Bùi Ngọc Tấn kể chuyện bạn bè

09:09 10/03/2009
TRẦN THIÊN ĐẠOCứ suy theo nhan đề, thì chúng ta có thể xếp các trang Viết về bè bạn - Tập chân dung văn nghệ sĩ (NXB Hải Phòng, 2003) của Bùi Ngọc Tấn cùng một loại với mấy tập sách đã ra mắt bạn đọc vài ba năm nay.

Chẳng hạn như các cuốn Chân dung và đối thoại - Bình luận văn chương (NXB Thanh Niên, 1999), rất ăn khách độ nào, của Trần Đăng Khoa; Cây bút, đời người - Tập chân dung văn học (NXB Trẻ, 2002); giải phê bình văn học Hội Nhà văn 2003, của Vương Trí Nhàn; Nhà văn Việt Nam hiện đại - Chân dung & Phong cách (NXB Văn học 2003) của Nguyễn Đăng Mạnh hay Một thoáng nhân văn (NXB Khoa học xã hội, 2004) của Nguyên An... thảy đều là những tác phẩm phác hoạ chân dung các tay bút hiện đại còn sống hay đã khuất.

Mỗi tác giả một phong cách, không ai giống ai. Trần Đăng Khoa, trịch thượng; Vương Trí Nhàn, bay bướm. Nguyễn Đăng Mạnh, đạo mạo; Nguyên An, thử nghiệm tìm tòi... Còn Bùi Ngọc Tấn, thì cứ ngấm ngầm sôi bỏng, tựa như câu văn chữ viết của ông lúc nào cũng vọt ra từ trái tim và máu huyết.
Vậy nên có chuyện như vầy. Với Bùi Ngọc Tấn, chúng ta giờ đây không thể đọc ông như đọc bất luận tác phẩm nào của bất luận nhà văn nào, cho dầu đó là truyện ngắn, tiểu thuyết, hay hồi ký... Một là vì, sau thời gian hai mươi bảy năm trời bị im hơi lặng tiếng. Hai là, về phần chúng ta, làm sao có thể dửng dưng đứng ngoài mà nhìn, đọc ông một cách bàng quan, ngoại cuộc, xa lạ.

VIẾT VỀ BÈ BẠN...
Các bức chân dung Bùi Ngọc Tấn phác hoạ trong tập sách kể ra không nhiều so với mấy cuốn cùng loại nhắc tới trên. Đếm không quá đầu mười ngón tay. Nhưng ở đây, chiều sâu và bề dày đâu phải đo bằng những con số, mà nằm chính ở mật độ keo sơn các đương sự gắn bó với nhau. Bởi vì ở đây, toàn là chân dung các văn nghệ sĩ bè bạn của tác giả, đồng hội đồng thuyền với ông từ thuở nảo thuở nào:
"Các bạn tôi là tuổi trẻ của tôi, là một phần của cuộc đời tôi. (...) Họ là các nhà văn, nhà báo, hoạ sĩ, tức là những nghệ sĩ (..). Tôi viết về sự nhếch nhác trần ai của họ, của những người làm nghề mà các chân dung văn nghệ sĩ khác chưa nói tới hoặc chỉ nói qua”. (sđd, tr.6-7).

Những bạn bè nối khố, rất thân,rất gần, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi. Và, đặc biệt trong suốt thời gian 27 năm ròng ông bị loại trừ, chẳng nề tai hoạ có thể ập tới bất kỳ lúc nào, đã cứ đương nhiên chơi thân với ông, đã mến tặng ông những miếng khi đói bằng một gói khi no, về vật chất và về cả tinh thần: "Thịt ăn hết đã lâu, nhưng tình còn đó cho đến tận bây giờ". (sđd, tr.329). Keo sơn, gắn bó với nhau trong vui chơi cũng như trong hoạn nạn. Dẫu rằng, tận đáy lòng, giá như họ có lảng tránh mình đi nữa thì ông cũng không nỡ thốt nên lời oán trách. Thấu rõ rằng chính tình thế cay nghiệt mới bắt họ phải tạm thời thờ ơ, lơ là với mình, như trong trường hợp Nguyên Hồng:
"Tôi không trách Nguyên Hồng về chuyện anh không tặng tôi sách. Tôi biết anh là người yêu quý vợ chồng tôi. Tôi biết anh là người thuỷ chung đôn hậu. Tôi thương anh. Tôi thương tôi. Mỗi chúng ta đều đáng thương. Anh đã vướng nhiều chuyện lôi thôi. Anh tránh tôi, buộc phải tránh dù lòng anh không muốn. Chúng ta mấy khi được là chúng ta đâu". (sđd, tr.463)

Đến như Nguyên Hồng, một nhà văn tầm cỡ, có hạng - một con người hằng biết tự trọng, có bản lĩnh, đã dám từ bỏ mọi chức vụ, mọi quyền lợi, dắt vợ con lủi về thui thủi trong gian nhà vách đất ở ấp Cầu Đen, đồi Cháy, là bạn với núi rừng Yên Thế - một Hoàng Hoa Thám tân thời: "Ông đéo chơi với chúng mày nữa. Ông về  Nhã ". (sđd, tr.337), như ông đã rỉ vào tai Tô Hoài, trong một buổi giáp mặt nước mắt lưng tròng. Đến như Nguyên Hồng như vậy đó, mà cũng chẳng tài nào thoát khỏi hoàn cảnh buộc mình phải chà đạp tình nghĩa và giày xéo tâm hồn.
Thế mới biết tinh thần và tâm trạng con người bấy giờ bị vùi dập, nát nghếu và tả tơi tới mức nào!

CHÂN BƯỚC GẬP GHỀNH.
Mà không những vậy thôi đâu, họ còn phải đồng thời nếm đủ mọi mùi vị lưỡi tê tân khổ. Gánh chịu bao nhiêu là đói rách thể xác và đau đớn tinh thần ngày càng chồng chất đè nặng trên đầu. Gói mình trong bầu không khí ngột ngạt không ngớt bủa vậy, thiếu thốn ngặt nghèo. Vậy mà tác giả và bè bạn của ông vẫn cứ phải chân bước gập ghềnh trên đường thế đồ gót rỗ kì khu không chừa một ai này.

Bè bạn của ông, trước hết, là Nguyên Hồng (phần thứ hai, dưới nhan đề Một thời đã mất, sđd, tr. 297-499) - đã phải lánh mình chui rúc trong rừng sâu núi thẳm. Rồi tiếp theo, kể theo thứ tự xuất trình trong tập sách, là những Đình Kính, Chu Lai, Nguyễn Quang Thân (đề mục Rừng xưa xanh lá, sđd, tr.11-28, Dương Tường (Tôi là bạn ông Dương Tường, sđd, tr.29-58). Lê Mạc Lân (Thời gian gấp ruổi, sđd, tr.59-91), Lê Bầu (Lê Bầu người hiểu giá trị của thời gian, sđd, tr.93-118), Nguyễn Thị Hoài Thanh (Một mơ ước về kiếp sau, sđd, tr.119-144), Hứa Văn Định (Quyển sách tặng Định, sđd, tr. 145-170), Nguyên Bình (Nguyên Bình với cô gái mồ côi và hòn đảo, sđd, tr. 171-200). Lê Đại Thanh (Một ông già sống cho đến khi chết, sđd, tr. 201-228). Nguyễn Thanh Bình (Cuộc phiêu lưu mầu trắng, sđd, tr.229-252) và cuối cùng là Vũ Tín (Thời trai trẻ đã qua, sđd, tr. 253-281).

Họ thảy đều "mang nghiệp chướng trong mình" (sđd, tr.7). Thảy đều đã trải qua số phận long đong, nghiệt ngã chẳng kém gì tác giả, từ bấy lâu rồi. Ông vụt "nhớ đến một câu của Pa-u-tốp-xki (...). Tôi viết cho bạn bè tôi và vào tuổi này họ đang ít dần "đến bây giờ tôi mới ngấm câu này”  (sđd, tr. 91). Khiến ông "bỗng hiểu ra một điều đơn giản: Cuộc đời thật ngắn ủi và thế hệ chúng tôi đã bắt đầu sự kết thúc kiếp phù sinh của mình. Tất cả chúng tôi sắp đi qua hành tinh này mà không để lại vết xước nào". (sđd, tr. 169).
Vậy thì phải viết về họ, phải viết "về sự nhếch nhác trần ai của họ" (sđd, tr. 7), e rằng thời gian như thoi đưa, mau lẹ "gấp ruổi" (sđd, tr. 59) quá rồi, không thôi mình lại chẳng kịp hằn sâu dấu vết.

NHẾCH NHÁC TRẦN AI
* Thì họ cũng như ông, để sống còn, để nuôi vợ nuôi con, đã phải dấu mình bán chữ - bán chui, bán lén (hương hồn của những Trần Dần, của những Phùng Quán... đâu rồi). "... những người đang đi vào con đường viết lách, những cộng tác viên của một vài tờ báo, những người đang muốn có một cái truyện ký đầu tiên, hay cũng đã có một hai cái tin đăng báo và giờ đây đang giao du với những cán bộ biên tập các nhà xuất bản, những người đã có một vài sáng tác được in đang muốn kết nạp vào hội văn nghệ địa phương, kể cả hội nhà văn, rất cần bản thảo như một chứng chỉ". (sđd, tr. 82), hoặc, ban ngày ban mặt hơn, cho tỉnh uỷ nọ: "muốn có một bộ lịch sử Đảng bộ (...)mà không thể không có bản thảo, không thể không xuất bản tập lịch sử đảng bộ" (sđd, tr. 86-87). Lê Bầu. Lê Mạc Lân... đã nếm mùi tân khổ này.

* Thì họ cũng như ông, để còn sống, để nuôi vợ nuôi con, đã phải bán máu - bán những dòng máu đỏ đang thật sự chảy trong huyết quản, khi mình đà là những bộ xương bọc da, ốm nhom ốm nhách, lại còn phải dở trò gian lận, để bán được nhiều hơn bận trước. Chỉ cần "đeo thêm chì vào người để đạt trọng lượng 70 ký lô và bán được 250, 300 cc. (...) Thế là mất đi một tí máu, nhưng túi nằng nặng tiền và tem phiếu. Cho nên những ngày đi bán máu rất vui" (sđd, tr. 79). Rất vui, chua chát thay cho cuộc sống đoạ đày. Đoạ đày thể xác, đoạ đày tinh thần loại người lao động trí óc, khi họ ngơ ngáo ngồi chờ phiên mình: "Ngượng nghịu nhìn nhau. Rồi cũng quen dần. Lương thiện thì rõ ràng là lương thiện rồi. Nhưng nó tố cáo bước đường cùng. (...) Quần áo chỉn chu. Tóc chải gọn gàng. Mặt mũi sáng sủa, đi lại rón rén nhẹ nhàng chỉ trông cũng biết là người có học" (sđd, tr. 80-81). Dương Tường, (lại) Lê Mạc Lân... đã dấn thân sống tạm bợ như vậy một thời gian dài.

* Thì họ cũng như ông, để sống còn và, lần này, để "mơ ước về kiếp sau" (sđd, tr. 119)- đã phải trải qua cuộc đời lận đận chẳng kém gì cảnh ngộ lao lung và bị loại trừ ông từng gánh chịu. Cả cuộc đời bầm dập của Nguyễn Thị Hoài Thanh xuất phát từ "cái chuyện Nguyễn Cao Kỳ (tư lệnh không quân rồi phó thủ tướng nguỵ) là anh ruột (của) chị..." (sđd, tr.123), cộng thêm vô đó một thứ lộc trời cho: "Năm ấy, (chị) còn đang tuổi ba mươi. Thời con gái chị vốn xinh đẹp. Nhất dáng nhì da. Chị được cả hai. Nhưng hồng nhan đa truân. Hai lần kết hôn, hai lần li dị. Vẻ đẹp của tuổi ba mươi đang chín. Cái sắc đẹp không chủ đã gây cho chị biết bao khó khăn, nhiều khi cả nguy hiểm nữa" (sđd, tr. 126). Một thân một bóng nuôi con. Mẹ con chị ở nhà tập thể có chung mỗi một ô cửa ra vào độc nhứt, nửa gian phía ngoài dành cho mẹ con chị, nửa gian trong là kho chứa dụng cụ. Rồi một hôm, người ta bỗng dưng khoá cửa... kho dụng cụ, để "bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa", vì chị đã một mực không chịu "ra đụng vào chạm" (sđd, tr.126) với ông trưởng phòng. Rồi sau đó, cũng vì đã, lần này, “cự tuyệt thẳng thừng”(sđd, tr.127) ông chủ nhiệm, mà gian buồng chị ở bỗng dưng đầy nghẹt bàn ghế như nêm cối, chật cứng hết phương ra vào được nữa... Cuộc đời Nguyễn Thị Hoài Thanh rồi cứ thế mà tiếp diễn. Đau đớn thay, phận đàn bà".

* Thì họ cũng như ông... Còn nhiều cảnh tình khác nữa, mà những Hứa Văn Định, Nguyên Bình, Lê Đại Thanh, Nguyễn Thanh Bình, Vũ Tín... đã sống qua. Mà ngòi bút của Bùi Ngọc Tấn đã níu kéo thời gian làm sống trở lại dưới mắt mình.

MỘT THỜI CÒN ĐÓ
Cũng tựa như nhà văn Pháp đầu thế kỷ XX tìm lại thời gian đã mất, Bùi Ngọc Tấn tái dựng khoảng thời gian ông và các văn nghệ sĩ bè bạn của ông đã trải qua. Còn đó, trên hơn 530 trang sách, khoảng thời gian đầy giông tố, bão bùng trùm phủ lên đầu hầu hết mọi người, mà bọn nhà văn nhà báo thi sĩ hoạ sĩ là những gương mặt gánh chịu nhiều hơn hết. Họ thuộc thành phần chân yếu tay mềm, dễ bề vùi dập, dễ bề vò nát. "... chúng tôi đều viết về con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và khao khát được viết thật hơn, không chỉ có những thuận lợi mà còn những khó khăn, không chỉ những người trung thực, mà còn những kẻ quan liêu, những tên nịnh hót". (sđd, tr. 185). Và nhứt là vì họ "có cái đầu (...)để nghĩ", độc lập, không lệ thuộc, không xu phụ- trong "tình trạng có những cái đầu chỉ nghĩ theo những điều mà những cái đầu khác đã nghĩ sẵn cho mình". (sđd, tr. 73). Thế là dĩ nhiên họ bị "gay go" (sđd, tr. 185) cả lũ.

Hệt như chính ông trước kia, "một kẻ mới tập tọng vào nghề khi viết luôn có ở trước mặt những nhà phê bình. Họ nghiêm khắc nhìn tôi". Hệt như Nguyên Hồng bấy giờ: "Mình lăn lộn mình nghiền ngẫm, mình đọc, có khi 5 năm chục năm mới xong một quyển sách, mấy ông phê bình đọc vài đêm xong sáng tác của mình, thế là các ông ấy phán. Nào là chưa sâu, nào là thiếu tính giai cấp, hiện thực bị phản ánh một cách phiến diện". (sđd, tr. 388).

Qua ngòi bút của Bùi Ngọc Tấn, mọi tình huống dầu đen tối hay cười ra nước mắt đến đâu, mọi cảnh ngộ dầu đau đớn hay tủi nhục đến đâu, thảy đều được miêu tả, trình bày một cách rất mực hiền lành, trung hậu. Câu văn cứ như phẳng lỳ, nhẵn nhụi, không lồi lõm, gồ ghề. Ngôn từ cứ như bình dị, không lời cao tiếng thấp,  không mát mẻ chua chát. Thể như sự việc thuật lại chỉ là một mớ dữ kiện ngoại tại, không dích líu tới mình. Thể như tác giả chỉ là kẻ đứng ngoài mà nhìn, hờ hững quan sát thế cuộc. Dẫu rằng mắt đẫm lệ trong miền xa cách.

Nhưng đó là lớp vỏ bọc ngoài.
Và trong trường hợp này, chúng ta chớ nên coi thường bãi nước đọng, như ngạn ngữ Pháp đã nhắc: il faut se méfier de l'eau qui dort.
Chính nhờ thứ bút pháp phẳng lì và bình dị này mà tâm tình sôi sục của Bùi Ngọc Tấn khôn thôi âm ỉ trong lòng tập sách vẫn cứ vang dội vào tai những ai chịu lắng nghe.
T.T.Đ
(196/06-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN KHẮC PHÊBộ trường thiên tiểu thuyết “Sông Côn mùa lũ”(*) của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, được bạn đọc chú ý trước hết vì bề dày 4 tập 2000 trang với nhân vật trung tâm là người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ; sau nữa, đây là tác phẩm văn học dày dặn nhất của một Việt kiều được xuất bản trong nước.

  • ĐỖ NGỌC YÊN…Thơ Hoàng Trần Cương là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những chất liệu, hình ảnh và ngôn ngữ của đời sống, với sự đào sâu những suy tư, khát vọng sống của con người và một vùng quê mà anh đã nặng nghĩa sinh thành...

  • THỦY THANHCơn đại hồng thủy đầu tháng 11 năm 1999 được coi như "bản tổng kết thủy tặc" đầy bi tráng của thiên nhiên trong thế kỷ 20 đối với mảnh đất Thừa Thiên Huế. Nó đã gây ra nỗi kinh hoàng, đau thương, mất mát to lớn và cũng để lại không ít những hệ lụy nặng nề cho con người ở nơi đây. Và cũng chính nó - cơn lũ chưa từng có này - đã đi vào lịch sử.

  • BẾ KIẾN QUỐCNăm ấy, vào quãng mùa hè 1982, khi đang trực Ban văn xuôi của báo Văn Nghệ, tôi nhận được một bản thảo truyện ngắn kèm theo lời nhắn: “ Cái truyện này rất quan trọng đối với tôi. Rất mong được tòa soạn đọc kỹ và cho ý kiến. Mấy hôm nữa tôi sẽ quay lại”.

  • THÁI DOÃN HIỂUNgô Văn Phú là thi sĩ của đồng quê. Anh có thể viết nhiều đề tài như xây dựng, chiến tranh, lịch sử, tình yêu..., nhưng như lá rụng về cội, ngược về nguồn, Ngô Văn Phú trở lại nơi làng quê yêu dấu với một tình yêu bẩm sinh, yêu đến tận cùng gốc rễ như Nêruđa đã viết.

  • MAI VĂN HOANTrong số bạn bè cùng lứa thì Ngô Minh bước vào làng thơ muộn màng hơn cả. Nếu Lâm Thị Mỹ Dạ được chú ý ngay khi còn ngồi trên nghế nhà trường, Hải Kỳ có thơ in trên báo Văn nghệ những năm 69,70 thì Ngô Minh vẫn chưa hề có ai hay biết.

  • HOÀNG VŨ THUẬTCó những bài thơ đọc lên và bắt gặp ngay cái đẹp trong từng câu chữ. Lại có những bài thơ đọc đi đọc lại thấy hay mà không dễ gì tìm thấy ngay được. Nó như vẻ đẹp của người con gái có duyên thằm. Cái đẹp thầm kín, ẩn náu.

  • HOÀNG VŨ THUẬTTrong một bài thơ viết trên giường bệnh, trước khi mất vài hôm Thanh Hải tâm sự:     Ta làm con chim hót     Ta làm một cành hoa                                   Ta nhập trong hòa ca                                   Một nốt trầm xao xuyến                                          (Mùa xuân nho nhỏ)

  • Tiểu thuyết "Vạn Xuân" (Dix mille Printemps) của nữ văn sĩ Pháp Yveline Féray viết về cuộc đời Nguyễn Trãi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dày trên 1200 trang, do Nguyễn Khắc Dương và một số cộng tác viên dịch, do Nhà xuất bản Văn học in năm 1997 đã được độc giả Việt Nam đón nhận nồng nhiệt.

  • PHAN VĂN CÁCTuy Lí Vương Nguyễn Miên Trinh (1820- 1897) là con thứ 11 vua Minh Mệnh triều Nguyễn, tự là Khôn Chương, lại có tự là Quý Trọng, hiệu là Tĩnh Phố (tên ngôi vườn ông ở) lại có hiệu là Vi Dã. Tuy Lí Vương là tước phong cuối cùng của ông (trước đó từng có tước Tuy Quốc công năm 19 tuổi).

  • HOÀNG CẦM(Lời Bạt cho tập thơ ĐÓA TẦM XUÂN của Trịnh Thanh Sơn - Nhà Xuất bản Văn học 1999)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTác phẩm đầu tay của tôi - tập ký sự “Vì sự sống con đường” (NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1968) viết về những đồng đội của tôi trong cuộc chiến đấu anh hùng bảo vệ tuyến đường 12A lên đèo Mụ Dạ, một đoạn đường trọng yếu trong hệ thống đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1965-1966, được xuất bản năm 1968, nhưng bài viết đầu tiên của tôi được in trên báo chí khi tôi vừa tròn 20 tuổi và đang học tại Hà Nội.

  • Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Anh sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà thơ mất ngày 15 tháng 12 năm 1980, tại thành phố Huế.

  • LÊ VĂN DƯƠNG1. Quý II năm 2005, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh phát hành, nói đúng ra là tái bản lần thứ nhất cuốn Tản mạn nhớ và quên của Nguyên Ngọc. Cuốn sách dày 560 trang, tập hợp 15 bài viết của tác giả ở những thời điểm khác nhau nhưng đa phần là vào những năm 90 của thế kỷ XX và một vài năm mở đầu thế kỷ XXI.

  • PHAN CHÍNSau khi làm tròn vai một nhà chính trị, không giống như nhiều người khác, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm rời Thủ đô Hà Nội về Huế sinh sống.

  • NGUYỄN THỊ KIM THANH(Nhân đọc Tập thơ Ngày đầu tiên của Trần Hữu Lục - NXB Hội Nhà Văn, 01-2010)

  • HOÀNG NHƯ MAI - NGUYỄN VĂN HẤN Cùng với những tập quán cổ truyền ngày Tết dân tộc, từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nhân dân ta đã có thêm một tập quán quý báu nữa: đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ.

  • NGÔ MINHTôi đọc và để ý đến thơ Đông Hà khi chị còn là sinh viên khoa văn Trường Đại học Sư phạm Huế. Thế hệ này có rất nhiều nữ sinh làm thơ gây được sự chú ý của bạn đọc ở Huế và miền Trung như Lê Thị Mỹ Ý, Nguyễn Thanh Thảo, Huỳnh Diễm Diễm.v.v... Trong đó có ấn tượng đối với tôi hơn cả là thơ Đông Hà.

  • NGUYỄN ANH TUẤNKhông gian trữ tình không là một địa danh cụ thể. Mặc dù có một “thôn Vĩ” luôn hiện hữu hết sức thơ mộng trên toàn đồ trực diện thẩm mỹ của bài thơ, với những màu sắc, hình ảnh, đường nét:…

  • KHÁNH PHƯƠNGNhân cách văn hóa của nhà văn có thể được biểu hiện bằng những hành động, thái độ trong đời sống, nhưng quan trọng hơn, nó chi phối nhân cách sáng tạo của nhà văn.