ mộng. Nếu chỉ dựa vào trên tiêu chí của xã hội Mỹ, tác giả có thể tự hài lòng về bản thân, và yên tâm đi tới trên con đường đã tìm thấy sau những thành đạt lúc đầu. Nhưng Nguyễn Xuân Dũng đã ngoái lại nhìn một thời đất Việt xa xôi, và đã phát hiện ra cái TÂM.

Chính tấc lòng tha thiết ấy cũng là sự thể hiện của cái tâm mà không phải dễ gì người nào cũng có. Tấc lòng thương cây nhớ cội vẫn không ngớt len vào giấc ngủ của tác giả trong những đêm trằn trọc trên xứ người đã toả lan một chất thơ đằm thắm muôn vàn trên mỗi dòng chữ của "Gió về Tùng Môn Trang", khiến người đọc lấy làm ngạc nhiên về phong thái văn chương của một người vốn là con nhà võ.

Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma đã tịch mịch nhưng lịch sử Phật giáo khẳng định rằng chúng ta đang ở thời mạt pháp. Vào thời buổi này con người thực dụng chủ nghĩa đang thừa thắng nhảy vào chỗ của con người đạo học. Hơn ai hết, tác giả Nguyễn Xuân Dũng muốn tìm cách ngăn chặn sự đổ vỡ từ bên trong của những ai mê muội tin rằng con người kỹ trị của nền văn minh Mỹ là một đấng siêu nhân có thể mang đến cho nhân loại hết thảy mọi thứ, kể cả hạnh phúc. Nguyễn Xuân Dũng đã hoảng hốt kêu to lên rằng người ta không nên nhầm lẫn đến như thế, hãy mau quay về níu lấy cái tâm mà sống.

Ai cũng thấy cần luôn tu dưỡng cái tâm, nhưng theo tôi, thực cũng chưa mấy có ai chịu khó cúi xuống chăm sóc cái tâm bằng ý thức âu yếm như tác giả tập sách này. Thành thật mà nói, tôi đã cảm động xiết bao trên từng trang của "Gió về Tùng Môn Trang".

Huế, ngày 04 tháng 7 năm 2003
H.P.N.T
(174/08-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sau Vị giáo sư và ẩn sĩ đường, Ba lần đến nước Mỹ, trong năm 2002, GS. Hà Minh Đức tiếp tục ra mắt bạn đọc tác phẩm Tản mạn đầu ô. Vậy là trong khoảng 5 năm, bên cạnh một khối lượng lớn những tác phẩm nghiên cứu, lý luận, phê bình, ông đã sáng tác 3 tập thơ và 3 tập bút ký. Đó là những con số mang nhiều ý nghĩa thể hiện sự "đa năng" của một đời văn tưởng đã yên vị với nhiều danh hiệu cao quý và hơn 30 tập sách nghiên cứu, lý luận, phê bình. Tản mạn đầu ô ra đời được dư luận chú ý, quan tâm. Sau đây là cuộc trao đổi giữa PGS. TS Lý Hoài Thu với GS. Hà Minh Đức xung quanh tập sách này.

  • HUỲNH HẠ NGUYÊN         (Đọc tập thơ "Khúc đêm" của Châu Thu Hà - Nxb Thuận Hoá - 11/2002)...Thơ Châu Thu Hà mang đậm nữ tính. Khi trái tim biết cười, hay khi giàn giụa nước mắt, ta bỗng thấy quý sao những phút sống chân thành với cuộc đời, với mọi người. Châu Thu Hà không để trái tim mình tuột xuống phía bên kia triền dốc, chị cố bước tới và neo lại, để thấy mình được xẻ chia, được yêu chiều, xoa dịu...

  • LÊ MỸ Ý (L.M.Y):  Thưa nhà thơ, là một người có thể tạm gọi là thuộc thế hệ đi trước nhưng lại luôn "gây sốc" bằng những tác phẩm tìm tòi mới, chắc hẳn ông có quan tâm nhiều đến thế hệ thơ trẻ? Có thể có một nhận xét chung về thơ trẻ hiện nay chăng?NHÀ THƠ HOÀNG HƯNG (H.H): Tất nhiên là tôi rất quan tâm. Nhận xét chung của tôi về thơ trẻ bây giờ là đa số vẫn mang tính phong trào. Có thể nói là những người làm thơ trẻ vẫn đi theo một vết mòn của thế hệ trước, chưa thấy rõ những bứt phá, chỉ nổi lên một số tác giả theo cách lẻ tẻ.

  • Tại sao cô chỉ làm thơ tự do?- Trước hết, bởi tôi thích tự do. Tự do ở đây, được hiểu là: nói, làm, dám mơ ước và tham vọng tất cả những gì mình muốn, không bị tác động và chi phối bởi ai, bởi bất cứ điều gì.

  • NGUYỄN THỤY KHA Đã là lạ tên một tác phẩm khí nhạc mang tực đề "Eo lưng" của nữ nhạc sĩ Kim Ngọc. Lại thu thú khi đọc tập thơ "Nằm nghiêng" của nữ thi sĩ Phan Huyền Thư. Một thế kỷ giải phóng của Việt Nam thật đáng kính ngạc.Cái cách giải phóng mình, phái yếu trong đó có mình của Phan Huyền Thư là sự độ lượng với cũ kỹ, là mỉa mai sự nửa vời, là quyết liệt lặng lẽ vươn tới cách tân theo một thế của “Nằm nghiêng”.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOCòn nhớ mùa Huế mưa 1992, Nguyễn Khắc Thạch và Ngô Minh đến nhà tôi chơi, mang theo bản thảo đánh máy tập thơ đầu tay của một tác giả mới 20 tuổi có tên là Văn Cầm Hải. Một cái tên lạ mà tôi chưa nghe bao giờ. Những bài thơ của anh cũng chưa hề xuất hiện trên mặt báo. Nguyễn Khắc Thạch và Ngô Minh đều nói rằng; "Thơ tay này lạ lắm. Ông xem thử".

  • NGUYỄN QUANG HÀNgồi đọc NGÀN NĂM SAU mà như đang ngồi nói chuyện tay đôi với Nguyễn Trọng Bính. Giọng thơ anh cũng cứ chân chất, yêu quê hương và say đời như chính con người anh. Từ thời chiến tranh, chúng tôi đã ở trong rừng với nhau. Cứ ngồi với nhau là bộc bạch hết. Một lá thư riêng, một rung động mới, chúng tôi cũng chia sẻ với nhau.

  • PHAN THÀNH MINHĐó cũng là tựa đề tập thơ rất dễ thương của Trần Tịnh Yên - nhà thơ của đất kinh kỳ thơ mộng thuở nào - thú thật  là tôi đã vô cùng hạnh phúc khi nhận được tập thơ này do chính  tác giả gởi tặng, dễ thương ở chỗ khổ giấy nhỏ nhắn, trình bày đẹp trang nhã, sách 80 trang với 46 bài thơ cũng mỏng mảnh như thế nhưng nhìn rất thơ, càng thơ hơn nữa khi chính tác giả tự viết lời phi lộ cho mình, tôi rất hợp với anh ở điểm này bởi lẽ chẳng ai có thể thay thế cho mình bằng mình để nói hộ những gì mình muốn nói...:...năm xưa qua ngõ sân đìnhcó người nhặt được mối tình ai rơi

  • NAM NGỌC            (Về tập truyện ngắn mới nhất của nhà văn Võ Thị Xuân Hà do Công ty Truyền thông Hà Thế liên kết NXB Phụ nữ xuất bản và phát hành quý I năm 2009)Tập truyện gồm 14 truyện  ngắn, với những mô típ khác nhau nhưng cùng chung gam màu thấm đẫm chất liệu hiện thực. Tất cả đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất mà ở đó các nhân vật dù xấu dù tốt cũng đều hướng tới cái đẹp, cái nhân bản của con người. Cách viết truyện lạ cùng với những chi tiết, tình tiết được lắp ghép một cách khéo léo, Võ Thị Xuân Hà đã một lần nữa gây ngạc nhiên cho người đọc bằng bút pháp ẩn không gian đa chiều của mình.

  • BÍCH THUHơn một thập niên trước đây, với hai truyện ngắn Hồi ức của một binh nhì và Vết thương lòng, Nguyễn Thế Tường đã đoạt giải cao trong cuộc thi truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức năm 1992 - 1994. Tôi còn nhớ một trong số các nhà phê bình đã thành danh của nhà số 4 Lý Nam Đế không kìm được cảm xúc của mình với chùm truyện dự thi của Nguyễn Thế Tường lúc ấy đã thốt lên: “Tôi thích truyện ngắn Nguyễn Thế Tường”. Từ đó đến nay, Nguyễn Thế Tường vẫn miệt mài viết và lặng lẽ ra sách. Người đàn bà không hoá đá là lần ra mắt thứ năm của anh.

  • HOÀNG VŨ THUẬT                (Đọc “Trăng đợi trước thềm”, thơ Hải Bằng, NXB Thuận Hoá - 1987)Đổi mới là trách nhiệm vừa là bổn phận đang diễn ra sôi động trong đời sống văn học hôm nay. Nhưng ranh giới giữa cũ và mới không dễ dàng phân định khi đánh giá một tác phẩm văn chương nghệ thuật.

  • ĐINH NAM KHƯƠNG               (Nhân đọc “ru em ru tôi” Thơ Trương Vĩnh Tuấn NXB: Hội nhà văn - 2003)Có một nhà thơ nổi danh thi sĩ, làm “quan” khá to ở báo văn nghệ. Nhưng chẳng bao giờ thấy ông vỗ ngực, ngạo mạn nói lời: “ta là quan đây” mà ông luôn dân giã tự gọi mình là hắn, xưng hô với bạn bè là mày tao:                          “...Hình như hắn là nhà quê                          Hình như hắn từ quê ra...”                                                                (Gốc)

  • NGÔ MINHKhông thể đếm là tập thơ đầu tay của cây bút nữ Nguyễn Thị Thái người Huế, sống ở thành phố Buôn Ma Thuột vừa được NXB Thuận Hóa ấn hành. Tôi đã đọc một mạch hết tập thơ với tâm trạng phấn khích. Tập thơ có nhiều bài thơ hay, có nhiều câu thơ và thi ảnh lạ làm phấn chấn người đọc.

  • MINH KHÔICuối tháng bảy vừa qua, giáo sư ngôn ngữ và văn chương Wayne S.Karlin và nữ phóng viên Valerie, công tác ở một Đài phát thanh thuộc bang Maryland, Mỹ đã đến Huế tìm thăm nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, để chuyển cho chị bản hợp đồng in ấn và phát hành tập thơ Green Rice (Cốm Non) do cơ quan xuất bản gửi từ Mỹ sang.

  • FRED MARCHANTCó những vết thương chẳng thể nào lành lặn và có những nỗi đau chẳng bao giờ mất đi. Kinh nghiệm nhân loại khuyên ta không nên “chấp nhận” hay “bỏ đi” hay “vượt lên” chúng. Với một con người mà tâm hồn thương tổn vì đã làm cho người khác khổ đau hay chứng kiến nhiều nỗi đau khổ thì những câu nói như thế hoàn toàn vô nghĩa.

  • BÍCH THU          (Đọc thơ Dòng sông mùa hạ của Hoàng Kim Dung. NXB Hội Nhà văn, 2004)Nhìn vào tác phẩm đã xuất bản của Hoàng Kim Dung, tôi nhận thấy ở người phụ nữ này có sự đan xen giữa công việc nghiên cứu khoa học với sáng tạo thi ca. Ngoài bốn tập thơ và bốn cuốn sách nghiên cứu về nghệ thuật đã in, với tập thơ thứ năm có tựa đề Dòng sông mùa hạ mới ra mắt bạn đọc, đã làm cán cân nghiêng về phía thơ ca.

  • ĐÔNG HÀVăn hoá và văn học bao giờ cũng có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể thấy rằng văn học là một bộ phận của văn hoá, nó chịu sự ảnh hưởng của văn hoá. Khi soi vào một thời kì văn học, người đọc có thể thấy được những khía cạnh về phương diện đời sống văn hoá tinh thần của một thời đại, một giai đoạn của xã hội loài người.

  • HÀ KHÁNH LINHViết được một câu thơ hay có khi phải chiêm nghiệm cả một đời người, hoàn thành một tập truyện, một tập thơ là sự chắt chiu miệt mài suốt cả quá trình, sau Đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ VII Lê Khánh Mai liên tiếp trình làng tập thơ "Đẹp buồn và trong suốt như gương" (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) và "Nết" tập truyện ngắn (Nhà xuất bản Đà Nẵng).

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOCó người làm thơ dễ dàng như suối nguồn tuôn chảy không bao giờ vơi cạn. Có người làm thơ khó khăn như đàn bà vượt cạn trong cơn đau sinh nở. Có người không đầy cảm xúc cũng làm được ra thơ. Có người cảm xúc dâng tràn mà trước thơ ngồi cắn bút. Thơ hay, thơ dở, thơ dở dở ương ương tràn ngập chợ thơ như trên trời dưới đất chỉ có thơ. Thơ nhiều đến ngạt thở chứ thơ chẳng còn tự nhiên như hơi thở mà ta vẫn hoài vọng một thời.

  • THẠCH QUỲSuốt đời cần mẫn với công việc, luôn mang tấm lòng canh cánh với thơ, vì thế, ngoài tập “Giọng Nghệ” in riêng và bao lần in chung, nay Ngô Đức Tiến lại cho ra tập thơ này.