NGUYỄN THỊ THÁI
Bao lâu rồi dã quỳ nồng nhiệt, dã quỳ rủ rê, dã quỳ khắc khoải, dã quỳ đớn đau. Tây Nguyên thấp thỏm màu vàng, mỗi người có một lần đợi mong, người thiếu phụ mang trong ngực tháng mười mơ ước, nhập vào sắc hoa hoang dại mênh mang thương và nhớ.
Ảnh: internet
Gặp Hội Huế trên Cao Nguyên mà mắt ướt, Ban Mê phố không có dòng sông để cúi nhìn giấu mặt. Tây Nguyên quê hương thứ hai của bao người, đi xa vẫn nhớ ngày:
Mai tôi lại về phố núi
Lại giơ tay giữ gió trên đầu
Lại cúi nhặt mũ rơi giúp người đi trước
Cái tình Tây Nguyên giản đơn như bông quỳ dại. Trời sinh thế, đất sinh thế. Có những cánh quỳ không bao giờ rụng, gió lay chà xát vào mùa đông không một hạt mưa cho đất đỏ. Không một hạt mưa quỳ vẫn bền bỉ như xương rồng Ninh Thuận. Nắng và cát vẫn hun hút hiên ngang, những trái tím đỏ đầy lông gai một lần cầm hái xuýt xoa:
Có lẽ rồi em khóc
Khi dửng dưng gai xương rồng không chạm tới
Chạm vào nhức buốt đến con mắt khi nhìn lên đồi quạnh hiu ngôi tháp cổ, tự dưng không thể nói cười hoan hỉ.
Tưởng mang theo mình màu quỳ xứ núi phủ lấp như hồ trám để bớt chông chênh, nào hay cánh quỳ không một hạt mưa cứ nhảy múa. Những phút ngồi thiền, đầu xoay xoay hình quả thông mà không tịnh tâm được; nghĩ đến đồi thông lá như kim quân tử nên thông huyền thoại, ngồi tựa gốc thông mà thề thì chín núi cũng thiêng. Đà Lạt lạnh thấu xương vẫn ưa đi bộ, không mong chi nhiều chỉ mong sương khuya thấu cho cái tình. Đêm Đà Lạt mỏi chân thèm được về Bình Châu lội cho tan cái mỏi nhưng lại muốn thắp nhang Tháp Bà, cầu cho chân cứng đá mềm, cầu cho mình biết yêu.
Đi một vòng, hai vòng đến mươi vòng dã quỳ vẫn còn tươi rói trong đầu, vẫn nguyên nỗi chờ mong sơ khởi. Chẳng về Bình Châu, chẳng leo đồi Ngọc Tước chạy mau về phố núi kẻo quỳ tàn. Đã dọn cho mình một góc quỳ riêng lẻ mà bây giờ có model yêu chớp nhoáng, yêu như ăn thử một thứ quả bên đường. May mà có bạn tri âm, tri âm không hữu hạn, thặng dư nghĩa tình.
Dã quỳ rồi cũng đến lúc ngủ vùi, nơi quỳ mơ ngủ, đầu hạ bướm bay rợp đường reo vui hứa hẹn một mùa mưa mới tưới cho quỳ non tơ. Tháng mười Tây Nguyên sẽ lại rực rỡ sắc dã quỳ, một màu vàng đón đưa muôn nẻo, một màu vàng chấp chới nghinh xuân.
N.T.T
(SH288/02-13)
HOÀNG LONG
Tùy bút
Nhắc đến Nhật Bản là người ta nhớ ngay đến một đất nước vô cùng độc đáo về văn hóa và sáng tạo, dung hòa được những điều mâu thuẫn cùng cực và tư phản nhau.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
Trong những giấc mơ buổi giao mùa, tôi bồng bềnh trôi trên những đám mây trắng bay qua con đèo quanh co, khúc khuỷu. Một bên là núi rừng xanh thẫm, một bên đại dương mênh mông không bến bờ.
Kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27 - 7
DO YÊN
NGUYÊN HƯƠNG
Tạp bút
Bóng đêm như một ẩn dụ về tri kỷ. Chỉ cần im lặng thấu hiểu mà không đòi hỏi được nghe lời thề thốt thanh minh.
BỬU Ý
Suốt trên ba mươi năm hiện diện, Tạp chí Sông Hương hiển nhiên xác lập được sự trưởng thành của mình bên cạnh những tập san, tạp chí uy tín nhất của cả nước.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Tản văn
Hà Nội bây giờ, chẳng ai dám quả quyết là đã quan sát, tìm hiểu và có thể bình phẩm một cách đầy đủ. Đơn giản, chỉ vì Thủ đô hôm nay quá… mênh mông.
NGUYỄN VĂN TOAN
Bút ký
Cái cảm giác một lần nghe tên mình vọng lại từ trập trùng núi rừng xanh thẳm chẳng dễ gì quên được, nhất là với người sinh ra từ nơi chốn ấy.
NGUYÊN HƯƠNG
Có những ngày tháng đi qua đã để lại nỗi trống vắng hoang tàn cho con người và tạo vật. Và đôi khi ta thấy tiếc nhớ những ngày tháng ấy như tiếc một món vật cổ điển đã mất đi, dẫu biết rằng theo nhịp tuần hoàn mỗi năm, ngày tháng ấy còn quay trở lại.
THÁI KIM LAN
"Từ đó trong vườn khuya
Ôi áo xưa em là
Một chút mây phù du“
VŨ DY
Tùy bút
Cuối năm, đó là khoảng thời gian người ta nhiều xúc cảm nhất. Buổi sáng, ngồi nhà không yên, lấy xe chạy lòng vòng thị trấn coi không khí chuẩn bị đón tết của bàn dân thiên hạ.
THÁI KIM LAN
Tùy bút
Cây hải đường ở vườn bà nội tôi thuở ấy đứng trước bình phong nhà Từ đường họ ở đồi Hà Khê. Không biết nó đã ở đó bao lâu, lớn khôn ra làm sao, trong rét mướt mùa đông và nắng nồng mùa hè có than vãn vật vả như con người?
NGUYÊN HƯƠNG
Tùy bút
Ta đã từng dựa vào những đêm mưa như một chút ân huệ cuối cùng của đời sống. Nơi đó có dấu chân của những kẻ đi hoang đốt cuộc đời mình trong bóng tối và cũng có thể là nơi những tên trộm lấy đi một vài thứ không thuộc về mình. Rồi một ngày kia dấu chân tan vào mưa, như suối tan ra giữa muôn trùng đá sỏi.
LINH THIỆN
Đã gần 30 năm, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Huế, tôi được phân công về dạy học ở tỉnh Minh Hải1 - mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.
PHÙ SINH
Trước khi viết về con hến, thiết nghĩ cũng nên tào lao mấy chuyện về mấy loài nhuyễn thể dưới đáy sông.
NGUYỄN VĂN UÔNG
Tùy bút
Chuyện làng thì nói mãi vẫn có người thích nghe. Thơ nhạc cũng không ít lời ca ngợi.
PHI TÂN
Tùy bút
Sông Ô Lâu chảy qua làng tôi là đoạn cuối trước khi đổ ra Cửa Lác để hòa vào phá “mẹ” Tam Giang.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Mấy ai sinh ra và lớn lên mà không có quê hương? Quê hương đó, có thể là phố phường, là nông thôn đồng bái! Mỗi nơi ở mỗi người, đều có một kỷ niệm đầu đời chẳng thể quên.
ĐỖ XUÂN CẨM
Trong hàng trăm loài cây xanh đô thị, có lẽ cây Hoa sữa là cây gây nhiều ấn tượng cho nhiều người nhất.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Ông Giám đốc Viện Nghiên cứu Du lịch lấy từ trong cặp ra một cái kính đeo mắt hơi lạ, mắt kính đen kịt như mực, bấm nút nghe có tiếng rè rè như máy ảnh, bảo tôi mang thử.
bút ký của Lê Vũ Trường Giang
Nhìn trên bản đồ, vùng bờ biển của Huế là một dải đất mỏng như lưỡi liềm, những đường cong với nhiều bãi tắm đẹp thu hút du khách cùng những làng nghề chế biến muối và nước mắm nổi tiếng.